Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 1: Từ đồng nghĩa
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Từ đồng nghĩa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
BÀI 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG NGHĨA
(16 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Thế nào là từ đông nghĩa?
Trả lời:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau, hoặc gần giống nhau. Có những từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết. Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp.
Câu 2: Tìm một từ đồng nghĩa với từ "vui vẻ"?
Trả lời:
Từ đồng nghĩa với từ “vui vẻ” là: hân hoan, phấn khởi, vui mừng,…
Cây 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “học sinh”?
Trả lời:
Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa trong câu “Bác sĩ là người thầy thuốc tận tâm”?
Trả lời:
Câu 5: Điền từ đồng nghĩa phù hợp để thay thế cho từ in đậm trong câu: "Mẹ nấu cơm cho cả nhà"
Trả lời:
Câu 6: Trong các từ sau: "xinh đẹp, xinh xắn, duyên dáng, xấu xí", hãy chỉ ra những từ đồng nghĩa.
Trả lời:
II. KẾT NỐI (05 CÂU)
Đọc 2 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
a. Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khoẻ và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít...
(Theo Nguyễn Kiên)
b. Một chú ve kéo đàn. Tiếng đàn ngân lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi ban mai. Rồi chú thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hoà vào khúc tấu. Từ sáng sớm, khi mặt trời mới ló rạng, tiếng ve đã át tiếng chim.
(Theo Hữu Vi)
Câu 1: Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?
Trả lời:
Những từ in đậm trong đoạn văn thứ hai có nghĩa giống nhau: ban mai và sáng sớm.
Câu 2: Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
Trả lời:
Những từ in đậm trong đoạn văn thứ nhất có nghĩa gần giống nhau. Nét nghĩa khác nhau giữa chúng là: khuân, tha, vác, nhấc đều là hành động của con người tác động lên một đồ vật, nhưng mỗi hành động lại có cách tác động khác nhau: khuân là mang lên tay, tha là cắn, mang mồi, vác lên trên vai, nhấc là nhấc rời khỏi mặt đất.
Câu 3: Em hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “khổng lồ” và từ “tĩnh lặng”?
Trả lời:
Câu 4: Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “quê hương” và đặt câu với từ vừa tìm được?
Trả lời:
Câu 5: Giải thích sự khác nhau về sắc thái nghĩa giữa các từ đồng nghĩa: "nhìn", "ngắm", "nhòm".
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa và giải thích ngữ cảnh sử dụng phù hợp của từ "qua đời".
Trả lời:
- Mất: dùng trong giao tiếp thông thường.
- Từ trần: trang trọng, tôn kính.
- Tạ thế: trang trọng, văn chương.
- Băng hà: dùng cho vua chúa.
…
Câu 2: Phân tích sự khác nhau về mức độ của các từ đồng nghĩa: "giận, tức, phẫn nộ, căm phẫn".
Trả lời:
- Giận: mức độ nhẹ nhất, cảm xúc thông thường.
- Tức: mức độ cao hơn giận.
- Phẫn nộ: mức độ mạnh, thường dùng trong văn viết.
- Căm phẫn: mức độ mạnh nhất, thể hiện sự giận dữ sâu sắc.
Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa và phân tích sắc thái biểu cảm của từ "cười" trong các ngữ cảnh khác nhau.
Trả lời:
Câu 4: Tìm trong nhóm từ dưới đây những từ có nghĩa giống nhau:
a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó.
b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia
Trả lời:
Câu 5: Chọn từ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (khai mạc/ bắt đầu) mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (tốt tươi/ tươi tắn) tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (no nê/ no đủ), nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (đói khát/ đói rách) của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
Trả lời:
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Từ đồng nghĩa