Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 4: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

BÀI 4: RÉT NGỌT

VIẾT: VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

(15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Có mấy cách viết mở bài cho vài văn tả phong cảnh? Hãy kể tên.

Trả lời: 

Có 2 cách viết mở bài cho bài văn tả phong cảnh, bao gồm: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Câu 2: Cách viết mở bài trực tiếp cho bài văn tả phong cảnh là gì?

Trả lời: 

Cách viết mở bài trực tiếp cho bài văn tả phong cảnh: Giới thiệu chung về cảnh em định miêu tả: 

- Tên cảnh

- Thời điểm miêu tả

Câu 3: Khi viết mở bài gián tiếp, có thể bắt đầu như thế nào để dẫn vào phần giới thiệu tả phong cảnh?

Trả lời: 

Câu 4: Nêu điểm khác nhau giữa mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn tả phong cảnh.

Trả lời: 

Câu 5: Em có thể sử dụng giác quan nào để cảm nhận và miêu tả một cảnh vật?

Trả lời: 

II. KẾT NỐI (06CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: 

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn với với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.

Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời . Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em. 

Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp. 

Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt. Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em . Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên. 

Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây sà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui. 

Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hìmh ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh

Câu 1: Trong bài văn trên, mở bài được viết theo mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp? Vì sao?

Trả lời: 

Trong bài văn, mở bài được viết là mở bài trực tiếp vì nó giới thiệu trực tiếp về đề bài được nói tới: con đường đến trường.

Câu 2: Em hãy tả lại chi tiết hơn về cây gạo già ở đầu làng. Cây gạo đó có gì đặc biệt?

Trả lời: 

Cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời . Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em. 

Câu 3: Em hãy so sánh con đường làng với con đường liên thôn. Chúng khác nhau như thế nào?

Trả lời: 

Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường; còn con đường liên thôn được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. 

Câu 4: Khi đi trên con đường liên thôn, em thường cảm thấy như thế nào?

Trả lời: 

Câu 5: Tại sao em lại chọn từ “sừng sững” để miêu tả cây gạo? Em có thể thay thế bằng từ nào khác không?

Trả lời: ..

Câu 6: Cụm từ “nhộn nhịp bước chân” có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh vật?

Trả lời: 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Hãy viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả con đường đến trường ở bài đọc hiểu trên.

Trả lời: 

“Quê hương” hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà, … nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

Câu 2: Hãy cho biết trong hai đoạn văn dưới đây, đâu là mở bài trực tiếp, đâu là mở bài gián tiếp? Vì sao?

a) Cảnh vật xung quanh em vô cùng thân thuộc: bãi cỏ mượt trên đồi, đường làng đến trường, trạm bơm nước, rặng dừa bên dòng kênh, sân bóng với những ngày hè chơi thả diều thú vị. Mọi cảnh tưởng như chẳng có gì lạ nhưng có lúc em nhận ra bình minh trên biển quê em là đẹp nhất, hình như cảnh biển luôn luôn tươi mới.

b) Cảnh biển quê em mới đẹp làm sao! Mỗi khi hè về là em lại được bố mẹ cho về quê ngoại, nơi được chiêm ngưỡng cảnh biển: cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Trả lời: 

a) Mở bài gián tiếp vì mở bài đã liệt kê một số cảnh vật, sau đó mới đi giới thiệu cảnh cần tả.

b) Mở bài trực tiếp vì giới thiệu ngay vào tả cảnh biển quê em 

Câu 3: Viết đoạn văn mở bài trực tiếp cho bài văn tả cảnh biển vào lúc hoàng hôn.

Trả lời: 

Câu 4: Viết đoạn văn mở bài gián tiếp cho bài văn tả cảnh biển vào lúc hoàng hôn.

Trả lời: 

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay