Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 15: Luyện tập về từ đa nghĩa
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Luyện tập về từ đa nghĩa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA
(9 câu)
I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)
Câu 1: Nêu ví dụ về từ đa nghĩa?
Trả lời:
VD1: Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
VD2: Với từ "Ăn'':
- Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).
- Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.
- Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
- Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.
- Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.
→ Như vậy, từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa.
VD3: Tôi đi sang nhà hàng xóm.
→ Đi: (Người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen (di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển)
II. KẾT NỐI (05 CÂU)
Câu 1: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong đoạn văn dưới đây?
Ở gần một cái miệng giếng khô nọ, có một con cóc luôn miệng nghiền răng ken két và một con quạ thò mỏ vào cổ chai, mong tìm được một chút nước còn sót lại. Cả hai con vật đều khát khô cả cổ vì đã lâu trời không có mưa.
(Trích “Cóc và quạ” – Thư Linh)
Trả lời:
Nghĩa gốc: “miệng” nghiến răng, khát khô “cổ”.
Nghĩa chuyển: “miệng” giếng, “cổ” chai.
Câu 2: Phân loại các nghĩa của từ “nặng” trong bảng dưới đây bằng cách đánh dấu X:
Nghĩa của từ “nặng” | Nghĩa gốc | Nghĩa chuyển |
Có nghĩa là có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. (VD: hòn đá rất nặng, ...) | ||
Có nghĩa là có tình cảm gắn bó, không dễ vứt bỏ được. (VD: nặng lòng, nặng tình, ...) | ||
Có nghĩa là có cảm giác khó chịu, không thoải mái, tựa như có cái gì đó đè lên. (VD: nặng bụng, ...) | ||
Có nghĩa là có trọng lượng bao nhiêu đó. (VD: cân nặng, nặng 1 ki-lô-gam, ...) |
Trả lời:
Nghĩa của từ “nặng” | Nghĩa gốc | Nghĩa chuyển |
Có nghĩa là có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. (VD: hòn đá rất nặng, ...) | X | |
Có nghĩa là có tình cảm gắn bó, không dễ vứt bỏ được. (VD: nặng lòng, nặng tình, ...) | X | |
Có nghĩa là có cảm giác khó chịu, không thoải mái, tựa như có cái gì đó đè lên. (VD: nặng bụng, ...) | X | |
Có nghĩa là có trọng lượng bao nhiêu đó. (VD: cân nặng, nặng 1 ki-lô-gam, ...) | X |
Câu 3: Tìm 3 từ chứa từ đi mang nghĩa gốc và 3 từ chứa từ “đi” mang nghĩa chuyển:
3 từ “đi” mang nghĩa gốc | 3 từ “đi” mang nghĩa chuyển |
Trả lời:
Câu 4: Trong đoạn văn dưới đây, từ “ăn” nào là nghĩa gốc. từ “ăn” nào là nghĩa chuyển? Hãy cho biết chúng khác nhau như thế nào?
Hôm nay, cả gia đình Ân cùng nhau về quê ăn Tết. Về đến đầu ngõ, Ân đã thấy bà ngồi têm trầu trên chõng tre, còn bé Út nhà cậu Tư Hậu vừa ngồi ăn cơm vừa cười tủm tỉm.
(Theo Mai Nhung)
Trả lời:
Câu 5: Từ “đi” trong khổ thơ này là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nghĩa các từ “đi” có gì khác nhau?
Bé Hai hì hụi tập đi
Nụ cười rạng rỡ tức thì trên môi
Chân đi chữ bát một hồi
Đi vài ba bước lại ngồi xuống luôn
(Trích “Bé Hai tập đi” – Mai Nhung)
Trả lời:
III.VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Cho các từ ngữ sau:
Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.
a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.
b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên.
Trả lời:
- Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn (làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy)
- Nhóm 2: đánh giày, đánh răng (làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát)
- Nhóm 3: đánh tiếng, đánh bức điện (làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi)
- Nhóm 4: đánh trứng, đánh phèn (làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng)
- Nhóm 5: Đánh cá, đánh bẫy (làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt)
Câu 2: Đặt câu với từ “sườn” có nghĩa là “bề cạnh của một số vật có hình khối và chiều cao”.
Trả lời:
Câu 3: Đặt câu chứa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “đường”.
Trả lời:
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 15: Luyện tập về từ đa nghĩa