Câu hỏi tự luận tin học 7 chân trời Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số
Bộ câu hỏi tự luận tin học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 6: VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG SỐ (15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Giao tiếp qua mạng khác gì so với giao tiếp thông thường
Trả lời:
Khác với giao tiếp thông thường, khi giao tiếp qua mạng, đặc biệt là mạng xã hội, ta có thể không biết tất cả những người đang trao đổi thông tin với mình và ngược lại. Các mối quan hệ trên mạng thường có phạm vi rộng, đa dạng, phức tạp và khó kiểm soát hơn.
Câu 2: Truy cập không hợp lệ là như thế nào?
Trả lời:
Truy cập không hợp lệ là truy cập vào một ứng dụng thông qua tài khoản của người khác, sử dụng thiết bị của người khác, kết nối vào mạng của người khsac khi chưa được phép. Ngoài ra truy cập không hợp lệ còn là việc truy cập vào các nguồn thông tin không phù hợp.
Câu 3: Tác hại của việc nghiện Internet là gì?
Trả lời:
Nghiện Internet ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chết, tinh thần, kết quả học tập và dễ dẫn đến những việc làm vi phạm đạo đức.
Câu 4: Các biện pháp phòng tránh nghiện Internet là gì?
Trả lời:
Các biện pháp phòng tránh nghiện Internet là: Chủ truy cập Internet khi cần thiết (học tập, giải trí lành mạnh); tự giác thực hiện quy định về thời gian truy cập Internet một cách hợp lí của bản thân; tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao, giao lưu lành mạnh.
II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Hãy nêu một số lưu ý để giao tiếp qua mạng một cách an toàn, lành mạnh.
Trả lời:
Khi giao tiếp qua mạng chúng ta cần phải:
- Tìm hiểu và tuân thủ các quy định khi đăng kí, sử dụng kênh trao đổi thông tin trên Internet.
- Thực hiện hành vi, ứng xử trên mạng phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Chấp hành quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin trên mạng.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm.
- Khi gặp mẫu thuẫn, xung đột hay bị xúc phạm, bắt nạt, đe dọa trên mạng, hãy chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ, tư vấn để giải quyết vấn đề từ người lớn đáng tin cậy.
Câu 2: Nêu một số biểu hiện ở người nghiện Internet.
Trả lời:
Người nghiện Internet thường có những biểu hiện sau:
- Mất quá nhiều thời gian cho việc truy cập Internet.
- Sử dụng máy tính, thiết bị thông minh mọi lúc mọi nơi.
- Bỏ học, thức khuya để lên mạng.
- Khó chịu khi không được vào mạng.
Câu 3: Ghi Đúng (Đ) và Sai (S) vào câu tương ứng:
- a) Giao tiếp trên mạng cũng cần có quy tắc và văn hóa giống giao tiếp ngoài đời thực.
- b) Giao tiếp trên mạng là ảo, không cần các quy tắc và văn hóa giao tiếp.
- c) Ứng xử trên mạng không theo quy tắc và không có văn hóa có thể dẫn đến các hậu quả xấu.
- d) Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng.
- e) Chỉ truy cập mạng, gặp các thông tin có nội dung xấu, không phù hợp cần đóng lại ngay.
- g) Internet có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới người sử dụng.
- h) Internet là mạng thông tin, không phải là chất gây nghiện nên không thể nghiện Internet.
Trả lời:
a-Đ b-S c-Đ d-Đ e-Đ f-Đ g-Đ h-S
Câu 4: Ghép mỗi mục ở cột A với một mục tương ứng ở cột B.
Trả lời:
1 - b 2 - a 3 – c
Câu 5: Tại sao nói “Quy tắc ứng xử trên mạng cũng như quy tắc ứng xử nơi công cộng”?
Trả lời:
Vì khi ta giao tiếp trực tiếp hay giao tiếp gián tiếp qua mạng thì vẫn cần:
- Tôn trọng những người xung quanh.
- Giữ hình ảnh bản thân trên không gian mạng.
- Tử tế với người khác trên không gian mạng.
- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
- Lịch sự sớm trả lời email, tin nhắn,…
III, VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Theo em, khi giao tiếp qua mạng, nên hay không nên thực hiện những việc nào dưới đây?
- Sử dụng họ, tên thật của bản thân.
- Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.
- Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.
- Chia sẻ những thông tin từ nguồn chính thống, tích cực.
- A dua theo đám đông khi nhận xét.
- Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.
- Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản mạng.
- Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa dược phép.
- Nói tục, chửi bậy, kì thị, phi báng, xúc phạm người khác.
- Thể hiện lịch sự, văn minh, lễ phép, thân thiện.
Trả lời:
Việc làm nên thực hiện:
- Sử dụng họ, tên thật của bản thân.
- Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.
- Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.
- Chia sẻ những thông tin từ nguồn chính thống, tích cực.
- Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản mạng.
- Thể hiện lịch sự, văn minh, lễ phép, thân thiện.
Không nên thực hiện:
- A dua theo đám đông khi nhận xét.
- Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.
- Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa dược phép.
- Nói tục, chửi bậy, kì thị, phi báng, xúc phạm người khác.
Câu 2: Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng?
Trả lời:
Để tránh những thông tin xấu em cần làm những điều sau:
- Chỉ truy cập vào các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi.
- Không nháy chuột vào các thông tin quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiếm tiền.
- Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào các thông tin không liên quan.
Câu 3: Em nên làm gì để có thể phòng tránh bệnh nghiện Internet?
Trả lời:
Để tránh bệnh nghiện Internet em cần:
- Đặt mục tiêu và thời gian rõ ràng cho mỗi lần sử dụng Internet (ví dụ vào Internet để tìm thông tin về các loại cây phù hợp với thời tiết ở địa phương cho dự án Trường học xanh trong khoảng 25 phút).
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dã ngoại, gặp gỡ bạn bè và người thân mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.
- Khi muốn liên hệ với người thân, bạn bè hãy gọi điện thoại thay vì dùng mạng xã hội.
- Đọc thêm nhiều sách hơn để biết thêm nhiều kiến thức, không bị phụ thuộc quá nhiều vào Internet.
Câu 4: Theo em những hoạt động trên mạng nào dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?
Trả lời:
Những hoạt động trên mạng nào dễ gây bệnh nghiện Internet nhất là:
- Chơi game trực tuyến, đặc biệt là các trò chơi có tính cạnh tranh cao, có thể dễ dàng gây nghiện do việc muốn đạt được thành tích cao.
- Lướt mạng xã hội.
- Xem video và stream trực tuyến.
- Việc mua sắm trực tuyến và theo dõi các ứng dụng, trang web giảm giá, cung cấp thông tin về hàng hóa có thể dễ dàng trở thành một thói quen gây nghiện.
Câu 5: Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn?
Trả lời:
Nếu một trong những người bạn em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ: Em sẽ báo với ba mẹ bạn và cùng với ba mẹ bạn giúp đỡ bạn giảm dần thời gian tiếp xúc với mạng internet. Thường xuyên gặp gỡ bạn để chia sẻ, tâm sự và học tập cùng bạn. Giúp bạn cùng tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học.
IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Bài tập thực hành:
Em hãy cùng một nhóm bạn của mình tạo ra một sản phẩm (áp phích, đoạn kịch ngắn, sơ đồ tư duy, bài trình chiếu, …) về chủ đề Ứng xử trên mạng để trình bày với các bạn trong lớp.
Trả lời:
* Gợi ý: Sơ đồ tư duy chủ đề “Ứng xử trên mạng”
=> Giáo án tin học 7 chân trời bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số (tiết 1)