Câu hỏi tự luận tin học 7 chân trời Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức
Bộ câu hỏi tự luận tin học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 8: SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ Ô TÍNH TRONG CÔNG THỨC (15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (2 CÂU)
Câu 1: Khi nhập công thức tính toán, ta nên sử dụng địa chỉ ô tính hay nên sử dụng dữ liệu trực tiếp từ ô đó? Vì sao.
Trả lời:
Khi nhập công thức tính toán, ta nên sử dụng địa chỉ của ô tính thay cho dữ liệu chứa trong đó. Vì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại mỗi khi dữ liệu trong các ô tính này thay đổi, như vậy ta luôn có kết quả đúng.
Câu 2: Các đặc điểm khi sao chép công thức (hay di chuyển) là gì?
Trả lời:
Khi sao chép (hay di chuyển) công thức, vị trí tương đối giữa các ô tính trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi. Cách tính của công thức cũng không thay đổi khi sao chép.
II. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Việc sao chép công thức trong phần mềm bảng tính có khác với sao chép dữ liệu bình thường không?
Trả lời:
Việc sao chép công thức trong phần mềm bảng tính không khác với sao chép dữ liệu bình thường, chỉ dùng một lệnh sao chép chung cho tất cả các loại dữ liệu và công thức.
Câu 2: Có mấy cách để sao chép công thức? Hãy nêu rõ.
Trả lời:
Có 2 cách để thực hiện sao chép công thức:
- Cách 1: Sử dụng các lệnh Copy, Paste.
+ Chọn ô tính muốn sao chép công thức.
+ Thực hiện lệnh Copy (Chọn nút lệnh Copy trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C).
+ Chọn ô tính hoặc khối ô tính muốn dán công thức.
+ Thực hiện lệnh Paste (Chọn nút lệnh Paste trên dải lệnh Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V).
- Cách 2: Sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
+ Chọn ô tính muốn sao chép công thức.
+ Đưa con trỏ chuột đến góc phải dưới ô tính vừa chọn để con trỏ chuột trở thành dấu “+”, rồi kéo thả chuột đến hết ô hoặc khối ô muốn dán công thức.
Câu 3: Nháy chuột chọn một ô đã có dữ liệu:
1) Trường hợp nào thì dữ liệu nhìn thấy trong ô này và trong thanh công thức giống nhau?
2) Trường hợp nào thì dữ liệu nhìn thấy trong ô này và trong thanh công thức khác nhau?
Trả lời:
1) Nếu trong ô là dữ liệu trực tiếp thì những gì nhìn thấy trong ô này và trong thanh công thức sẽ giống nhau.
2) Nếu trong ô là công thức thì ta nhìn thấy trong thanh công thức dấu “=” và công thức tính, còn trong ô là kết quả tính được.
Câu 4: Việc đưa công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu. Đúng hay sai? Vì sao.
Trả lời:
Đúng. Vì giá trị công thức sẽ được tự động tính lại mỗi khi các ô dữ liệu có trong công thức thay đổi và công thức luôn bảo toàn, giữ nguyên quan hệ tương đối giữa địa chỉ ô chứa công thức và các địa chỉ có trong công thức.
Câu 5: Kết quả khác nhau thế nào nếu: gõ nhập vào ô một biểu thức số học không có dấu “=” đứng trước và có một dấu “=” đứng trước.
Trả lời:
- Khi nhập có dấu bằng đứng trước: Ô chứa một công thức được bắt đầu bằng dấu “=”. Giá trị một biểu thức số học trong Excel được tính toán theo quy ước thông thường. Chọn một ô bất kì trong trang tính, gõ nhập dấu “=”, sau đó nhập biểu thức số học, nhấn Enter kết thúc thì giá trị biểu thức sẽ xuất hiện.
- Khi nhập không có dấu bằng đứng trước: Nếu không nhập dấu “=” thì Excel sẽ không coi đó là công thức và không thực hiện tính toán.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây sai? Vì sao.
- Kết quả của công thức sử dụng giá trị cụ thể trong ô tính sẽ không thay đổi khi thay đổi dữ liệu trong ô tính đó.
- Khi thay đổi dữ liệu trong ô tính, phần mềm bảng tính sẽ không tự động tính toán lại những công thức có sử dụng địa chỉ của ô tính đó.
- Phần mềm bảng tính cho phép sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức để thay thế cho việc sử dụng dữ liệu trong ô tính đó.
- Có thể nhập công thức trực tiếp vào ô tính hoặc thông qua vùng nhập liệu.
E. Khi địa chỉ của ô tính chứa công thức thay đổi thì địa chỉ của các ô tính trong công thức luôn được giữ nguyên. - Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối của ô tính chứa công thức và các ô tính trong công thức là không thay đổi.
- Mỗi khi có sự thay đổi dữ liệu ở các ô tính có trong công thức thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính lại theo dữ liệu mới.
- Khi địa chỉ của ô tính chứa công thức thay đổi thì địa chỉ của các ô tính trong công thức cũng tự động thay đổi theo.
Trả lời:
Đáp án sai là:
B - Vì khi thay đổi dữ liệu trong ô tính, phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại những công thức có sử dụng địa chỉ của ô tính đó.
E - Vì khi địa chỉ của ô tính chứa công thức thay đổi thì địa chỉ của các ô tính trong công thức cũng thay đổi.
III, VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Hãy cho biết nội dung hiển thị ở trong ô sau khi gõ nhập nội dung bên dưới vào ô này và nhấn Enter:
1) (9+7)/2
2) =(9-7)/2
3) “=(9+7)/2”
Trả lời:
Nội dung hiển thị trong ô:
1) (9+7)/2
2) 1
3) “=(9+7)/2”
Câu 2: Hãy cho biết nội dung hiển thị ở trong ô E5:
STT | Giá trị số trong ô C5 | Giá trị số trong ô D5 | Công thức trong ô E5 |
1 | 9 | 7 | =(C5+D5)/2 |
2 | 10 | 8 | =(C5-D5)/2 |
3 | 11 | 8 | =(C5*D5)/2 |
4 | 2 | 6 | =C5+D5/2 |
5 | 3 | 7 | =(C5*D5)/2 |
6 | 3 | 7 | =C5*D5/2 |
Trả lời:
Nội dung hiển thị trong ô E5:
1) 8 2) 1 3) 44 4) 5 5) 10.5 6) 10.5
Câu 3: Với từng trường hợp (theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6) ở Câu 2 (Vận dụng) trên đây, em hãy cho biết công thức trong ô E8 sau khi kéo thả dấu cộng ở góc dưới bên phải để điền dữ liệu của ô E5 xuống hàng 8.
Trả lời:
Công thức trong ô E8 sau khi khéo thả chuột từ tay nắm điền dữ liệu của ô E5 xuống hàng 8 như sau:
Câu 4: Em hãy cho một ví dụ về trường hợp nên sử dụng bảng tính Excel, sử dụng công thức trong bảng tính và tự động điền công thức.
Trả lời:
Ví dụ: Theo dõi số tiền bán hàng theo tuần hay theo tháng cho một cửa hàng nhỏ bán lẻ văn phòng phẩm. Có thể tạo bảng trong Excel, ít nhất có các cột ngày bán, tên mặt hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Cột thành tiền được tính bằng công thức và công thức này được tự động điền theo mẫu. Dòng tổng tiền từ bán hàng cũng được tính bằng công thức.
Câu 5: Nêu các bước để sử dụng khả năng tự động điền công thức theo mẫu của Excel mà không cần phải nhập từng ô để hoàn thành ô D2 đến ô D6 trong bảng sau:
Trả lời:
Bước 1: Nháy chuột chọn ô D2.
Bước 2: Gõ công thức: =B2-D2. Nhấn Enter, kết quả sẽ hiện trong ô D2.
Bước 3: Chọn ô D2, trỏ chuột vào tay nắm của ô D2, con trỏ chuột sẽ biến thành hình dấu cộng (+).
Bước 4: Kéo thả chuột cho đến ô D6, kết quả của các công thức sẽ xuất hiện trong các ô D3 đến D6.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Một mẫu hóa đơn tính tiền mua hàng có bảng số liệu gồm các cột:
Số thứ tự, Tên hàng, Số lượng, Giá đơn vị, Thành tiền và ô Tổng số tiền phải trả.
Nếu lập mẫu hóa đơn này em hãy cho biết:
1) Nên sử dụng trình soạn thảo văn bản Word hay dùng trình bảng tính Excel?
2) Cột nào được điền dữ liệu trực tiếp?
3) Cột nào cần được tính toán theo công thức và công thức đó như thế nào?
4) Có thể tự động điền công thức theo mẫu hay không?
5) Excel có giúp tính Tổng số tiền phải trả không?
Trả lời:
1) Nên sử dụng trình bảng tính Excel vì cần tính toán theo công thức.
2) Điền dữ liệu trực tiếp cho các cột: Tên hàng, Số lượng, Giá đơn vị.
3) Cột Thành tiền cần được tính toán theo công thức là:
= Số lượng * Giá đơn vị.
= C2*D2.
4) Sau khi nhập công thức cho một ô của cột Thành tiền, có thể tự động điền công thức theo mẫu cho cột Thành tiền.
5) Excel có phải hàm SUM để tính tổng các ô trong cột Thành tiền là Tổng số tiền phải trả.
Câu 2: Tiếp tục bài tập về mẫu hóa đơn tính tiền mua hàng ở Câu 1 (Vận dụng cao), giả sử có thêm cột Giảm giá theo phần trăm để khuyến mãi tùy mặt hàng. Em hãy cho biết:
1) Cần sửa lại công thức trong cột nào và công thức mới tính như thế nào?
2) Có cần sửa ô Tổng số tiền phải trả hay không?
Trả lời:
1) Cần sửa lại công thức trong cột Thành tiền là:
= Số lượng * Giá đơn vị *(Giảm giá 1- /100)
= C2*D2*(1-E2/100)
2) Không cần sửa ô Tổng tiền phải trả.
=> Giáo án tin học 7 chân trời bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức (tiết 1)