Câu hỏi tự luận tin học 8 kết nối tri thức Bài 7: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ

Bộ câu hỏi tự luận Tin học 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học 8 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án tin học 8 kết nối tri thức

BÀI 7: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ

(16 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Nêu lợi ích của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.

Trả lời

Biểu đồ minh họa dữ liệu một cách trực quan, giúp em dễ dàng so sánh hoặc dự đoán xu hướng tăng, giảm của dữ liệu.

Câu 2: Có những loại biểu đồ nào? Nêu ý nghĩa của các loại biểu đồ đó.

Trả lời

Một số loại biểu đồ:

- Biểu đồ cột: thường được sử dụng để so sánh dữ liệu.

- Biểu đồ đoạn thẳng (biểu đồ đường): thường được sử dụng để quan sát xu hướng tăng giảm của dữ liệu theo thời gian hay quá trình nào đó.

- Biểu đồ quạt tròn (biểu đồ tròn): hữu ích trong trường hợp cần so sánh các phần với tổng thể.

Câu 3: Nêu một số tình huống trong thực tế cần tạo biểu đồ.

Trả lời:

- Vẽ biểu đồ cột thể hiện chiều cao của các học sinh trong Tổ 2.

- Vẽ biểu đồ cột thể hiện số cây hoa trồng được của lớp 8A và lớp 8B.

- Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân và bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2015.

- Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP theo các trung tâm kinh tế lớn.

- ...

Câu 4: Quan sát và cho biết tên các loại biểu đồ dưới đây:

               

                    Hình 1                                                                    Hình 2

             

                   Hình 3                                                                   Hình 4

Trả lời:

- Hình 1: Biểu đồ quạt tròn.                         - Hình 2: Biểu đồ đoạn thẳng.

- Hình 3: Biểu đồ cột.                                   - Hình 4: Biểu đồ cột kết hợp đoạn thẳng.

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

Bảng cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì và Ấn Độ, năm 2020 (%)

                        Quốc gia

Ngành kinh tế

Hoa Kì

Ấn Độ

Nông, lâm, thủy sản

0,9

18,3

Công nghiệp và xây dựng

18,1

23,5

Dịch vụ

81,0

58,2

Với bảng số liệu trên, em sẽ vẽ biểu đồ gì để thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì và Ấn Độ năm 2020 (%)?

Trả lời: Biểu đồ tròn.

Câu 6: Quan sát các Hình a, b và cho biết cách trình bày ở hình nào giúp em dễ dàng hơn khi so sánh số cây hoa trồng được của lớp 8A và 8B.

            

                      Hình a                                                               Hình b

Trả lời:

Hình b giúp em dễ dàng so sánh số cây hoa trồng được của hai lớp 8A và 8B.

Câu 7: Em sẽ dùng loại biểu đồ nào để minh họa cho dữ liệu khi muốn:

  1. So sánh dân số các nước trong khu vực Đông Nam Á năm 2023.
  2. Biểu diễn sự gia tăng dân số của Việt Nam trong 10 năm qua.
  3. Biểu diễn tỉ trọng cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2023.

Trả lời:

  1. Biểu đồ cột;                b. Biểu đồ đoạn thẳng;              c. Biểu đồ quạt tròn.

Câu 8: Khi bổ sung thông tin cho biểu đồ, ta thấy xuất hiện các thành phần sau đây: Chart Title, Axis Titles, Data Labels và Legend. Em hãy cho biết ý nghĩa của các thành phần đó.

Trả lời:

- Chart Title: Tiêu đề biểu đồ                        - Axis Titles: Tiêu đề các trục

- Data Labels: Nhãn dữ liệu                          - Legend: Chú giải

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy nêu các bước vẽ biểu đồ Số cây hoa trồng được của lớp 8A và 8B từ bảng số liệu đã cho:

Trả lời:

- Bước 1: Chọn vùng dữ liệu A2:C7

- Bước 2: Insert → tại nhóm Charts chọn Insert Column Chart.

- Bước 3: Trong nhóm biểu đồ 2-D Column, chọn kiểu biểu đồ Clustered Column. Khi đó biểu đồ kết quả sẽ xuất hiện trong bảng tính.

- Bước 4: Bổ sung thông tin cho biểu đồ.

Câu 2: Em hãy lựa chọn và loại biểu đồ phù hợp để mô tả diện tích các loại cây trồng trong bảng dữ liệu dưới đây:

Trả lời: Sử dụng biểu đồ quạt tròn.

- Bước 1: Chọn vùng dữ liệu B2:C5.

- Bước 2: Insert → tại nhóm Charts chọn Insert Pie or Doighnut Chart.

- Bước 3: Trong nhóm biểu đồ 2-D Pie, chọn kiểu biểu đồ Pie. Khi đó biểu đồ kết quả sẽ xuất hiện trong bảng tính.

- Bước 4: Bổ sung thông tin cho biểu đồ. Để hiển thị nhãn dữ liệu là tỉ lệ phần trăm, em chọn More Options như hình minh hoa, khi đó các tùy chọn Label Option sẽ xuất hiện, em đánh dấu chọn Percentage.

Câu 3: Cho bảng thông tin sau:

Em hãy vẽ biểu đồ so sánh kết quả xếp loại học tập của học kì I và học kì II. 

Yêu cầu: Sử dụng dạng biểu đồ 3D Clustered Column.

Trả lời:

- Bước 1: Chọn vùng dữ liệu A2:C7

- Bước 2: Insert → tại nhóm Charts chọn Insert Column Chart.

- Bước 3: Trong nhóm biểu đồ 3-D Column, chọn kiểu biểu đồ Clustered Column. Khi đó biểu đồ kết quả sẽ xuất hiện trong bảng tính.

- Bước 4: Bổ sung thông tin cho biểu đồ.

Kết quả:

Câu 4: Trình bày các bước vẽ biểu đồ đường để thể hiện sự phát triển của khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến, giai đoạn 2010 - 2015 được cho bởi bảng số liệu sau đây:

Yêu cầu: Sử dụng kiểu biểu đồ Line with Markers (Style 12).

Trả lời:

Hướng dẫn các bước:

- Bước 1: Chọn vùng dữ liệu A3:E6.

- Bước 2: Insert → tại nhóm Charts chọn Insert Line Chart.

- Bước 3: Trong nhóm biểu đồ 2-D Line, chọn kiểu biểu đồ Line with Markers. Khi đó biểu đồ kết quả sẽ xuất hiện trong bảng tính. Trong hộp Design, chọn style 12.

- Bước 4: Bổ sung thông tin cho biểu đồ.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

  1. Em hãy vẽ biểu đồ cột thích hợp để so sánh thành tích của SEA Games của Việt Nam năm 2019 và 2022.
  2. Nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

  1. Vẽ biểu đồ:

hoặc

HS cũng có thể vẽ biểu đồ cột chồng:

* Lưu ý: Bấm vào More Column Chart để lựa chọn các kiểu biểu đồ thích hợp.

  1. Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy:

- Từ năm 2019 - 2022, số lượng các loại huy chương đều tăng:

+ Huy chương vàng: tăng mạnh nhất, từ 98 lên 205 (tăng 107 huy chương).

+ Huy chương bạc: tăng 40 huy chương

+ Huy chương đồng: tăng 11 huy chương

→ Thành tích SEA GAMES của Việt Nam có sự tiến bộ.

Câu 2: Cho biểu đồ về tình hình nợ nước ngoài của một số nước Mĩ La-tinh năm 2017 như hình:

NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH, 

NĂM 2017 (Tỉ USD)

  1. Từ biểu đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình nợ nước ngoài của một số nước Mĩ La-tinh năm 2017.
  2. Em hãy tạo bảng dữ liệu trong phần mềm bảng tính từ biểu đồ trên.
  3. Em hãy tạo biểu đồ cột từ bảng dữ liệu đã có ở câu b.
  4. Em hãy chuyển biểu đồ cột ở câu b thành biểu đồ đoạn thẳng.

Trả lời:

  1. Nhận xét:

- Nhìn chung, các quốc gia khu vực Mĩ La-tinh nợ nước ngoài khá nhiều.

- Bra-xin có nợ nước ngoài lớn nhất (543 tỉ USD), tiếp đến là Mê-hi-cô (441.6 tỉ USD), Ac-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la,… và Ha-mai-ca nợ nước ngoài thấp nhất (14.7 tỉ USD).

- Chênh lệch giữa quốc gia nợ nước ngoài nhiều nhất và ít nhất là 36,9 lần; giữa nước nhiều nhất và nhiều thứ 2 là 1,2 lần.

  1. Lập bảng dữ liệu:
  2. Vẽ biểu đồ cột:
  3. Biểu đồ đường:

Hướng dẫn: 

- Bước 1: Chọn biểu đồ cột vừa lập.

- Bước 2: Insert → tại nhóm Charts chọn Insert Line Chart.

- Bước 3: Chọn biểu đồ đường thích hợp.

 

Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 (Tỉ đồng)

Thành phần kinh tế

Tổng sản phẩm

Kinh tế nhà nước

668300

Kinh tế ngoài nhà nước

941800

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

370814

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tổng sản phẩm của mỗi thành phần kinh tế.
  2. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010.
  3. Nhận xét biểu đồ. 

Trả lời:

  1. Vẽ biểu đồ cột:
  2. Vẽ biểu đồ tròn:
  3. Nhận xét: Thành phần kinh tế nước ta dịch chuyển theo hướng:

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước: tăng 6%

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài nhà nước: giảm 5%

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nược ngoài: giảm 1%

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THAN VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA MI-AN-MA, 

GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Năm

2010

2012

2013

2015

Sản lượng điện (tỉ kWh)

8,6

11,0

12,2

16,0

Sản lượng than (nghìn tấn)

240

471

380

420

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng điện và than của Mi-an-ma, giai đoạn 2010 - 2015?
  2. Nhận xét tình hình phát triển của ngành than và điện. 

Trả lời:

  1. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đoạn thẳng.

* Hướng dẫn:

- Bước 1: Chọn vùng dữ liệu cần vẽ biểu đồ.

- Bước 2: Bước 2: Insert → tại nhóm Charts chọn Insert Combo Chart → Chọn Create Customer Combo Chart.

- Bước 3: Hộp thoại Change Chart Type xuất hiên. Em chỉnh sửa như hình, nhấn OK để hoàn tất.

 Bước 4: Bổ sung các thông tin cho biểu đồ.

  1. Nhận xét:

- Sản lượng than và sản lượng điện của Mi-an-ma tăng nhưng không ổn định.

- Sản lượng điện tăng liên tục qua các năm, từ 2010 đến 2015 tăng thêm 7,4 tỉ kWh.

- Sản lượng than có xu hướng tăng (tăng 180 nghìn tấn) nhưng không ổn định:

+ Giai đoạn 2010 - 2012 và 2013 - 2015 tăng.

+ Giai đoạn 2012 - 2013 giảm.

- Điện tăng nhanh hơn than (186% so với 175%).







=> Giáo án Tin học 8 kết nối bài 7: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay