Câu hỏi tự luận toán 4 kết nối bài 31: Hình bình hành, hình thoi
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 31: Hình bình hành, hình thoi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án toán 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 6: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONGBÀI 31: HÌNH BÌNH HÀNH, HÌNH THOI
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 12 cm, chiều cao 8 cm.
Giải
Diện tích hình bình hành là:
12 8 = 96 ()
Đáp số: 96
Câu 2: Tính diện tích của hình bình hành, biết:
- a) Độ dài đáy là 5dm, chiều cao là 60cm
- b) Độ dài đáy là 7cm, chiều cao là 3dm
Giải
- a) Đổi 5dm = 50cm
Diện tích hình bình hành là: 50 x 60 = 3000 (cm2)
- b) Đổi 3dm = 30 cm
Diện tích hình bình hành là: 7 x 30 = 210 (cm2)
Đáp số: a) 3000 cm2 ; b) 210 cm2
Câu 3: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành:
Giải
Hình 1, hình 2, hình 5 là hình bình hành do các hình này có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
Câu 4: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.
Giải
Hình chữ nhật ABCD có:
- Cạnh AB đối diện với cạnh DC
- Cạnh AD đối diện cạnh BC
Hình bình hành EGHK có
- Cạnh EK đối diện với cạnh GH
- Cạnh EG đối diện với cạnh KH
Hình tứ giác MNPQ có
- Cạnh MQ đối diện với cạnh NP
- Cạnh MN đối diện với cạnh QP
Câu 5: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b
Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:
P = (a+ b) × 2 (a và b cùng một đơn vị đo)
Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết:
- a) a = 8cm; b = 3cm
- b) a = 10dm; b = 5dm
Giải
- a) Với a = 8cm; b = 3cm thì chu vi hình bình hành là:
P = (8 + 3) × 2 = 22 (cm)
- b) Với a = 10dm; b = 5dm thì chu vi của hình bình hành là:
P = (10 + 5) × 2 = 30 (dm)
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Hình 1 | Hình 2 | Hình 3 | Hình 4 |
Giải
Hình 1, Hình 2, Hình 4 là các hình bình hành.
Câu 2: Điền đúng (Đ), sai (S) vào chỗ chấm.
Trong hình bình hành ABCD:
- a) AB song song với CD …….
- b) AB vuông góc với CD …….
- c) AB = DC và AD = BC …….
- d) AB = BC = CD = DA…….
Giải
- a) AB song song với CD Đ
- b) AB vuông góc với CD S
- c) AB = DC và AD = BC Đ
- d) AB = BC = CD = DA S
Câu 3: Viết tiếp vào ô trống:
Hình bình hành | ||
Độ dài đáy | Chiều cao | Diện tích |
7 cm | 9 cm | |
9 cm | 12 cm | |
15 cm | 12 cm | |
27 cm | 14 cm |
Giải
Hình bình hành | ||
Độ dài đáy | Chiều cao | Diện tích |
7 cm | 9 cm | 7 9 = 63 cm2 |
9 cm | 12 cm | 9 12 = 108 cm2 |
15 cm | 12 cm | 15 12 = 180 cm2 |
27 cm | 14 cm | 27 14 = 378 cm2 |
Câu 4: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b. Tính chu vi hình bình hành, biết:
- a) a = 35cm; b = 12cm
- b) a = 26dm; b = 4dm
- c) a = 1km 200m; b = 750m
- d) a = 12dm; b = 2m
Giải
- a) a = 35cm; b = 12cm
Chu vi hình bình hành là: (35 + 12) x 2 = 94 (cm)
- b) a = 26dm; b = 4dm
Chu vi hình bình hành là: (26 + 4) x 2 = 60 (dm)
- c) a = 1km 200m; b = 750m
1km 200m = 1200 m
Chu vi hình bình hành là: (1200 + 750) x 2 = 3900 (m)
- d) a = 12dm; b = 2m
2m = 20dm
Chu vi hình bình hành là: (20 + 12) x 2 = 64 (dm)
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của miếng đất đó?
Giải
Diện tích của mảnh đất là:
40 × 25 = 1 000 (dm2)
Đáp số: 1 000 dm2
Câu 2: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 500m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao.
Tính diện tích của khu rừng đó.
Giải
Độ dài đáy của hình bình hành là:
500 x 2 = 1 000 (m)
Diện tích khu rừng là:
1 000 x 500 = 500 000 (m2)
Đáp số: 500 000 m2
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 26m và có chiều cao gấp đôi độ dài đáy. Tính diện tích mảnh đất trồng hoa đó.
Giải:
Chiều cao của hình bình hành đó là:
26 2 = 52 (m)
Diện tích mảnh đất trồng hoa đó là:
26 52 = 1 352 (m2 )
Đáp số: 1 352 m2
Câu 2: Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy là 100m, chiều cao là 50m. Người ta trồng lúa ở đó, tính ra cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc?
Giải:
Diện tích thửa ruộng là:
100 x 50 = 5000 (m2)
SỐ thóc thu hoạch được là:
50 x (5000 : 100) = 2500 (kg)
2500kg = 25 tạ
Đáp số: 25 tạ.
=> Giáo án Toán 4 kết nối bài 31: Hình bình hành, hình thoi