Đáp án Công dân 9 chân trời Bài 4: Khách quan và công bằng
File đáp án Toán 5 chân trời sáng tạo Bài 4: Khách quan và công bằng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
BÀI 4. KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG
MỞ ĐẦU
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu
Em liên tưởng đến câu thành ngữ nào về khách quan, công bằng và nêu ý nghĩa của câu thành ngữ đó
Hướng dẫn chi tiết:
- Thành ngữ: Nói có sách, mách có chứng
- Câu thành ngữ có ý nghĩa: nói đúng sự thật, có chứng cứ rõ ràng và có thể kiểm chứng; không bịa đặt, suy luận thiếu căn cứ.
KHÁM PHÁ
- Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu
- Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên
- Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó
- Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan
Hướng dẫn chi tiết:
- Các biểu hiện của khách quan trong thông tin trên là:
+ Các nhà báo trong mọi trường hợp đều phải khen cũng như chê với động cơ trong sáng, khách quan
+ Không viết báo với mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ
- Ý nghĩa của những biểu hiện đó là: sẽ giúp chúng ta nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp
- Ví dụ thể hiện sự khách quan trong cuộc sống: khi chứng kiến một vụ tai nạn, ta ghi chép lại hiện trường một cách khách quan, không thêm bớt thông tin, và dựa trên những gì quan sát được để đưa ra kết luận về nguyên nhân vụ tai nạn.
- Ví dụ thể hiện sự thiếu khách quan trong cuộc sống: đăng tải thông tin phiến diện, chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội, kết quả sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của thông tin, ảnh hưởng đến những người hoặc sự vật có liên quan
- Tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan là:
+ Dẫn đến những thiếu sót, sai lầm trong ứng xử, quyết định
+ Có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa con người với con người
- Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
- Chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ?
- Theo em, công bằng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?
- Ý nghĩa của công bằng là gì? Thiếu công bằng có tác hại như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Chi tiết trong câu chuyện thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ là: “không chiếu cố cho người trong dòng họ làm thị vệ bởi không có công lao gì thì không được ban chức tước, phải giữ kỉ cương của nước nhà”
- Công bằng được biểu hiện trong cuộc sống qua:
+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kể giới tính, tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội hay bất kỳ yếu tố nào khác.
+ Mọi người đều có cơ hội bình đẳng để phát triển bản thân, học tập, làm việc và theo đuổi ước mơ của mình.
+ Mọi người đều được đối xử công bằng trong mọi tình huống. Không ai bị áp bức, lạm dụng hay đối xử bất công.
- Ý nghĩa của công bằng là:
+ Công bằng là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Khi mọi người được đối xử bình đẳng, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng, được tin tưởng và có động lực để phát huy tiềm năng của bản thân. Từ đó, xã hội sẽ có thể phát triển một cách toàn diện và hài hòa.
+ Công bằng giúp duy trì trật tự xã hội và hạn chế những mâu thuẫn, bất ổn. Khi mọi người đều tin tưởng vào sự công bằng của luật pháp và hệ thống chính trị, họ sẽ ít có xu hướng vi phạm pháp luật hay tham gia vào các hành vi bạo lực.
+ Công bằng giúp thúc đẩy sự đoàn kết và hòa hợp trong xã hội. Khi mọi người đều cảm thấy được đối xử công bằng, họ sẽ có xu hướng gắn kết với nhau hơn và cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
- Thiếu công bằng có thể dẫn đến mâu thuẫn, bất công, bất bình đẳng trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội
- Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1:
Anh C tình cờ gặp lại anh K sau 10 năm tốt nghiệp Trung học phổ thông. Anh C hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Ke xong, anh C quay sang hỏi anh K: “Bạn có nhớ bạn N hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công”.”
Trường hợp 2:
Vợ chồng ông T có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Ông T yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái.”
- Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật trong các trường hợp trên?
- Em sẽ góp ý như thế nào với những biểu hiện thiếu khách quan, công bằng trong các trường hợp trên một cách phù hợp nhất?
- Theo em, làm thế nào để thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày?
Hướng dẫn chi tiết:
Trường hợp |
Cách ứng xử |
Lời khuyên |
TH1 |
Anh C chưa đúng khi đã phán xét bạn N một cách thiếu công bằng, có suy nghĩ phiến diện |
Em sẽ khuyên anh C không nên phán xét người khác khi chưa hiểu rõ về họ, điều đó sẽ gây tổn thương tới người khác và làm xấu đi mối quan hệ giữa bạn bè với nhau |
TH2 |
ông T chưa đúng khi đã thiếu công bằng trong việc đối xử với con trai và con gái |
Em sẽ khuyên ông T nên đối xử công bằng với cả 2 người con vì dù là con trai hay con gái thì cũng xứng đáng nhận được sự công bằng, những điều tốt đẹp nhất của bố mẹ dành cho |
- Để thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày, cần phải:
+ Rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải
+ Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá bản thân và những người xung quanh
+ Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng
LUYỆN TẬP
Câu 1: Dựa vào hình ảnh dưới đây, em liên tưởng đến điều gì về khách quan, công bằng? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
- Dựa vào hình ảnh trên, em liên tưởng đến về mỗi người đều có những góc nhìn, suy nghĩ khác nhau, do vậy phải có sự nhìn nhận khách quan, công bằng trong mọi vấn đề của cuộc sống
- Vì giống như số 6 khi nhìn ngược lại sẽ thành số 9, chỉ khi đặt mình vào vị trí của người khác thì ta mới có thể hiểu những tâm tư và suy nghĩ được họ
Câu 2: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1:
Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và đề nghị chị thu ngân thanh toán trước cho mình. Thấy vậy, chị thu ngân và khách hàng không đồng ý, đề nghị anh B quay lại xếp hàng để chờ tới lượt. Tuy nhiên, anh B tỏ thái độ khó chịu, lớn tiếng với chị ấy cùng mọi người.”
Tình huống 2:
Trong cuộc họp nhân dân tại địa bàn dân cư, khi cán bộ đang triển khai về chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo thì có những ý kiến xì xào, bàn tán. Bà V nói nhỏ với ông M rằng: “Như vậy là không công bằng. Đã là bảo hiểm y tế thì ai cũng phải đóng như nhau, không nên có sự phân biệt như vậy”.
- Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của nhân vật trong các tình huống trên?
- Theo em, anh B, bà V, ông M nên ứng xử như thế nào để đảm bảo sự công bằng?
Hướng dẫn chi tiết:
Trường hợp |
Nhận xét |
Nên ứng xử |
1 |
việc làm của anh B đã sai khi chen lấn, đòi thanh toán trước, khi được nhắc nhở thì anh lại khó chịu, lớn tiếng với chị thu ngân |
anh B không nên chen lấn để được thanh toán trước mà phải xếp hàng theo thứ tự, đến lượt mới được thanh toán |
2 |
lời nói của bà V chưa đúng khi cho rằng chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho những người thuộc hộ nghèo là không công bằng |
bà V không nên có suy nghĩ ích kỉ như vậy còn ông M nên giải thích cho bà V rằng những người thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nên nhận được sự trợ cấp miễn phí bảo hiểm y tế |
Câu 3: Em hãy quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu
- Em hãy tìm hiểu và kể lại nội dung câu chuyện ngụ ngôn được thể hiện trong hình ảnh trên
- Em hãy tìm các biểu hiện thể hiện sự thiếu khách quan trong câu chuyện đó và rút ra bài học cho bản thân
Hướng dẫn chi tiết:
- Truyện “thầy bói xem voi” kể về năm ông thầy bói mù, chưa từng được biết đến con voi là gì. Một hôm, khi đang buổi ế hàng rảnh rỗi, lại nghe tin có con voi đi qua. Thế là năm ông bàn bạc rồi quyết định chung tiền lại, biếu người quản voi, để xin cho voi dừng lại. Khi được đồng ý, năm ông phấn khích chạy lại sờ voi xem nó như thế nào. Ngặt nỗi, voi thì to, mà năm ông thì cứ chăm chăm sờ mỗi một chỗ mà thôi. Ông thì sờ vòi, ông sờ ngà, ông sờ tai, ông sờ chân, ông lại sờ đuôi.
- Biểu hiện thể hiện sự thiếu khách quan trong câu chuyện: cách xem voi của năm ông thầy bói là kì quặc, không giống ai, mắc sai lầm khi chỉ xem các bộ phận chứ không xem tổng thể con voi
- Từ đó, em rút ra bài học cho bản thân là cần nhìn nhận các sự vật, hiện tượng một cách tổng thể, bao quát và toàn diện, sau khi đã nhìn nhận tổng thể cần phải tiếp thu những nhận định khác để làm cho nhận định của mình chuẩn xác hơn.
VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy tìm ví dụ về sự khách quan, công bằng ở các lĩnh vực trong đời sống. Từ đó, xác định những việc làm phù hợp của bản thân để góp phần khuyến khích sự khách quan, công bằng
Hướng dẫn chi tiết:
- Ví dụ: Lĩnh vực giáo dục:
+ Khách quan: Khi chấm bài kiểm tra, giáo viên cần chấm điểm một cách công bằng, không thiên vị học sinh nào, dựa trên đúng nội dung bài thi và quy định chấm điểm.
+ Công bằng: Nhà trường cần tạo điều kiện học tập bình đẳng cho tất cả học sinh, bất kể xuất thân gia đình hay hoàn cảnh cá nhân.
- Những việc làm phù hợp của em để góp phần khuyến khích sự khách quan, công bằng là:
+ Rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải
+ Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá bản thân và những người xung quanh
+ Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng
Câu 2: Em hãy tìm và chia sẻ các hành vi của bản thân, bạn bè hoặc người thân chưa thể hiện sự khách quan, công bằng và đề xuất những cách khắc phục phù hợp
Hướng dẫn chi tiết:
- Hành vi của người thân chưa thể hiện sự khách quan, công bằng
+ họ hàng có những định kiến giới
+ phân biệt đối xử giữa nam – nữ
- Những cách khắc phục phù hợp: giải thích, khuyên bảo họ về bình đẳng giới, phổ cập về các chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới
=> Giáo án Công dân 9 chân trời bài 4: Khách quan và công bằng