Đáp án Công dân 9 chân trời Bài 5: Bảo vệ hòa bình

File đáp án Công dân 9 chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ hòa bình Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo

BÀI 5. BẢO VỆ HOÀ BÌNH

MỞ ĐẦU

Em hãy kể tên những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hoà bình ở Việt Nam hoặc trên thế giới

Hướng dẫn chi tiết:

Những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hoà bình ở Việt Nam là: + Chủ tịch Hồ Chí Minh

+ Võ Nguyên Giáp

+ Phan Đình Giót

+ Phi-đen Cát-xtơ-rô

+ ...

KHÁM PHÁ

  1. Em hãy đọc nội dung sau và trả lời câu hỏi

- Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho Việt Nam?

- Em nhận xét như thế nào về sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh? Từ đó, giải thích vì sao cần phải bảo vệ hoà bình

- Em hiểu thế nào là hoà bình, biểu hiện của hoà bình?

Hướng dẫn chi tiết:

- Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả nặng nề cho Việt Nam, chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng, điển hình như:

+ nửa triệu hecta ruộng bị bỏ hoang

+ các thành phố bị đánh phá

+ môi trường sinh thái bị nhiễm chất độc hoá học,...

- Sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh:

+ Trước chiến tranh, Việt Nam bị tàn phá nặng nề, trải qua nhiều cuộc chiến cam go, quyết liệt

+ Sau chiến tranh, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao

- Cần phải bảo vệ hoà bình vì những lợi ích to lớn, thiết thực mà hoà bình đem lại:

+ Giúp con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

+ Tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội

+ Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới vì sự thịnh vượng chung toàn cầu

- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp pháp giữa các quốc gia - dân tộc, giữa người với người, là khát vọng của toàn nhân loại.

- Biểu hiện của hoà bình là:

+ Giữ gìn cuộc sống bình yên.

+ Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia.

+ Không phân biệt nam - nữ, dân tộc, giàu - nghèo.

+ Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

  1. Em hãy đọc các thông tin và quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi

- Các thông tin và hình ảnh trên đề cập đến những biện pháp nào để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình?

- Theo em, thế nào là bảo vệ hoà bình?

Hướng dẫn chi tiết:

- Các thông tin và hình ảnh trên đề cập đến những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình là:

+ Tuyên bố về quyền các dân tộc được sống trong hòa bình của Liên hợp quốc

+ Hiệp định Geneve đình chỉ chiến tranh, khôi phục hoà bình ở Đông Dương

+ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc tại Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI

- Bảo vệ hòa bình là gìn giữ, xây dựng cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang và dùng thương lượng, hòa giải để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn

  1. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

- Theo em, câu nói của Nelson Mandela trong thông tin trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và chiến tranh phi nghĩa?

- Em hãy lấy ví dụ về một số cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm của em về những sự kiện đó

Hướng dẫn chi tiết:

- Câu nói của Nelson Mandela trong thông tin trên có ý nghĩa sâu sắc và to lớn , thúc đẩy việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và chiến tranh phi nghĩa

- Ví dụ về một số cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa trên thế giới: xung đột giữa những cộng đồng Hồi giáo, chiến tranh thế giới thứ nhất,...

- Ví dụ: Xung đột Israel - Palestine: Đây là một cuộc xung đột dai dẳng kéo dài hơn 70 năm giữa hai nhóm dân tộc: người Israel và người Palestine. Cuộc xung đột này bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ và tôn giáo,

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy đọc câu nói sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng bài thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

Hướng dẫn chi tiết:

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đúng như vậy, hòa bình hết sức quan trọng bởi nó đem đến cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc cho người dân.

Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại. Biểu hiện của hoà bình là cuộc sống bình yên, con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hòa thuận cùng nhau và các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển.

 Bảo vệ hoà bình là đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện các biện pháp để chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tranh chấp; không phân biệt, kì thị quốc gia, dân tộc,...

Do vậy, hoà bình có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với thế giới cũng như là đối với cá nhân mỗi người. Thế giới sống trong hòa bình sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội cũng sẽ được nâng lên. Đối với cá nhân, sống trong hòa bình giúp con người hòa thuận, yên bình, vui vẻ với nhau. Mỗi một cá khi được thoải mái về tinh thần, không có áp lực từ những cuộc xung đột, chiến tranh thì sẽ chú tâm đến việc phát triển kinh tế và có thời gian quan tâm chăm sóc, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Mối quan hệ giữa người với người cũng trở nên tốt đẹp.

Câu 2: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu

- Em hãy nhận xét về những hành động, việc làm tham gia bảo vệ hoà bình của nhân vật trong các hình ảnh trên

- Em hãy xác định những việc làm tham gia bảo vệ hoà bình một cách phù hợp

Hướng dẫn chi tiết:

- Nhận xét về những hành động, việc làm tham gia bảo vệ hoà bình của nhân vật trong các hình ảnh trên:

Hình

Nhận xét

1

việc làm của các bạn thể hiện lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đang đóng quân ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

2

thể hiện tình hữu nghị, hòa bình giữa các nước trên thế giới thông qua hoạt động giao lưu văn hoá

3

thể hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ và gìn giữ hòa bình của Tổ quốc của các bạn học sinh

4

người thầy đã có những lời dặn quý báu về việc giữ gìn hoà khí khi có mâu thuẫn bằng cách trao đổi và lắng nghe lẫn nhau

- Những việc làm tham gia bảo vệ hoà bình phù hợp là:

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn thông qua trao đổi, thảo luận, thương lượng, đàm phán,...

+ Tham gia các hoạt động xã hội kêu gọi, hưởng ứng hòa bình

+ Thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh

+ Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác

Câu 3: Em hãy tìm hiểu về hậu quả của chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc để viết một đoạn văn ngắn thể hiện sự phê phán đối với tình trạng đó

Hướng dẫn chi tiết:

Tôi cảm thấy vô cùng đau xót trước những hậu quả mà chiến tranh và xung đột sắc tộc gây ra cho con người và xã hội. Tôi mong muốn rằng con người sẽ luôn ghi nhớ những bài học lịch sử, chung tay đẩy lùi chiến tranh và xung đột, hướng đến xây dựng một thế giới hòa bình, nơi mà tất cả mọi người đều được sống trong hòa thuận, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau và tránh  khỏi chiến tranh. Chiến tranh đem đến những hậu quả nặng nề, nghiêm trọng về con người cũng như về của cải, vật chất. Hàng triệu người đã ngã xuống vì chiến tranh, và để lại những người sống sót với di chứng như thương tật, bệnh nặng từ chất độc. Về của cải, vật chất, chiến tranh đã làm ô nhiễm môi trường và tàn phá thiên nhiên, phá hủy các công trình văn minh, suy thoái kinh tế và mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần ngăn chặn và lên án những hành động kích động chiến tranh, và phải có khát vọng sống vì hòa bình. Học sinh cần có ý thức học tập và nâng cao bản thân, trở thành công dân có ích. Mỗi người, mỗi hành động nhỏ, một đóng góp nhỏ sẽ tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc, hãy yêu quý nền hòa bình và bảo vệ nền hòa bình quý giá của toàn nhân loại.

VẬN DỤNG

Em hãy thiết kế một sản phẩm để khuyến khích, thúc đẩy các bạn học sinh

Hướng dẫn chi tiết:

Vẽ tranh tham gia các hoạt động xã hội kêu gọi, hưởng ứng hòa bình

=> Giáo án Công dân 9 chân trời bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công dân 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay