Giáo án Công dân 9 chân trời bài 4: Khách quan và công bằng

Giáo án bài 4: Khách quan và công bằng sách Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Công dân 9 chân trời bài 4: Khách quan và công bằng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG

(2,5 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được những biểu hiện khách quan, công bằng.

  • Hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng; tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.

  • Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày.

  • Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Điều chỉnh hành vi: Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày; Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

3. Phẩm chất:

  • Trung thực: Có thái độ và hành động khách quan, công bằng trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện về biểu hiện của khách quan, công bằng.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về khách quan, công bằng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc và nêu những thành ngữ liên quan đến khách quan, công bằng.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và rút ra được những bài học liên quan đến biểu hiện khách quan, công bằng.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.21: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Hãy cho biết em liên tưởng đến câu thành ngữ nào về khách quan, công bằng và nêu ý nghĩa của câu thành ngữ đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

+ Hình ảnh 1: "Trọng nam, khinh nữ". Phản ánh sự thiên vị, không công bằng.

+ Hình ảnh 2: "Nói có sách, mách có chứng". Nói đến việc nói điều gì phải có chứng cứ rõ ràng, không được bịa đặt, dựng chuyện.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống, khách quan, công bằng là cách hành xử đẹp, cần được trau dồi và phát huy. Đó là những giá trị tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đi sự bất công, thiên vị, hướng đến cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại. Để tìm hiểu rõ hơn về khách quan và công bằng, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 4. Khách quan và công bằng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của khách quan và tác hại của hành vi thiếu khách quan

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện khách quan, hiểu được ý nghĩa của khách quan và tác hại của sự thiếu khách quan.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.22 và thực hiện yêu cầu:

+ Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên.

+ Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó.

+ Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm hoạt động cộng đồng và ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những biểu hiện khách quan, hiểu được ý nghĩa của khách quan và tác hại của sự thiếu khách quan.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.22 và thực hiện yêu cầu: Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên. 

- GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về tính khách quan:

Tư liệu: Bác Hồ từng dạy: “Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”.

IMG_256

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Hoàng Quốc Việt chụp ảnh lưu niệm với Đoàn đại biểu VKSND Trung Quốc nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam

IMG_256

Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà “đại án”.

Bác Hồ với các nhà báo tại Đại hội lần thứ II, 

Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16/04/1959 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK tr.22 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của khách quan và tác hại của hành vi thiếu khách quan

a. Biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó

- Biểu hiện của khách quan trong thông tin SGK tr.22:

+ Các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ;

+ Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn;

+ Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết;

+ Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra;

+ Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nếu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại,... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn.

- Ý nghĩa: Khi nhìn nhận đúng bản chất sự vật, sự việc thì sẽ có cách ứng xử văn hoá, phù hợp hơn.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu biểu hiện của sự khách quan/thiếu khách quan trong cuộc sống và kết quả của hành động đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4-6 người/nhóm) và thực hiện nhiệm vụ: Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó.

- GV trình chiếu cho HS đọc câu chuyện về một tấm gương khách quan và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện, những việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là một người như thế nào? 

(Đính kèm phía dưới nhiệm vụ)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu chuyện, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

- HS rút ra kết luận về biểu hiện của khách quan/không khách quan. 

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi sau khi đọc câu chuyện: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là một người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng mà vi phạm luật lệ; nghiêm khắc với bản thân và luôn đề cao kỉ cương, phép nước.

- GV mời HS nêu về khái niệm và ý nghĩa của hoạt động cộng đồng.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Tìm hiểu biểu hiện của sự khách quan/thiếu khách quan trong cuộc sống và kết quả của hành động đó

+ Trường hợp 1: 

  • Trường hợp: Trong trận chung kết giải bóng đá xã A giữa xóm 1 và xóm 4, anh M ở xóm 1 được chọn làm trọng tài chính. Tuy nhiên anh không hề thiên vị những cầu thủ bên đội xóm 1 mà vẫn sẵn sàng thổi phạt khi họ phạm lỗi. 

  • Kết quả: Anh M nhận được sự tín trọng và yêu mến của mọi người. Các mùa giải sau, anh đều được bầu tiếp tục làm trọng tài.

+ Trường hợp 2: 

  • Tình huống: Bác H là giám đốc của công ti G. Khi xét tuyển nhân viên, công ti G yêu cầu các ứng viên phải có trình độ Cao đẳng hoặc Đại học. Cháu gái của bác là chị C mới học hết THPT nhưng muốn nhờ bác H tạo điều kiện cho chị vào công ti G làm việc. Bác H đã từ chối và khuyên chị nên đi học thêm Cao đẳng.

  • Kết quả: Công ti của bác H đã tuyển được những ứng viên thực sự có năng lực. Chị C nghe theo bác đi học thêm Cao đẳng và có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn. 

- Một số trường hợp thể hiện sự thiếu khách quan:

+  Trường hợp 1: 

  • Tình huống: Chị T là phóng viên phụ trách viết bài tin tức hàng ngày của báo X. Thế nhưng chị lại giấu thông tin về sự việc công ti F đã để xảy ra sai phạm trong việc xử lí chất thải công nghiệp vì chồng chị là quản lí ở công ti F. 

  • Nhận xét: Chất lượng sống của người dân khu vực đó bị ảnh hưởng do chất thải công nghiệp chưa qua xử lí. Công ti X bị thanh tra và khởi tố ra toà vì vi phạm. Chị T cũng bị cấp trên khiển trách và phải chịu kỉ luật. 

+ Trường hợp 2:

  • Tình huống: Bạn C là lớp trưởng của lớp 9C1. Trong đợt đánh giá hàng tuần, bạn C đã cố tình nhận xét bạn K có hạnh kiểm yếu vì bạn K không cho bạn C nhìn bài trong giờ kiểm tra Toán. 

  • Nhận xét: Các bạn trong lớp không dám chơi cùng C vì sợ bị hạnh kiểm yếu. Cô giáo chủ nhiệm phát hiện ra và đã nhắc nhở và có hình thức xử phạt với C.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu tác hại của những việc làm thiếu khách quan

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4-6 người/nhóm) và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

- HS rút ra kết luận về tác hại của những việc làm thiếu khách quan.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c. Tìm hiểu tác hại của những việc làm thiếu khách quan

- Việc thiếu khách quan sẽ dẫn đến những thiếu sót, sai lầm trong cách ứng xử, quyết định.

- Có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người với người.

CÂU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG KHÁCH QUAN

Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà ông tự cho phép mình vượt qua phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo ngươi ấy:

- Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc :

- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo :

- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa ! Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.

Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu :

- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói :

- Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu :

Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa, biểu hiện của công bằng và tác hại của thiếu công bằng

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được những biểu hiện công bằng, hiểu được ý nghĩa của công bằng và tác hại của sự thiếu công bằng.

  2. b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc các trường hợp trong SGK trang 23 và trả lời câu hỏi:

+ Chi tiết nào trong câu chuyện trên thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ?

+ Theo em, công bằng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?

+ Ý nghĩa của công bằng là gì? Thiếu công bằng có tác hại như thế nào?

- GV rút ra kết luận về những biểu hiện công bằng, hiểu được ý nghĩa của công bằng và tác hại của sự thiếu công bằng.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những biểu hiện công bằng, hiểu được ý nghĩa của công bằng và tác hại của sự thiếu công bằng.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Biểu hiện của công bằng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc câu chuyện trong SGK tr.23 và thực hiện nhiệm vụ:  

+ Chi tiết nào trong câu chuyện trên thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ?

+ Theo em, công bằng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?

- GV trình chiếu video để HS hiểu rõ hơn về công bằng.

Video: Học Bác mỗi ngày: Bác Hồ với công bằng xã hội.

https://vnews.gov.vn/video/hoc-bac-moi-ngay-bac-ho-voi-cong-bang-xa-hoi-84948.htm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, đọc thông tin trong SGK tr.23 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tìm hiểu ý nghĩa, biểu hiện của công bằng và tác hại của thiếu công bằng

a. Biểu hiện của công bằng

- Chi tiết thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ: trân trọng, tiến cử những người làm quan tài giỏi thật sự chứ không phải vì gia quyến thân quen.

- Biểu hiện của công bằng:

+ Không phân biệt đối xử giữa người với người. 

+ Trong các quan hệ pháp luật, đảm bảo được nguyên tắc như nhau với mọi đối tượng.

+ Trong xã hội, đảm bảo điều kiện để mỗi cá nhân đều tiếp cận được với các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của công bằng và tác hại của thiếu công bằng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), tổ chức trò chơi “Tiếp sức”.

- GV phổ biến luật chơi: 

+ Các nhóm sẽ có 3 phút để thảo luận những từ khoá về câu hỏi:

  • Nhóm 1, 2: Ý nghĩa của công bằng là gì?

  • Nhóm 3, 4: Thiếu công bằng có tác hại như thế nào?

+ Mỗi nhóm cử 5 đại diện lên bảng phụ để viết các từ khoá đã thảo luận trong vòng 3 phút.

+ Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều từ khoá chính xác nhất sẽ giảnh chiến thắng.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những biểu hiện công bằng, hiểu được ý nghĩa của công bằng và tác hại của sự thiếu công bằng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Tìm hiểu ý nghĩa của công bằng và tác hại của thiếu công bằng

- Ý nghĩa của công bằng:

+ Giúp cho mọi người có cơ hội phát triển một cách bình đẳng với nhau.

+ Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

+ Đem lại lợi ích cho cá nhân và tập thể.

- Tác hại của thiếu công bằng: Dẫn đến mâu thuẫn, bất công, bất bình đẳng trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội. 

 

…………………………………

……………..Còn tiếp……………….

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG DÂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay