Đáp án Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 6: Chọn giống vật nuôi (P2)
File đáp án Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 6: Chọn giống vật nuôi (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều
BÀI 6. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
Câu 1: Có những phương pháp chọn giống vật nuôi nào? Hãy kể tên, nêu cách tiến hành và ưu nhược điểm của những phương pháp đó
Trả lời:
Phương pháp chọn lọc hàng loạt:
Chọn lọc hãng loạt là phương pháp định kì theo dõi, ghi chép các chi tiêu như ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất.
Cách tiến hành:
- Đặt ra những tiêu chuẩn cho các chi tiêu chọn lọc (công việc này được tiến hành trước khi chọn lọc)
- Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da, hình dáng, khối lượng cơ thể, năng suất sửa, trứng,... của đàn vật nuôi để tiến hành chọn.
- Những cá thể đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại làm giống
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và được áp dụng khi cần chọn lọc nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao
Phương pháp chọn lọc cá thể:
Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc được tiến hành tại các trung tâm giống để chọn lọc Hãy nề dược vật nuôi đạt yêu cầu cao về chất lượng giống. Thông thường, quá trình chọn lọc cá thể gồm các bước sau:
- Chọn lọc tổ tiên: Dựa vào phả hệ (lí lịch) để xem xét các đời tổ tiên của vật nuôi có tốt hay không và từ đó dự đoán dược phẩm chất sẽ có ở đời sau. Vật nuôi nào có tổ tiên tốt sẽ là đối tượng được chọn lọc.
- Chọn lọc bản thân: Để phát huy tốt tiềm năng di truyền của vật nuôi thì chúng sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc.
- Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho dời sau. Căn cứ vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không.
Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao hơn
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian, trình độ khoa học kĩ thuật và điều kiện cơ sở vật chất.
Câu 2: Hãy nêu ví dụ về phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể
Trả lời:
Ví dụ chọn lọc hàng loạt: Trong 1 đàn gà lơgo chọn ra những con có sản lượng trứng cao từ 200 quả đến 250 quả/môt chu kì 300 ngày sẽ được giữ lại làm giống, những con đẻ số lượng trứng ít hơn bị loại thải.
Ví dụ chọn lọc cá thể: Trong quá trình tạo giống heo, các cá thể được đánh giá dựa trên các đặc tính di truyền như khả năng tăng trưởng, tỷ lệ thịt, khả năng chống bệnh, tính hiệu quả sinh trưởng và tiết kiệm thức ăn. Các con heo có đặc tính di truyền tốt hơn sẽ được chọn để tiếp tục lai tạo, trong khi các con heo có đặc tính di truyền kém hơn sẽ bị loại bỏ. Khi tạo giống heo, các con vật được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ được lai tạo với nhau để tạo ra thế hệ tiếp theo. Sau đó, các con heo trong thế hệ mới sẽ được đánh giá và chọn lọc lại dựa trên đặc tính di truyền của chúng. Các con heo có đặc tính di truyền tốt hơn sẽ được giữ lại để tiếp tục lai tạo, trong khi các con heo có đặc tính di truyền kém hơn sẽ bị loại bỏ. Quá trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi đạt được giống heo có đặc tính di truyền tốt nhất.
Câu 3: Hãy so sánh các phương pháp chọn lọc theo mẫu Bảng 6.3
Trả lời:
Nội dung so sánh | Phương pháp chọn lọc | ||
Hàng loạt | Cá thể | ||
Đối tượng chọn lọc | Toàn bộ nhóm đối tượng | Từng cá thể trong một nhóm đối tượng | |
Điều kiện chọn lọc | |||
Cách thức tiến hành | Chọn lọc tổ tiên | Đặt ra những tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu chọn lọc Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da, hình dáng, khối lượng cơ thể, năng suất sữa, trứng,... của đàn vật nuôi để lựa chọn Những cá thể đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại làm giống | Xem xét các đời tổ tiên của vật nuôi có tốt hay không và từ đó dự đoán được phẩm chất sẽ có ở đời sau. |
Chọn lọc cá thể | Để phát huy tốt tiềm năng di truyền của vật nuôi thì chúng sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc. | ||
Kiểm tra đời con | Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho dời sau. Căn cứ vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không. | ||
Hiệu quả chọn lọc | Độ chính xác không cao | Độ chính xác cao | |
Thời gian chọn lọc | Thời gian ngắn | Cần nhiều thời gian |
Câu 4: Hãy tìm hiểu hoạt động chăn nuôi ở địa phương em (nếu có) và cho biết những công việc trong chọn giống vật nuôi.
Trả lời:
Địa phương em chủ yếu nuôi gà, lợn, vịt, ngan.
- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
4.1. Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử
Câu 1: Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử là gì?
Trả lời:
Chọn lọc có hỗ trợ của chỉ thị phân tử là phương pháp chọn lọc các cá thể dựa trên các gene (hay đoạn DNA) quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn nào đó.
Câu 2: Hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử.
Trả lời:
Ưu điểm: cho phép chọn lọc vật nuôi ngay ở giai đoạn còn non và rút ngắn được thời gian chọn lọc
Nhược điểm: yêu cầu kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại và tốn kém
4.2. Chọn lọc bằng bộ gene
Câu 1: Hãy trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc bằng bộ gene.
Trả lời:
Ưu điểm: có độ chính xác cao, rút ngắn thời gian chọn lọc, tăng hiệu quả chăn nuôi
Nhược điểm: Chi phí cao
Câu 2: Hãy tìm hiểu thêm những ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng để chọn giống vật nuôi.
Tham khảo:
Dưới đây là một số ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong việc chọn giống vật nuôi:
- Chọn giống trong nuôi cá: Công nghệ PCR (Polymerase Chain Reaction) được sử dụng để phát hiện các loại vi khuẩn và virus trong nước nuôi. Các kỹ thuật di truyền như đột biến ngẫu nhiên được sử dụng để tạo ra các giống cá mới có tính chất kháng bệnh và tăng năng suất.
- Chọn giống trong nuôi gia cầm: Công nghệ di truyền học và phân tích tế bào được sử dụng để phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe của gia cầm. Chọn giống sử dụng công nghệ đột biến ngẫu nhiên để tạo ra các giống với năng suất cao và khả năng chống lại bệnh tốt hơn.
- Chọn giống trong nuôi lợn: Công nghệ tế bào gốc được sử dụng để tạo ra các giống lợn mới với năng suất cao và khả năng chống lại bệnh tốt hơn. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng được sử dụng để phát hiện các vấn đề sức khỏe và cải thiện chất lượng thịt của lợn.
- Chọn giống trong nuôi bò: Công nghệ di truyền học được sử dụng để tạo ra các giống bò mới với tính chất kháng bệnh và năng suất cao. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng thịt và sức khỏe của bò.
Câu 3: Một trang trại có quy mô chăn nuôi là 1.000 lợn nái và 40 lợn đực. Nếu là chủ trang trại, với mục đích cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái (tăng số con đẻ ra) em sẽ:
- Lựa chọn phương pháp chọn giống nào?
- Hãy mô tả một số công việc cơ bản trong phương pháp chọn lọc mà em lựa chọn.
Tham khảo:
Nếu là chủ trang trại và muốn cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái, em sẽ chọn phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử.
Các công việc cơ bản trong phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử bao gồm:
- Thu thập mẫu DNA từ lợn nái: Sử dụng các phương pháp như thu mẫu máu hoặc lấy mẫu tóc để lấy DNA từ các lợn nái trong đàn.
- Phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử: Sử dụng các phương pháp như PCR, dịch chuyển bảng gel, hoặc công nghệ sequencing để phân tích DNA và xác định các chỉ thị phân tử (những đoạn DNA đặc biệt được liên kết với các tính trạng sinh học như sản xuất con, tốc độ tăng trưởng, khả năng chống lại bệnh tật,...).
- Lựa chọn những lợn nái có chỉ thị phân tử tốt nhất: Các lợn nái có chỉ thị phân tử tốt hơn nên được lựa chọn để làm cha mẹ giống cho thế hệ tiếp theo.
- Thực hiện giống hóa: Sử dụng phương pháp nhân giống để tạo ra thế hệ lợn giống mới từ những lợn nái được chọn lựa.
- Kiểm tra kết quả: Theo dõi các đặc tính sinh học của lợn con để xác định hiệu quả của phương pháp chọn lọc
=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi