Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi
Giáo án Bài 6: Chọn giống vật nuôi sách Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của CN chăn nuôi 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi.
- Nêu được các phương pháp chọn giống vật nuôi.
- Lựa chọn được phương pháp chọn giống phù hợp với mục đích.
- Phân tích được ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự tin và thực hiện các hoạt động thực hành. Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung sgk.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực hợp tác, làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, báo cáo kết quả học tập, giao lưu trao đổi kết quả học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sáng tạo giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc và học tập.
Năng lực riêng:
- Nắm được những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá giống vật nuôi nhằm lựa chọn được các loại giống tốt nhất.
- Áp dụng được các phương pháp chọn giống vào thực tiễn chọn giống ở địa phương em.
- Tìm hiểu và vận dụng khoa học công nghệ sinh học để chọn giống.
- Phẩm chất
- Có niềm đam mê và yêu thích các loài vật nuôi.
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi và có ý thức tiếp thu kiến thức bài học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh, video về một số giống vật nuôi ở các địa phương trong cả nước.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm về một số giống vật nuôi có ở địa phương em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua câu hỏi gợi ý giúp kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Theo em, khi chọn mua vật nuôi để làm giống, theo em cần phải chọn con vật như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý: Khi chọn giống vật nuôi cần phải chọn những con vật :
- Giống có năng suất, chất lượng sản phẩm cao.
- Phù hợp với điều kiện chăm sóc (diện tích nuôi, thức ăn, nước uống…)
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn không có bệnh tật hoặc dấu hiệu của bệnh.
- Chọn mua ở những địa chỉ uy tín, có đầy đủ thông tin về con giống
- ……..
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Chọn giống vật nuôi.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Khái niệm chọn giống vật nuôi.
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được:
- Khái niệm chọn vật nuôi làm giống.
- Nêu được vai trò của chọn giống vật nuôi.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 sgk tr28 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức.
- Chọn giống vật nuôi là gì?
- Vai trò của chọn giống vật nuôi là gì?
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức chính của hoạt động.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm chọn giống vật nuôi của ông cha ta: Gà nâu, chân thấp, mình to Đẻ nhiều trứng lớn, con vừa khéo nuôi Chẳng nên nuôi giống pha mùi Trứng không đẻ mấy, con nuôi vụng về. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.1sgk tr28 và trả lời câu hỏi: Chọn giống vật nuôi là gì? - GV chốt lại khái niệm chọn giống vật nuôi, phân tích ví dụ sgk để HS nắm rõ hơn về khái niệm. - GV yêu cầu: Chọn một số ví dụ khác về chọn giống vật nuôi? - GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát, trình bày nội dung hình ảnh cho HS nắm rõ quá trình lai tạo giống lợn Waton Mochibuta. - GV đặt câu hỏi: Vai trò của chọn giống vật nuôi là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát đọc thông tin mục 1 và hình ảnh liên quan để tìm hiểu nội dung trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau: + Khái niệm chọn giống vật nuôi. + Vai trò của chọn giống vật nuôi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ 2. | 1. Khái niệm chọn giống vật nuôi 1.1. Khái niệm Chọn vật nuôi làm giống là xác định và chọn những con vật nuôi có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều tính trạng mong muốn để làm giống.
*Ví dụ: Để cải thiện năng suất giống gà Ri, người ta giữ lại làm giống những con gà trống lớn nhanh, to đẹp và những gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.
1.2. Vai trò của chọn giống vật nuôi Chọn ra những con vật ưu tú => cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm ở đời sau.
|
- Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi.
Hoạt động 2. Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi – Ngoại hình
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đánh giá chọn giống vật nuôi thông qua yếu tố ngoại hình.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2.1 SGK và hình ảnh tr.28 và trả lời câu hỏi liên quan, hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời, từ đó nắm được các phương pháp đánh giá giống vật nuôi thông qua yếu tố ngoại hình.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: + Đặc điểm ngoại hình của vật nuôi là gì? + Hãy kể tên một số chỉ tiêu về ngoại hình để đánh giá chọn giống vật nuôi?
- GV chiếu hình 6.1 yêu cầu: Hãy mô tả ngoại hình của vật nuôi trong hình trên phù hợp với hướng sản xuất?
- GV đặt câu hỏi: Có thể sử dụng những phương pháp nào để đánh giá ngoại hình của vật nuôi. - GV chiếu hình ảnh 6.3 và hướng dẫn HS cách đo một số chiều đo cơ thể vật nuôi. (1) cao vây ở bò (2) dài thân chéo bò (3) dài thân ở lợn (4) vòng ngực Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV, thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi. 2.1. Ngoại hình - Đặc điểm ngoại hình của vật nuôi là đặc điểm bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống. - Chỉ tiêu ngoại hình: hình dáng thân, dáng vẻ, màu sắc bộ lông, màu sắc da thân, da chân, hình dáng tai, kiểu và màu sắc mào... *Ngoại hình của vật nuôi trong hình trên phù hợp với hướng sản xuất: - Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, phần thân trước hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu. - Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn. - Phương pháp để đánh giá ngoại hình vật nuôi: + Quan sát kết hợp với chụp ảnh, quay phim, sờ trực tiếp. + Dùng thước để đo một số chiều đo nhất định như: vòng ngực, dài thân ở lợn, cao vây ở bò, dài thân chéo trâu, bò...
|
Hoạt động 3. Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi – Thể chất
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đánh giá chọn giống vật nuôi thông qua yếu tố thể chất
- Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2.2 SGK và hình ảnh tr.30 và trả lời câu hỏi liên quan, hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời, từ đó nắm được các phương pháp đánh giá giống vật nuôi thông qua yếu tố thể chất
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS đọc thông tin mục 2.2 tr30 và trả lời: + Thể chất là gì? + Em hãy nêu một số biểu hiện của thể chất? + Theo em, trong chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nhanh thông tin, chọn lọc và đưa ra câu trả lời. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung thảo luận. + Khái niệm thể chất + Biểu hiện của thể chất + Chọn lọc giống vật nuôi theo thể chất. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi. 2.2. Thể chất - Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi, liên quan đến sức sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện cơ thể sống của con vật. - Biểu hiện của thể chất: kích thước cơ thể, tốc độ lớn, sức khỏe... - Chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật: lớn nhanh, kích thước lớn trong đàn, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn...
|
Hoạt động 4. Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi – Khả năng sinh trưởng và phát dục.
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đánh giá chọn giống vật nuôi thông qua yếu tố sinh trưởng và phát dục.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2.3 SGK tr.30 và trả lời câu hỏi liên quan, hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời, từ đó nắm được các phương pháp đánh giá giống vật nuôi thông qua yếu tố khả năng sinh trưởng và phát dục.
- Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây