Đáp án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh vật nuôi

File đáp án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh vật nuôi. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 15. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH VẬT NUÔI

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT VACCINE PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI

Câu 1: Quan sát sơ đồ Hình 15.1, mô tả các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp.

Trả lời:

Mô tả các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:

  • Virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • DNA chứa gene mã hóa kháng nguyên.
  • Enzym cắt.
  • Mở vòng plasmid.
  • DNA tái tổ hợp.
  • Vaccine DNA.
  • Vật nuôi.

Câu 2: Nêu một số ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp.

Trả lời:

Ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp:

  • Tiết kiệm thời gian và đơn giản hơn.
  • Có thể sản xuất quy mô lớn.
  • Độ an toàn cao.
  1. II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÁT HIỆN SỚM VIRUS GÂY BỆNH Ở VẬT NUÔI

Câu 1: Quan sát Hình 15.3 và mô tả quy trình phát hiện sớm virus H5N1 gây bệnh cúm ở gia cầm.

Trả lời:

Mô tả quy trình phát hiện sớm virus H5N1 gây bệnh cúm ở gia cầm:

  • Mẫu bệnh phẩm.
  • Tách chiết RNA tổng số.
  • Tổng hợp cDNA tổng số.
  • Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.
  • Điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên gel agarose.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Mô tả các bước sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi bằng công nghệ sinh học.

Trả lời: 

Mô tả các bước sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi bằng công nghệ sinh học: Vaccine DNA tái tổ hợp là dạng vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hóa kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây bệnh đó.

  • Virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • DNA chứa gene mã hóa kháng nguyên.
  • Enzym cắt.
  • Mở vòng plasmid.
  • DNA tái tổ hợp.
  • Vaccine DNA.
  • Vật nuôi.

Câu 2: rình bày các bước phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi nhờ ứng dụng công nghệ sinh học.

Trả lời: 

Các bước phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi nhờ ứng dụng công nghệ sinh học:

  • Mẫu bệnh phẩm.
  • Tách chiết RNA tổng số.
  • Tổng hợp cDNA từ RNA nhờ quá trình phiên mã ngược.
  • Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.
  • Điện di kiểm tra sản phẩm PCR.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu các loại vaccine đang được sử dụng trong chăn nuôi ở gia đình, địa phương em. Nêu ưu, nhược điểm khi sử dụng các loại vaccine đó.

Trả lời:

- Vacxin sống:

+ Ưu điểm: thường gây miễn dịch sớm (3 – 4 ngày sau khi tiêm) thời gian miễn dịch tương đối dài.

+ Nhược điểm: dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm.

- Vacxin chết:

+ Ưu điểm: vacxin an toàn, ổn định

+ Nhược điểm: chỉ đáp ứng khả năng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần, hiệu lực thường kém và thời gian sử dụng ngắn.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay