Đáp án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

File đáp án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 12. MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở LỢN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ

  1. BỆNH DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN

Câu 1: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển..

Trả lời:

Đặc điểm gây bệnh dịch tả lợn cổ điển: bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước.

Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển: virus dịch tả lợn có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae. Virus có thể ra ngoài phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao.

 

Câu 2: Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển phù hợp với thực tiễn của địa phương em.

Trả lời:

Đề xuất việc nên làm để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển phù hợp với thực tiễn của địa phương em:

  • Giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kỳ.
  • Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.
  • Bổ sung trợ sức điện giải, B-complex, vitamix cho lợn. Cho lợn uống nước đầy đủ.
  1. BỆNH TAI XANH

Câu 1: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở lợn.

Trả lời:

Đặc điểm gây bệnh tai xanh ở lợn: lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khỏe và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.

Nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở lợn: do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.

Câu 2: Vì sao khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại?

Trả lời:

Khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại vì để dự phòng dịch bệnh, việc tiêm vaccine mũi nhắc lại là việc làm cần thiết. Nếu tiêm nhắc lại định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch cho lợn.

III. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG LỢN

Câu 1: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn.

Trả lời:

Đặc điểm gây bệnh tụ huyết trùng lợn: vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn: do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Mô tả đặc điểm, nguyên nhân của bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng lợn.

Trả lời: 

 

Đặc điểm

Nguyên nhân

Bệnh dịch tả lợn cổ điển

Bại huyết và xuất huyết.

Do virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae.

Bệnh tai xanh

Viêm phổi, tiêu chảy, khó thở, biếng ăn...

Do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra.

Bệnh tụ huyết trùng lợn

Gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi).

Do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên.

Câu 2: So sánh biện pháp phòng, trị bệnh ba loại bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng).

Trả lời: 

Bệnh dịch tả lợn cổ điển

Bệnh tai xanh

Bệnh tụ huyết trùng

Sử dụng vaccine để tiêm phòng cho lợn như sau:

- Đối với lợn con, sau 30 ngày tuổi cần được tiêm mũi 1, khoảng 2 tuần sau tiêm mũi thứ 2. Sau 6 tháng tiêm nhắc lại.

- Đối với lợn nái và lợn hậu bị, cần phải tiêm phòng trước mỗi lần phối giống.

Đối với lợn đực giống cần tiêm phòng đầy đủ 6 tháng/lần.

- Không tiêm vaccine cho lợn đang ốm hoặc có biểu hiện bất thường, tiêm vaccine vào sáng sớm hoặc chiều tối để có hiệu quả tốt nhất.

- Khi lợn mắc bệnh phương pháp sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

- Tách riêng lợn ốm và lợn khỏe đồng thời tiến hành phun sát trùng, tiêu độc, tẩy uế chuồng trại.

- Tiêm thẳng vaccine dịch tả lợn cổ điển vào toàn đàn trong vòng 24 - 48h sau tiêm những con nào nặng quá sẽ chết, sau thời gian đó những con còn sống sẽ có miễn dịch chống lại bệnh.

- Bổ sung trợ sức điện giải, B-complex, vitamix cho lợn. Cho lợn uống nước đầy đủ.

- Tiêm ngừa đầy đủ các bệnh tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, suyễn trên heo theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho heo.

- Giữ ấm chuồng trại lúc mưa gió, làm mát lúc nắng nóng. Vệ sinh, sát trùng kỹ bên ngoài và bên trong chuồng sau khi xuất bán heo.

- Mỗi khi thời tiết thay đổi nên pha một trong các loại thuốc như APA Flo Do P hoặc APA Tylodo P… vào thức ăn để khống chế các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.

- Bổ sung APA Antistress P vào khẩu phần của heo để tăng cường hệ miễn dịch, góp phần phòng các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra trên heo.

- Cách ly ngay những heo bệnh để điều trị riêng.

- Không giết mổ heo bệnh tại nhà, không vứt xác thú chết xuống sông hoặc vứt ra ngoài đồng mà phải chôn sâu heo chết và có rắc vôi bột.

- Không giấu dịch, không bán chạy heo bệnh.

- Không mua heo bệnh và thịt heo bệnh.

- Trong mùa dịch bệnh nên hạn chế nhập heo mới vào đàn (trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly để theo dõi tối thiểu 3 tuần).

- Hạn chế khách tham quan chuồng trại.

- Phải luân phiên phun xịt thuốc sát trùng như APA Perin 50L hoặc APA Clean để tiêu diệt mầm bệnh.

Vệ sinh phòng bệnh:

- Chuồng nuôi phù hợp với từng loại heo và độ tuổi khác nhau, rào chắn cẩn thận, có tường bao. Chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

- Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi, quần áo bảo hộ…

- Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng. Heo mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng 15 - 20 ngày trước khi nhập đàn.

- Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ.

- Hạn chế phương tiện, người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi.

Các biện pháp khử trùng tiêu độc:

- Dùng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi.

- Quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1 kg vôi/10 lít nước) trong chuồng nuôi, môi trường xung quanh.

- Dùng một số hóa chất sát trùng cho heo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Vệ sinh thức ăn và nước uống

- Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh chăn nuôi.

- Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm có tính chất thổ nhưỡng, vi khuẩn cư trú ở khắp nơi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành dịch.

- Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp chủ động, tích cực và có hiệu quả nhất, 1 năm tiêm 2 - 3 lần tùy theo mục đích chăn nuôi và dịch tễ từng vùng. Lần 1 tiêm khi heo 45 - 50 ngày tuổi, sau đó tiêm nhắc lại cứ 6 tháng 1 lần là được.

- Có thể dùng một số thuốc như GENTAMOX LA, FLOR 100 LA, PENSTREP LA, FLORDOX, GENTADOX,…

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn ở địa phương em.

Trả lời:

- Nuôi dưỡng tốt:

  • Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc.
  • Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.

- Chăm sóc chu đáo:

  • Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi.
  • Luôn vật nuôi nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì vật nuôi trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh.

- Cách li tốt:

  • Cách li vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.
  • Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ:

  • Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
  • Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định:

  • Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tùy theo từng loại vaccine) mới có miễn dịch.
  • Sử dụng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay