Đáp án Địa lí 9 cánh diều Chủ đề 1: Đô thị: lịch sử và hiện tại

File đáp án Địa lí 9 cánh diều Chủ đề 1. Đô thị: lịch sử và hiện tại Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

CHỦ ĐỀ 1. ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI

MỞ ĐẦU

Phát triển đô thị, đô thị hoá là xu thế tất yếu mà bất kì quốc gia nào cũng đều phải trải qua. Vậy đô thị có vai trò gì đối với sự phát triển vùng? Đô thị hóa trên thế giới diễn ra theo xu hướng nào trong xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp? Đô thị hoá ở Việt Nam có tác động gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?

Hướng dẫn chi tiết:

Vai trò chính của đô thị:

- Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng: đầu tàu kinh tế, là nơi tập trung của các ngành công nghiệp và dịch vụ (các ngành có năng suất lao động cao và giá trị gia tăng lớn) nên khu vực đô thị là hạt nhân quan trọng thúc đẩy phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh.

- Trung tâm khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo: nơi hội tụ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đô thị giữ vai trò chủ đạo và tiên phong trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng dây chuyền và trang thiết bị công nghệ tiên tiến, góp phần thúc đẩy kinh tế của khu vực phát triển.

- Trung tâm chính trị: đô thị là nơi đặt trụ sở các cơ quan Nhà nước, có vai trò to lớn trong việc điều hành và quản lí xã hội, quyết định các quyết sách của đất nước => chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng.

Xu hướng đô thị hóa trên thế giới:

Có 2 giai đoạn đô thị hóa của thế giới:

- Xã hội công nghiệp

- Xã hội hậu công nghiệp

Tuy đều có sự đô thị hóa mạnh mẽ ở cả thành thị và nông thôn nhưng hai giai đoạn đều có những khác biệt đáng kể về thời gian, cách thức đô thị hóa.

Tác động Đô thị hoá ở Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:

- Tác động tích cực:

+ Các đô thị thường là những cực thu hút vốn đầu tư lớn, bao gồm cả vốn trong nước và ngoài nước.

+ Hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, xử lí chất thải.... của các đô thị đã được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện và hiện đại.

- Tác động tiêu cực: Đô thị hóa quá nhanh tạo ra sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, quản lí trật tự an toàn xã hội....

I. VAI TRÒ CỦA ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÙNG

Câu hỏi: Dựa vào thông tin, hãy trình bày vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng.

Hướng dẫn chi tiết:

- Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng: đầu tàu kinh tế, là nơi tập trung của các ngành công nghiệp và dịch vụ (các ngành có năng suất lao động cao và giá trị gia tăng lớn) nên khu vực đô thị là hạt nhân quan trọng thúc đẩy phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh.

- Trung tâm khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo: nơi hội tụ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đô thị giữ vai trò chủ đạo và tiên phong trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng dây chuyền và trang thiết bị công nghệ tiên tiến, góp phần thúc đẩy kinh tế của khu vực phát triển.

- Trung tâm chính trị: đô thị là nơi đặt trụ sở các cơ quan Nhà nước, có vai trò to lớn trong việc điều hành và quản lí xã hội, quyết định các quyết sách của đất nước => chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng.

II. XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA TRÊN THẾ GIỚI

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 1, hãy mô tả quá trình đô thị hóa trên thế giới thời kì xã hội công nghiệp.

Hướng dẫn chi tiết:

- Thế giới chuyển sang thời kì xã hội tư bản vào khoảng cuối thế kỉ XVIII gắn liền với việc xuất hiện của cách mạng công nghiệp (hay công cuộc công nghiệp hoá) ở nước Anh – nơi bắt nguồn của các phát minh, sáng chế như máy kéo sợi, máy dệt, đầu máy hơi nước, . ..

- Nước Anh bước vào công nghiệp hoá sớm nên đô thị hoá tiến trước rất xa so với các nước khác. Tỉ lệ dân thành thị của Anh tăng từ 19,2% (năm 1800) lên 56,2% (năm 1880).

- Trong thế kỉ XIX, công nghiệp hoá tiếp tục lan sang các nước khác ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tỉ lệ dân thành thị của các nước này tăng lên nhưng còn thấp và tăng chậm. Một số nước như Bì và Hà Lan mới có khoảng 43 - 44%.

- Đến thế kỉ XX, quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển nói chung, ở châu Âu và Bắc Mỹ nói riêng diễn ra nhanh do đẩy nhanh công nghiệp hoá. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và đạt mức cao như: Anh là 78,5%; Hoa Kỳ là 73.7%.

- Năm 1914, các nước phát triển có 59 đô thị có số dân trên 500 nghìn người, đến năm 1950 là 109 đô thị và năm 1980 tăng lên 194 đô thị. Năm 1950, các đô thị cực lớn (siêu đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên) bắt đầu xuất hiện đó là Niu Y-oóc - Niu-ớc (Hoa Kỳ) và Tô-ky-ô (Nhật Bản) => Số lượng đo thị tăng rõ rệt.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình đô thị hoá của các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh mới bắt đầu do công nghiệp hoá phát triển chậm hơn.

- Số dân thành thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh do bùng nổ dân số và số người nhập cư vào các đô thị lớn. Số dân thành thị ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng dân số (đạt 52,2% năm 2021). Một số nước ở châu Phi có tỉ lệ dân thành thị còn thấp như: Bu-run-đi (14,1% năm 2021), Ru-an-đa (17,6%), Ma-la-uy (17,7%).

- Số lượng đô thị lớn và đô thị cực lớn (siêu đô thị) gia tăng nhanh chóng. Năm 1975, các nước đang phát triển mới có 1 siêu đô thị thì đến năm 2020 đã chiếm 28 trong tổng số 34 siêu đô thị của thế giới (trong đó châu Á có 19, Mỹ La-tinh có 6, châu Phi có 3). Số dân thành thị tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn và đô thị cực lớn.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin, hãy mô tả quá trình đô thị hoa trên thế giới thời kì xã hội hậu công nghiệp.

Hướng dẫn chi tiết:

- Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, trên thế giới mới chỉ có các nước phát triển bước vào thời kì xã hội hậu công nghiệp, gắn với sự xuất hiện của mạng toàn cầu, internet, thiết bị thông minh. Quá trình đô thị hoá thời kì này có những khác biệt so với thời kì công nghiệp.

- Hầu hết đô thị ở các nước phát triển đều dịch chuyển từ sản xuất công nghiệp sang dịch vụ. Tỉ trọng công nghiệp giảm, dịch vụ không ngừng phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện, đô thị hoá đã đạt trình độ cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị có xu hướng chậm lại, tỉ lệ dân thành thị ổn định ở mức trên 70 – 80%.

- Ở một số nước phát triển xuất hiện các hiện tượng đô thị hoá mới như “tập trung hoá dân cư”, “phi tập trung hoá dân cư”.

+ Tập trung hoá dân cư là hiện tượng tập trung dân cư vào các vùng đô thị lớn. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh kéo theo sự hình thành các vùng đô thị rộng lớn với nhiều thành phố nằm gần nhau nhằm tăng cường liên kết với nhau.

+ Phi tập trung hoá dân cư là hiện tượng giảm dân số tại các đô thị, chủ yếu tại các đô thị lớn. Do mức sống và cơ sở hạ tầng không chênh lệch nhiều giữa đô thị và vùng ngoại ô, hệ thống giao thông thuận lợi.

 

III. QUÁ TRÌNH ĐO THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM

Câu hỏi: Dựa vào thông tin, hãy trình bày quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết:

- Đô thị đầu tiên của nước ta là Cổ Loa, được xây dựng vào thế kỉ thứ III trước Công nguyên. Thời phong kiến, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn. Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được hình thành với chức năng hành chính, kinh tế, quân sự như: Hà Nội Hải Phòng, Huế - Đà Nẵng, Sài Gòn – Chợ Lớn.

- Giai đoạn 1975-2009, đô thị phát triển mạnh, đa dạng loại hình như: đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị du lịch, đô thị hành chính, đô thị tổng hợp.

- Giai đoạn 2010 - 2021, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh. Số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng. Hệ thống đô thị phân bố tương đối đồng đều trong cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.

- Trên cả nước đã hình thành hai vùng đô thị lớn là vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Một số đô thị đã xây dựng và phê duyệt đề án, định hướng phát triển đô thị thông minh như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng,...

Câu hỏi: Dựa vào thông tin, hãy nêu tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết:

- Tác động tích cực:

+ Các đô thị thường là những cực thu hút vốn đầu tư lớn, bao gồm cả vốn trong nước và ngoài nước.

+ Hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, xử lí chất thải.... của các đô thị đã được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện và hiện đại.

- Tác động tiêu cực: Đô thị hóa quá nhanh tạo ra sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, quản lí trật tự an toàn xã hội....

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: So sánh sự khác biệt của quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp và thời ki xã hội hậu công nghiệp.

Hướng dẫn chi tiết:

Yếu tố

Xã hội công nghiệp

Xã hội hậu công nghiệp

Tốc độ

+ Diễn ra chậm hơn, tập trung vào các khu vực công nghiệp.

+ Quá trình đô thị hóa không đồng đều, tập trung vào các nước phát triển.

+ Diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, lan rộng ra toàn cầu.

+ Quá trình đô thị hóa đồng đều hơn, xuất hiện ở cả nước phát triển và đang phát triển.

Đặc điểm

+ Hình thành các khu ổ chuột do di cư ồ ạt, thiếu nhà ở.

+ Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp.

+ Mâu thuẫn xã hội giữa người lao động và chủ nhà máy.

+ Phát triển đô thị theo hướng bền vững, chú trọng môi trường và chất lượng cuộc sống.

+ Ứng dụng công nghệ vào quản lý và phát triển đô thị.

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích cho người dân.

Hậu quả

+ Thay đổi cơ cấu xã hội: Tỷ lệ dân số đô thị tăng cao.

+ Mất cân bằng giữa khu vực thành thị và nông thôn.

+ Vấn đề xã hội: Tội phạm, thất nghiệp, quá tải hạ tầng.

+ Tăng cường kết nối giữa khu vực thành thị và nông thôn.

+ Phát triển đô thị thông minh và bền vững.

+ Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Câu 2: Hãy tìm hiều và giới thiệu về một đô thị ở Việt Nam mà em ấn tượng nhất.

Hướng dẫn chi tiết:

Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.

Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện đại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay