Đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối Chủ đề 2: khám phá bản thân
File đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức Chủ đề 2: khám phá bản thân. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
1. NHẬN DIỆN ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ CHƯA TÍCH CỰC TRONG HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử
1. Chỉ ra những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật trong mỗi tình huống sau:
Tình huống 1: Lê và các bạn trong nhóm rủ nhau vào thư viện trường để tìm tư liệu cho một dự án học tập. Nhờ sự hướng dẫn, hỗ trợ của cô phụ trách thư viện nên các bạn đã nhanh chóng tìm được tài liệu cần thiết. Các bạn mừng rỡ, hăng hái cùng nhau thảo luận, lựa chọn thông tin trong tài liệu mà quên cảm ơn cô. Trong khi trao đổi, một vài bạn trong nhóm còn cười nói rất to khiến cô phụ trách thư viện phải nhắc nhở.
Tình huống 2: Giờ ra chơi, Huy đang đứng nói chuyện với bạn thì bị một em học sinh lớp 6 va phải suýt ngã. Huy tức giận, đang định mắng cho em ấy một trận thì cậu bé vội vàng xin lỗi:
“Em…em xin lỗi anh, em không cố ý ạ!”
Thái độ chân thành của cậu bé khiến cơn giận của Huy lắng xuống. Huy nhẹ nhàng nhắc: “Lần sau em nhớ đi đứng cẩn thận hơn nhé!”
2. Thảo luận về những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.
Hướng dẫn chi tiết:
1.
Tình huống 1:
Điểm tích cực: Lê và các bạn rủ nhau vào thư viện trường để tìm tài liệu học tập.
Điểm chưa tích cực: Quên cảm ơn cô phụ trách thư viện khi được cô giúp đỡ tìm tài liệu, cười nói rất to khi trong đổi khiến cô phụ trách phải nhắc nhở.
Tình huống 2:
Điểm tích cực: Em học sinh lớp 6 vội vàng xin lỗi khi va vào người Huy, Huy nhắc nhở em đi đứng cẩn thận.
Điểm chưa tích cực: Huy tức giận và định mắng em học sinh va vào người mình.
2.
Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực: lắng nghe khi người khác đang nói; thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng; kính trên nhường dưới, gúp đỡ người gặp khó khăn; đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu và cảm thông.
Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực: ngắt lời khi người khác đang nói; làm tổn thương người khác; gây mất trật tự nơi công cộng; nói xấu sau lưng người khác; dè bỉu, xa lánh một người vì họ khác biệt; không hoàn thành công việc được giao.
HOẠT ĐỘNG 2: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
Chỉ ra những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân bằng cách tự đánh giá mức độ biểu hiện.
Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
Hướng dẫn chi tiết:
1.
Hành vi giao tiếp, ứng xử | Mức độ biểu hiện | ||
Không bao giờ | Thỉnh thoảng | Thường xuyên | |
1. Lắng nghe và nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện | ü | ||
2. Ở các nơi công cộng luôn phải xếp hàng, nói năng nhỏ nhẹ, không ảnh hưởng đến người xung quanh. | ü | ||
3. Dè bỉu, chê bai điểm khác biệt của người khác. | ü | ||
4. Nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai khi đi các phương tiện công cộng. | ü | ||
5. Đi muộn, về sớm. | ü |
2.
Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực: lắng nghe khi người khác đang nói; thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng; kính trên nhường dưới, gúp đỡ người gặp khó khăn; đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu và cảm thông.
Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực: ngắt lời khi người khác đang nói; làm tổn thương người khác; gây mất trật tự nơi công cộng; nói xấu sau lưng người khác; dè bỉu, xa lánh một người vì họ khác biệt; không hoàn thành công việc được giao.
HOẠT ĐỘNG 3: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử của bản thân
2. KHÁM PHÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu biểu hiện của khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống.
Chia sẻ về những thay đổi em đã gặp phải trong cuộc sống và cách ứng phó thành công hay thất bại của em trước những thay đổi ấy.
Thảo luận về những biểu hiện của khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống.
Chỉ ra những biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật trong mỗi tình huống sau:
Tình huống 1: Do công việc làm ăn của bố mẹ nên gia đình Phong phải chuyển đến sống ở một địa phương khác. Phải rời xa ngôi trường cũ và những người bạn đã từng gắn bó suốt mấy năm học, Phong cảm thấy rất buồn và lo lắng. Tuy vậy, bạn đã chủ động tìm hiểu về môi trường mới, đặc biệt là về những yêu cầu của nhà trường đối với học sinh. Sau khi được phân vào lớp, Phong đã chủ động làm quen với các bạn trong tổ, trong lớp và nhờ các bạn hướng dẫn, giúp đỡ mình trong học tập và các hoạt động. Phong cũng mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, của trường và xung phong nhận những nhiệm vụ phù hợp với sở thích, khả năng để nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.
Tình huống 2: Gần đây, bố Hiền phải chuyển công tác xa nhà. Việc bố vắng nhà khiến cuộc sống của gia đình Hiền bị xáo trộn. Hiền đã chủ động sắp xếp thời gian để giúp mẹ chăm sóc em, làm việc nhà mà vẫn đảm bảo việc học của bản thân.
Hướng dẫn chi tiết:
1.
Những thay đổi đã gặp: chuyển chỗ ở, gia đình có thêm thành viên mới, chuyển lớp, chuyển trường, chuyển cấp học, làm quen được nhiều bạn mới, gặp lại người bạn từ thuở nhỏ,…
Cách ứng phó khi thay đổi chỗ ở:
Chấp nhận việc thay đổi chỗ ở mới của gia đình.
Tìm hiểu trước về nơi sẽ chuyển đến ở: địa chỉ, khoảng cách từ nhà đến trường, hàng xóm xung quanh, các điểm sinh hoạt văn hóa,…
Xác định trước những khó khăn, thách thức sẽ phải đối mặt khi sống ở nơi mới.
Chủ động làm quen với mọi người xung quanh ngay khi đến nơi ở mới.
Tự tin, tự lập, chủ động thích nghi với môi trường mới, cuộc sống mới.
2. Những biểu hiện của khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống: Chấp nhận sự thay đổi; chủ động học hỏi và tìm hiểu những điều mới để tìm cách ứng xử, thích nghi với sự thay đổi; chấp nhận từ bỏ những quan điểm, thói quen cũ; làm mới mình mỗi ngày; coi thất bại là một bài học.
3.
Tình huống 1: Biểu hiện của sự thích nghi:
Chủ động tìm hiểu về môi trường mới, đặc biệt là về những yêu cầu của nhà trường đối với học sinh.
Chủ động làm quen với các bạn trong tổ, trong lớp.
Nhờ các bạn hướng dẫn, giúp đỡ mình trong học tập và các hoạt động.
Tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, của trường.
Xung phong nhận những nhiệm vụ phù hợp với sở thích, khả năng để nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.
Tình huống 2: Biểu hiện của sự thích nghi: Chủ động sắp xếp thời gian để giúp mẹ chăm sóc em, làm việc nhà mà vẫn đảm bảo việc học của bản thân.
HOẠT ĐỘNG 2: Khám phát khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi
Câu 1: Khám phá khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi bằng cách tự đánh giá mức độ biểu hiện.
Hướng dẫn chi tiết:
Biểu hiện của khả năng thích nghi với sự thay đổi | Mức độ biểu hiện | |
Có | Không | |
1. Chấp nhận sự thay đổi. | ü | |
2. Dự đoán được những tình huống có thể xảy ra. | ü | |
3. Chủ động khám phá, học hỏi những điều mới. | ü | |
4. Chấp nhận từ bỏ những quan điểm, thói quen cũ | ü | |
5. Chủ động chia sẻ, hợp tác với các bạn | ü | |
6. Sẵn sàng đối diện với khó khăn trong học tập. | ü |
Câu 2: Chia sẻ kết quả khám phá khả năng thích nghi của bản thân.
Hướng dẫn chi tiết:
Đánh giá khả năng thích nghi của bản thân: Thích nghi ở mức TỐT
HOẠT ĐỘNG 3: Rèn luyện khả năng thích nghi của bản thân
Tiếp tục rèn luyện khả năng thích nghi với sự thay đổi của bản thân trong cuộc sống.
Chia sẻ kết quả rèn luyện.
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 1