Đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối Chủ đề 1: em với nhà trường

File đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức Chủ đề 1: em với nhà trường. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

1. TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỐNG HÀI HÒA VỚI CÁC BẠN, THẦY CÔ

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hiểu biện của tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô 

1. Chia sẻ những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn.

Hướng dẫn chi tiết:

Những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn: Kiểm soát cảm xúc cá nhân, tránh tức giận quá mức; giúp đỡ bạn bè; chấp nhận quan điểm khác với mình của các bạn; không có thái độ không đúng mực với quan điểm của bạn bè; không bắt ép bạn phải theo ý kiến của mình.

2. Trao đổi về những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô. 

Hướng dẫn chi tiết:

Những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô: Lắng nghe nhận xét của thầy cô về bản thân; tôn trọng sự khác biệt trong phong cách dạy học, làm việc của mỗi thầy cô; không thể hiện thái độ chống đối với thầy cô; không dùng những lời lẽ thiếu lịch sử với thầy cô; hoàn thành tốt những bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà thầy cô đã giao.

3. Thảo luận để xác định cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô.

Hướng dẫn chi tiết:

Cách ứng xử: Không so sánh, đánh giá, chỉ trách hay phán xét những điểm khác biệt; chia sẻ cảm xúc tích cực của bản thân về sự khác biệt; lên án những hành vi chê bai, giễu cợt sự khác biệt của bạn bè và thầy cô; luôn có cái nhìn và thái độ tích cực về sự khác biệt; tôn trọng sự khác biệt của bạn bè, thầy cô.

HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành thể hiện tông trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô

Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biết và sống hài hòa với các bạn, thầy cô trong các tình huống sau: 

  • Tình huống 1: Khi cùng các bạn trong lớp nói về sở thích âm nhạc, Vân cho biết mình đặc biệt thích các làn điệu dân ca và hát chầu văn. Một số bạn cười rất to vì cho rằng Vân không cập nhật xu hướng âm nhạc của giới trẻ hiện nay. 
  • Tình huống 2: Cô Hải mới được phân công dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 9A1 thay thầy Hùng. Hai thầy cô có phong cách giảng dạy khác nhau. Một số bạn trong lớp tỏ ra không thích cách giảng dạy của cô Hải và thường lơ là khi cô giảng bài. 

Hướng dẫn chi tiết:

  • Tình huống 1: Nếu em là bạn của Vân, em sẽ cùng nói chuyện với Vân về sở thích của bạn và lên án những bạn đã có thái độ không tôn trọng đối với sở thích của Vân. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu mỗi người sẽ có một đam mê, sở thích khác nhau, không thể so sánh với nhau được. Vì vậy, hành động cười to của các bạn đã vô tình làm tổn thương Vân và có thể khiến bạn không muốn chia sẻ sở thích của mình với ai nữa. Thay vì vậy, các bạn sẽ cùng Vân tìm hiểu về các làn điệu dân ca vì đó cũng là một nét văn hóa truyền thống trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
  • Tình huống 2: Nếu em là một bạn trong lớp, em sẽ nói với lớp trưởng để có hành động chỉnh đốn lại thái độ của một số bạn trong lớp. Hành vi đó của các bạn không chỉ khiến cô Hải rất buồn mà còn làm ảnh hưởng đến việc học của các bạn khác.

HOẠT ĐỘNG 3: Rèn luyện thái độ, hành vi tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô

2. PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

1. Trao đổi về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết.

Hướng dẫn chi tiết:

Các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường: 

  • Thiết kế hình ảnh và khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống bắt nạt học đường.
  • Tổ chức các diễn đàn, thi tìm hiểu, diễn tiểu phẩm,… về phòng chống bắt nạt học đường.
  • Rèn luyện các kĩ năng phòng chống bắt nạt học đường.
  • Tổ chức những buổi sinh hoạt lớp thảo luận về phòng chống bắt nạt học đường.
  • Tổ chức các buổi thi vẽ tranh, thuyết trình về nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh bắt nạt học đường.
  • Đưa ra các tình huống để giải quyết nếu gặp hành vi bắt nạt học đường.

2. Chia sẻ cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. 

Hướng dẫn chi tiết:

Em thấy hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là một hoạt động rất bổ ích và mang lại rất nhiều hiệu quả cho các bạn học sinh đang còn trong độ tuổi đi học.

HOẠT ĐỘNG 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

1. Lựa chọn và lập kế hoạch tổ chức một hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. 

Hướng dẫn chi tiết:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

  • Nhóm thực hiện: Nhóm 
  • Thời gian thực hiện: Ngày 5 tháng 9 năm 2023
  • Địa điểm thực hiện: lớp 9A, Trường Trung học cơ sở Tạ Quang Bửu
  • Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 9A, Trường Trung học cơ sở Tạ Quang Bửu
  • Công việc cần chuẩn bị:
  • Dẫn chương trình: Công Minh
  • Tài liệu: Mai Lan, Vũ Hoàng
  • Phần thưởng: Hạnh Nguyên
  • Thể lệ cuộc thi:
  • Nội dung tuyên truyền: Khái niệm của bắt nạt học đường/bạo lực học đường, nguyên nhân, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự, hậu quả, hững việc cần làm khi bị bắt nạt học đường, giải pháp phòng tránh bắt nạt học đường.
  • Hình thức thi: Thuyết trình, hùng biện, diễn tiểu phẩm, vẽ tranh,…
  • Tiêu chí chấm điểm: Nội dung đầy đủ, trình bày sáng tạo, có sản phẩm minh học,…
  • Cách thức thi: Nhóm gồm 4 – 6 học sinh
  • Chương trình dự kiến:
  • Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu về cuộc thi và các thành phần tham gia.
  • Thể hiện phần thi của các đội.
  • Ban giám khảo công bố kết quả. 
  • Tổng kết cuộc thi
  • Đưa ra thông điệp phòng chống bắt nạt học đường.
  • Cam kết không có hành vi bắt nạt học đường.

2. Tham gia thực hiện kế hoạch truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường theo kế hoạch đã xây và chia sẻ kết quả. 

HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

1. Chia sẻ những hoạt động phòng chống bắt nạt học đường em đã tham gia. 

2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em đã tham gia theo các tiêu chí

  • Số lượng người tham gia. 
  • Sự quan tâm, theo dõi của người tham gia.
  • Sự hài lòng, hứng thú của những người tham gia vào các hoạt động. 
  • Cam kết của người tham gia trong phòng chống bắt nạt học đường.

Hướng dẫn chi tiết:

1. Những hoạt động phòng chống bắt nạt học đường em đã tham gia: Tuyên truyền các hành động phòng chống bắt nạt học đường; diễn tiểu phẩm, tình huống bắt nạt học đường; thi vẽ tranh với chủ đề “Phòng chống bắt nạt học đường”.

2. 

  • Số lượng người tham gia: toàn bộ các bạn học sinh trong lớp.
  • Sự quan tâm, theo dõi của người tham gia: hào hứng và chăm chú lắng nghe
  • Sự hài lòng, hứng thú của những người tham gia vào các hoạt động: tất cả các bạn học sinh đều tham gia vào hoạt động.
  • Cam kết của người tham gia trong phòng chống bắt nạt học đường: tất cả các bạn học sinh đều kí giấy cam kết phòng chống bắt nạt học đường.

HOẠT ĐỘNG 4: Rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động phòng chồng bắt nạt học đường

3. XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

HOẠT ĐỘNG 1: Chia sẻ về sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường và các hoạt động lao động công ích ở trường

  1. Chia sẻ những sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường mà em đã thực hiện.
  2. Kể về những hoạt động lao động công ích ở trường em đã tham gia.

Hướng dẫn chi tiết:

1. Những sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường mà em đã thực hiện:

  • Sưu tầm hình ảnh, hiện vật, thông tin của các thế hệ học sinh trong trường đã có thành tích nổi bật.
  • Làm đoạn phim ngắn về hoạt động thiện nguyện của nhà trường. 
  • Tham gia các cuộc thi vẽ tranh giới thiêu về truyền thống của nhà trường.

2. Những hoạt động lao động công ích ở trường em đã tham gia: tổng vệ sinh trường, lớp, trồng cây xanh, thu gom và phân loại rác thải, gom các rác thải tái chế để sử dụng trang trí trường lớp, lau dọn bàn ghế, cửa sổ, hành lang,…

HOẠT ĐỘNG 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động lao động công ích do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động

  1. Lựa chọn một hoạt động lao động công ích và xác định mục tiêu của hoạt động đó. 
  2. Xây dựng kế hoạch cho buổi lao động công ích đã lựa chọn.

Hướng dẫn chi tiết:

1. Hoạt động dọn vệ sinh và trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường: để làm cho cảnh quan trường lớp luôn xanh – sạch – đẹp, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho học sinh.

2.  

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG “KHÔNG GIAN XANH”

  • Nhóm thực hiện: Nguyễn Thu Trang, Đỗ Thị Hà, Nguyễn Ngọc Mai, Hà Thị Như, Nguyễn Tuấn Đạt, Đặng Minh Sơn.
  • Mục tiêu: Tham gia làm sạch các hiện vật trong phòng truyền thống của nhà trường: để cho phòng truyền thông luôn sạch sẽ và trở thành nơi tham quan thường xuyên của các bạn học sinh.
  • Nội dung công việc: Lau dọn các tủ kính trưng bày hiện vật truyền thống của trường; quét dọn sàn nhà và các kệ trưng bày, cửa sổ, quạt trần.
  • Chuẩn bị: Khăn lau, chổi, hót rác, cây phủi bụi.
  • Thời gian thực hiện: Chiều thứ Bảy, ngày 10 tháng 10 năm 2023
  • Địa điểm thực hiện: Phòng truyền thống của nhà trường.
  • Phân công nhiệm vụ:
  • Mang dụng cụ dọn dẹp: Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Ngọc Mai.
  • Quét mạng nhện, quạt trần: Nguyễn Tuấn Đạt, Đặng Minh Sơn.
  • Lau dọn tủ kính trưng bày: Đỗ Thị Hà, Hà Thị Như.
  • Quét và vệ sinh tổng thể phòng truyền thống: Cả nhóm.

HOẠT ĐỘNG 3: Làm sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thông nhà trường do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động

  1. Thảo luận về sản phẩm sẽ làm để đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.
  2. Thực hành thiết kế sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.

Hướng dẫn chi tiết:

1. 

  • Những sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường: vẽ tranh về nhà trường, thiết kế khuôn viên nhỏ ở hành lang gồm có cây xanh, kệ sách; tạo kho dữ liệu ảnh về các hoạt động của nhà trường; tạo một buổi triển làm tranh ở một khoảng sân trường.
  • Nguyên, vật liệu làm sản phẩm: giấy, bút màu, cây xanh, máy ảnh, giá để tranh,…
  • Địa điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm: phòng truyền thống, hành lang, trang mạng xã hội của nhà trường, sân trường, trước cửa lớp học,…

2. Ví dụ:

  • Hình thức sản phẩm: Mô hình con thuyền, cánh buồm ước mơ.
  • Cách thực hiện thiết kế sản phẩm: 
  • Bước 1: Tạo khung con thuyền, cánh buồm
  • Bước 2: Tạo các sản phẩm trang trí con thuyền
  • Bước 3: Gắn, trang trí con thuyền.
  • Ý nghĩa, thông điệp sản phẩm: Từ xưa đến nay, thầy cô được ví như người lái đò, chở học sinh cập bến bờ kiến thức. Do đó, con thuyền này là con thuyền tri thức, con thuyền đưa các thế hệ học sinh chắp cánh ước mơ.

HOẠT ĐỘNG 4: Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Hướng dẫn chi tiết:

  • Thực hiện hoạt động lao động công ích theo kế hoạch.
  • Hoàn thiện sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường: vẽ tranh, tiểu phẩm, thuyết trình,…
  • Viết báo cáo ngắn gọn về kết quả hoạt động và sản phẩm đã làm được. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay