Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC(31 CÂU)
(31 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô là:
- Chấp nhận suy nghĩ, cách làm, tính cách hoặc phong cách ăn mặc khác với mình của các bạn.
- Chỉ giúp đỡ bạn bè khi có sự đề nghị, yêu cầu của thầy cô, người lớn.
- Giữ thái độ khiêm tốn, biết kiểm soát cảm xúc, không kiêu căng khi giao tiếp với các bạn giỏi hơn mình.
- Chỉ hợp tác làm việc nhóm với các bạn khi được thầy cô phân công, yêu cầu.
Câu 2: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô là:
- Hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện các hoạt động mà thầy cô giao khi bị bắt buộc.
- So sánh, đánh giá sự khác biệt trong cách giao tiếp với học sinh của các thầy cô.
- Lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về bản thân.
- Khó chấp nhận sự khác biệt trong phong cách dạy học, làm việc của mỗi thầy cô.
Câu 3: Đâu là cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô?
- So sánh, đánh giá, chỉ trích và phán xét những điểm khác biệt.
- Xa lánh và mỉa mai sự khác biệt.
- Dùng ngôn ngữ cục cằn, thô lô để nhận xét về điểm khác biệt.
- Chia sẻ cảm xúc tích cực của bản thân về sự khác biệt.
Câu 4: Đâu là một trong các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?
- Ưu tiên thời gian cho các hoạt động học tập thay vì các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Tổ chức các diễn đàn, thi tìm hiểu, diễn tiểu phẩm,…về phòng chống bắt nạt học đường.
- Xem các hình ảnh, video clip về bắt nạt học đường trên mạng xã hội.
- Tổ chức tọa đàm về chủ đề Trường học xanh – sạch – đẹp.
Câu 5: Đâu là hoạt động lao động công ích ở trường?
A. Tổng vệ sinh trường lớp. | B. Trồng cây xanh tại địa phương. |
C. Tham gia tọa đàm Trường học xanh – sạch – đẹp. | D. Nhặt rác và túi ni-lông tại địa phương. |
Câu 6: Đâu là hoạt động lao động công ích tại địa phương:
A. Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường. | B. Làm sạch các hiện vật trong phòng truyền thống của nhà trường. |
C. Tổng vệ sinh trường học. | D. Vệ sinh đường làng. |
Câu 7: Sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường là:
- Kho tư liệu ảnh về các hoạt động của nhà trường.
- Tranh vẽ về cảnh đẹp tại địa phương.
- Sách, truyện về lịch sử, truyền thống địa phương.
- Mạng xã hội của các học sinh trong trường.
Câu 8: Một trong những sản phẩm đóng góp, xây dựng truyền thống nhà trường?
- Cây xanh được trồng trong khuôn viên nhà trường.
- Đoạn phim ngắn về hoạt động thiện nguyện của nhà trường.
- Các hiện vật, đồ dùng, trang thiết bị học tập của các lớp.
- Bản kế hoạch xây dựng truyền thống nhà trường của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 9: Địa điểm phù hợp để trưng bày và giới thiệu sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động là:
- Trang mạng xã hội của nhà trường.
- Khu dân cư xung quanh trường học.
- Phòng học Tin học của nhà trường.
- Phòng học Âm nhạc của nhà trường.
Câu 10: Thuận lợi khi em tham gia các hoạt động lao động công ích là:
- Có thêm các hình ảnh, video đẹp trên mạng xã hội của bản thân.
- Làm quen thêm được nhiều bạn mới.
- Giảm bớt thời gian học bài và làm bài tập về nhà.
- Được đánh giá cao hơn khi học môn Hoạt động trải nghiệm và Giáo dục công dân.
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là một trong những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn?
- Giữ thái độ khiêm tốn, biết kiểm soát cảm xúc, không kiêu căng.
- Chê bai sở thích của bạn bè.
- Giúp đỡ các bạn khi cần thiết.
- Chấp nhận suy nghĩ, cách làm, tính cách hoặc phong cách ăn mặc khác với mình của các bạn.
Câu 2: Đâu không phải là một trong những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thây cô?
- Thích ứng với cách dạy của từng thầy cô.
- Lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về bản thân.
- Khó chấp nhận hoặc không chấp nhận đặc trưng văn hóa riêng của từng từng thầy cô.
- Hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện tốt các hoạt động mà thầy cô giao.
Câu 3: Đâu không phải là cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô?
- Vui vẻ trò chuyện với thầy cô và các bạn.
- Hỗ trợ và giúp đỡ thầy cô, bạn bè trong khả năng của mình.
- So sánh, đánh giá, chỉ trích và phán xét về sự khác biệt của thầy cô, bạn bè.
- Sẵn sàng cùng bạn thực hiện nhiệm vụ được thầy cô giao.
Câu 4: Nội dung tuyên truyền nào không phù hợp khi thực hiện Kế hoạch tổ chức thi tuyên truyền viên giỏi về phòng chống bắt nạt học đường?
- Các hình thức bắt nạt học đường.
- Tác động tiêu cực của bắt nạt học đường đối với cá nhân học sinh, lớp học, nhà trường.
- Những biện pháp cần thực hiện để phòng chống bắt nạt học đường.
- Nguyên nhân của việc học sinh xuất hiện ngày càng nhiều thói hư, tật xấu.
Câu 5: Hình thức phù hợp để tổ chức hoạt động nhận diện các hình thức bắt nạt học đường là:
- Tổ chức tọa đàm.
- Đóng vai giải quyết tình huống.
- Làm tờ rơi, áp phích.
- Truyền thông đa phương tiện.
Câu 6: Hình thức phù hợp để tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường là:
- Tổ chức tọa đàm.
- Đóng vai giải quyết tình huống.
- Làm tờ rơi, áp phích.
- Truyền thông đa phương tiện.
Câu 7: Hình thức phù hợp để tổ chức hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bắt nạt học đường là:
- Truyền thông đa phương tiện.
- Tổ chức tọa đàm.
- Đóng vai giải quyết tình huống.
- Vẽ tranh về bắt nạt học đường.
Câu 8: Đâu không phải là một hoạt động lao động công ích ở trường học?
A. Tổng vệ sinh lớp học. | B. Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường. |
C. Vệ sinh đường làng. | D. Chăm sóc hoa ở vườn trường. |
Câu 9: Nội dung nào không phải là một trong những mục tiêu của các hoạt động lao động công ích ở trường học?
- Giáo dục tinh thần trách nhiệm của người học sinh đối với công việc chung.
- Bồi dưỡng tình yêu lao động.
- Phát triển kĩ năng hợp tác.
- Giảm thời gian học bài và làm bài tập về nhà.
Câu 10: Đâu không phải là một trong những hoạt động khi thực hiện Kế hoạch chăm sóc cây xanh ở vườn trường?
- Quét dọn, cắt tỉa cành lá, bắt sâu.
- Nhổ cỏ, bón phân, tưới nước.
- Xem đoạn phim ngắn về quá trình chăm sóc cây xanh ở vườn trường.
- Làm hàng rào bảo vệ vườn trường.
Câu 11: Đâu không phải là một trong những sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường?
- Đoạn phim ngắn giới thiệu về truyền thống nhà trường.
- Sổ tay giới thiệu về truyền thống nhà trường.
- Tạo kho dữ liệu ảnh về các hoạt động của nhà trường.
- Tranh vẽ về các danh lam, thắng cảnh tại địa phương.
Câu 12: Địa điểm trưng bày không phù hợp khi thực hiện giới thiệu sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động?
A. Phòng truyền thống. | B. Hành lang. |
C. Bếp ăn của nhà trường. | D. Trang mạng xã hội của nhà trường. |
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là một trong các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường?
- Tọa đàm về chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô và bạn bè”.
- Các hoạt động lao động công ích.
- Hoạt động phòng chống bạo lực học đường.
- Các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước do địa phương tổ chức.
Câu 2: Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong tình huống sau:
Tình huống: “Thầy M dạy Ngữ văn ở lớp của K rất hay làm các bài thơ ngắn và đọc cho cả lớp nghe vào đầu tiết học. K thường tỏ ra khó chịu và quay sang nói chuyện riêng với bạn mỗi khi thầy đọc thơ”.
- Trong giờ học Ngữ văn chỉ nên tập trung vào nội dung của bài học, thầy K không nên đọc thơ do thầy tự làm. K có thể làm việc riêng của mình.
- Việc thầy M đọc các bài thơ ngắn cho cả lớp nghe vào đầu tiết học với mục đích để tạo không khí hứng thú cho cả lớp trước khi bắt đầu bài học. K cần giữ trật tự và lắng nghe thầy M.
- Bài thơ của thầy M không liên quan đến nội dung bài học nên K có thể không lắng nghe nhưng vẫn cần giữ trự tự trong lớp học.
- K nên phản ánh và báo cáo sự việc thầy M dạy Ngữ văn rất hay làm các bài thơ ngắn và đọc cho cả lớp nghe vào đầu tiết học với giáo viên chủ nhiệm.
Câu 3: Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong tình huống sau:
Tình huống: “Bạn G thường nói lắp mỗi khi mất bình tĩnh. Những lúc như vậy, một số bạn trong lớp lại cười G”.
- Việc G nói lắp mỗi khi mất bình tĩnh có thể sửa được. Động viên và hướng dẫn G một số cách để khắc phục việc nói lắp mỗi khi mất bình tĩnh như: tập đọc hàng ngày, tập nói trước gương, thư giãn tinh thần,…
- Không nên động viên và góp ý cho G cách khắc phục việc nói lắp mỗi khi mất bình tĩnh vì sợ bạn sẽ xấu hổ, bực tức hoặc không chơi với mình nữa.
- Việc G nói lắp mỗi khi mất bình tĩnh là một hình ảnh không đẹp. Không nên để G thuyết trình trước lớp.
- Cố gắng lắng nghe và tập trung để hiểu nội dung G muốn truyền đạt mỗi khi bạn nói lắp.
Câu 4: Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong tình huống sau:
Tình huống: “Bạn A có sở thích tìm hiểu về thiên văn học ở lớp nên A thường say sưa nói về dải Ngân hà và các chòm sao. Một số bạn trong lớp hay trêu chọc A là “người đến từ hành tinh khác”.
- Sở thích tìm hiểu về thiên văn học của A không phù hợp với học sinh và làm mất nhiều thời gian học tập. A nên bỏ sở thích này và tập trung vào việc học.
- A thích tìm hiểu về thiên văn học nên A sẽ có thời gian và cơ hội tìm hiểu về sự phát triển của khoa học và công nghệ, cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và phát triển sáng tạo của bản thân. Nên ủng hộ sở thích của A.
- Không ủng hộ hay chê bai sở thích A vì không quan tâm đến A.
- Không chê bai sở thích A nhưng không muốn lắng nghe, né tránh mỗi khi bạn nói chuyện về thiên văn học.
Câu 5: Thể hiện cách ứng xử tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa trong tình huống sau:
Tình huống: “Cô L đến lớp với tâm trạng mệt mỏi, giờ giảng của cô không được sôi nổi như mọi khi”.
- Đánh giá, chỉ trích cô L vì giờ dạy không tập trung và tâm huyết.
- Tỏ thái độ khó chịu và quay sang nói chuyện riêng với bạn đến hết giờ.
- Quan tâm đến cô L sau khi giờ học kết thúc và sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ cô L khi cần thiết.
- Giữ trật tự trong giờ học của cô L. Tuy nhiên, không lắng nghe bài giảng của cô do bài giảng không thú vị như mọi khi.
Câu 6: Thể hiện cách ứng xử tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa trong tình huống sau:
Tình huống: “N là một học sinh giỏi, luôn tích cực trong học tập nhưng lại ít tham gia các hoạt động phong trào. Trong lớp, N cũng ít nói chuyện với các bạn”.
- Đánh giá, chỉ trích N vì nếu có học giỏi những không tham gia các hoạt động phong trào thì cũng không được cả lớp đánh giá cao.
- Động viên, hỗ trợ và nói chuyện với N về những thuận lợi khi tham gia các hoạt động phong trào.
- N học giỏi và tích cực trong học tập là đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người học sinh. N chỉ nên học tập, không cần tham gia các hoạt động phong trào.
- Không quan tâm đến chuyện của N vì không thân thiết với N.
Câu 7: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:
Nội dung nào không phù hợp để thể hiện trong sản phẩm sổ tay góp phần xây dựng truyền thống nhà trường? A. Tranh, ảnh về các hoạt động của trường, của lớp. B. Những thành tích của cá nhân, của lớp. C. Những bài viết về truyền thống của nhà trường, của lớp. D. Vẻ đẹp của các di tích, danh lam thắng cảnh xung quanh khu vực trường học. |
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1. Câu ca dao, tục ngữ nói về cách sống hài hòa với bạn bè là:
- Đất tốt trồng cây rườm rà/Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
- Có kiêng có lành, có dành có lúa.
- Quen nhau từ thuở hàn vi/Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn.
- Gieo nhân nào gặp quả ấy.
Câu 2: Đâu không phải là mục tiêu của Chương trình hành động, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là:
- Triển khai nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường là các hoạt động giáo dục chính và quan trọng nhất trong trường học.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
- Thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi có học sinh bị bạo lực học đường.
- Xây dựng và triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 9 kết nối có đáp án, trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 9 kntt trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập hđtn 9 kntt