Đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối Chủ đề 3: trách nhiệm với bản thân

File đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức Chủ đề 3: trách nhiệm với bản thân. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

1. TRÁCH NHIỆM VỚI NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về những việc đã làm để thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao

Câu 1: Kể tên các nhiệm vụ em đã được giao

Hướng dẫn chi tiết:

  • Nhiệm vụ được giao ở trường, lớp: làm bài tập nhóm, phân công các bạn tham gia dọn vệ sinh lớp học, tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp theo chủ đề được giao,…

  • Nhiệm vụ được giao khi tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội: tuyên truyền, vận động người khác tham gia các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi quyên góp ủng hộ sách vở, quần áo cũ cho các bạn học sinh vùng cao và các bạn đang chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ ở miền Trung, handmade để gây quỹ ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn,…

  • Nhiệm vụ được giao ở gia đình: nấu cơm, vệ sinh nhà cửa, rửa bát, quét nhà, giặt quần áo,…

Câu 2: Trao đổi về những việc em đã làm để thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

Hướng dẫn chi tiết:

Những việc em đã làm khi được giao nhiệm vụ làm nhóm trường để dọn vệ sinh trường, lớp: Lên kế hoạch lựa chọn khu vực dọn vệ sinh của nhóm; điều hành các bạn thực hiện nhiệm vụ; kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao

Câu 1: Trao đổi về cách thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao.

Hướng dẫn chi tiết: 

Cách thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao: Nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với nhiệm vụ được giao; lập kế hoạch và cam kết thực hiện kế hoạch; dự kiến những khó khăn có thể gặp phải và tìm cách vượt qua khó khăn; kiên trì thực hiện nhiệm vụ được giao cho đến khi hoàn thành; tự giám sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có trách nhiệm ngay cả khi đã hoàn thành.

Câu 2: Xác định cách thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao trong các trường hợp sau:

A cartoon of a person with a bicycle

Description automatically generated

Hướng dẫn chi tiết:

  • Trường hợp 1: Dù chưa viết và đọc một bài tuyên truyền về bảo vệ môi trường đường làng, ngõ xóm bao giờ nhưng bạn nhỏ vẫn cố gắng học hỏi, tìm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

  • Trường hợp 2: Dù thời gian các bạn phân chia công việc trong nhóm gấp nhưng Nam vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để hoành thành công việc được phân công.

  • Trường hợp 3: Dù bạn nhỏ gặp sự cố hỏng xe trên đường nhưng vẫn tìm mọi cách để hoàn thành công việc mang thức ăn cho bà mà mẹ đã giao.

HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao

Câu 1: Thực hành thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong các tình huống sau: 

  • Tình huống 1: Năm nay là năm học cuối cấp. Nam được cô giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng học tập nên bạn vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của mình, vừa phải giúp đỡ một số bạn học chưa tốt trong nhóm.

  • Tình huống 2: Để chuẩn bị cho lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhà trường phát động phong trào thi đua văn hóa, văn nghệ, thể thao. Thảo được cô giáo chủ nhiệm giao cho nhiệm vụ phụ trách các tiết mục tham gia hội diễn văn nghệ của lớp.

  • Tình huống 3: Cuối tuần này, bố mẹ Lan đi công tác, chỉ có hai chị em ở nhà. Chị em Lan phải tự sắp xếp công việc nhà trong những ngày đó.

Hướng dẫn chi tiết: 

  • Nam có thể phân sắp xếp thời gian trong tuần, chia thời gian theo thứ như 2, 4, 6 hướng dẫn các bạn học nhóm và thứ 3, 5, 7 sẽ hoàn thành bài tập của mình. Ngoài ra, Nam có thể phân chia giờ giấc trong ngày để vừa đảm bảo cho việc học của mình và cũng sẽ giúp đỡ một số bạn học tập trong lớp.

  • Thảo sẽ lên kế hoạch chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, sau đó kêu gọi và phân công các bạn tham gia. Bên cạnh đó, Thảo cần giám sát các tiết mục văn nghệ cho thật chỉn chu và cẩn thận.

  • Chị em nhà Lan sẽ phân chia công việc để làm cùng nhau cho nhanh chóng và không bỏ sót công việc nào mà bố mẹ đã giao. Ví dụ, chị Lan sẽ nấu cơm và rửa bát, em sẽ rút quần áo và gấp quần áo; nếu chị Lan giặt và phơi quần áo thì em có thể quét nhà và lau bàn ghế,…

Câu 2: Lựa chọn và lập kế hoạch thực hiện có trách nhiệm với một nhiệm vụ được giao

Hướng dẫn chi tiết:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI “VÌ MÔI TRƯỜNG XANH”

  • Người phụ trách: Phạm Thị Linh Nhi

  • Nhiệm vụ được giao: Lên kế hoạch tổ chức các chương trình, gian hàng bán đồ lưu niệm với chủ đề “Vì môi trường xanh” như thu pin cũ tặng cây xanh, bán các sản phẩm tái chế từ vỏ lon, chai nhựa,…

  • Thời gian chuẩn bị: 1 tuần.

  • Đối tượng tham gia: Các lớp khối 9 chọn ra các thành viên tiêu biểu của lớp mình để tổ chức gian hàng của từng lớp.

  • Chuẩn bị: Phân công các lớp lên ý tưởng và tổ chức thực hiện.

  • Cách thực hiện: Các lớp sẽ bày bán gian hàng của mình theo chủ đề và trình bày ý tưởng của mình với BGK.

HOẠT ĐỘNG 4: Thực hiện có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao

  1. Thực hiện kế hoạch đã lập và hoàn thành có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

  2. Chia sẻ kết quả thực hiện.

2. ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ ÁP LỰC 

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống

Câu 1: Chia sẻ những căng thẳng trong quá trình học tập mà em đã gặp phải và cách ứng phó của em. 

Hướng dẫn chi tiết:

  • Những căng thẳng em gặp phải: Áp lực học tập và sự kì vọng quá cao của bố mẹ dành cho mình, gặp một bài toán khó mà không biết làm như thế nào, không hòa đồng được với các bạn trong lớp, không hiểu bài giáo viên giảng trên lớp, chưa thuộc bài mặc dù ngày mai có bài kiểm tra.

  • Cách ứng phó: thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có phương pháp học tập khoa học, phù hợp; thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên; tâm sự với bố mẹ, người thân, thầy cô giáo,…

Câu 2: Chia sẻ những áp lực của cuộc sống mà em đã gặp phải và cách ứng phó của em.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Bị người khác bắt nạt ® chia sẻ sự việc với người thân hoặc thầy, cô giáo,…

  • Gặp nhiều vấn đề trong học tập ® nhờ sự giúp đỡ của anh chị, bạn bè, thầy cô giáo,…

  • Bố mẹ kì vọng quá nhiều vào kết quả học tập của bản thân em ® nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ, cố gắng học tập, nhờ sự giúp đỡ của anh chị trong gia đình.

Câu 3: Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực cuộc sống.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Xác định tình huống và nguyên nhân gây căng thẳng: kì vọng quá lớn từ gia đình, không hiểu bài trên lớp, không có phương pháp học tập hợp lí,…

  • Lựa chọn cách ứng phó phù hợp: Lập kế hoạch thực hiện hành động; lựa chọn phương pháp hoạt động phù hợp hơn; thực hiện các hoạt động thư giãn; chia sẻ với người thân, các bạn, thầy cô; tham khảo ý kiến từ anh chị, bạn bè.

HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống

Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau:

  • Tình huống 1: Chuẩn bị đến đợt kiểm tra cuối học kì nên Hoàng phải ôn tập nhiều môn học cùng lúc. Mỗi ngày, Hoàng đều tận dụng tối đa thời gian để học tập với mong muốn đạt được kết quả tốt. Vì vậy, Hoàng luôn trong tình trạng căng thẳng. 

  • Tình huống 2: Cuối tuần này, bố mẹ Lan đi công tác, chỉ có hai chị em ở nhà. Chị em Lan phải tự sắp xếp công việc nhà trong những ngày đó.

  • Tình huống 3: Linh mới được bầu làm tổ trưởng. Trước mỗi buổi học Linh phải kiểm tra, ghi tên những bạn trong tổ không làm bài tập về nhà. Điều này khiến cho một số bạn trong tổ tỏ ra khó chịu, gây khó khăn và không muốn chơi với Linh. Linh cảm thấy rất áp lực.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Tình huống 1: Em sẽ khuyên Hoàng nên lập thời gian biểu, kế hoạch ôn tập, phương pháp học tập hợp lí để các môn học không bị chồng chéo. Việc này giúp bạn Hoàng có thể vừa học tập hiệu quả vừa có thời gian nghỉ ngơi.

  • Tình huống 2: Em sẽ khuyên Tú nên nói chuyện này với người lớn như thầy cô giáo, bố mẹ để ngăn chặn hành vi của các bạn khác. Bên cạnh đó, Tú cũng nên xác định tính chân thực của các thông tin đó và nói chuyện trực tiếp với các bạn đó để không làm ảnh hưởng đến danh dự của mình.

  • Tình huống 3: Em sẽ khuyên Linh nên nói chuyện thẳng thắn với các bạn trong tổ vì đây là nhiệm vụ của một tổ trưởng. Ngoài ra, em cũng sẽ yêu cầu các bạn nên làm bài tập về nhà đầy đủ để không bị ghi tên và còn giúp việc học trở nên tốt hơn.

HOẠT ĐỘNG 3: Rèn luyện cách ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống

  • Thực hiện những hành động, việc làm cụ thể để rèn luyện kĩ năng ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.

  • Chia sẻ kết quả thực hiện.

=> Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 3: Trách nghiệm với bản thân - Tuần 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay