Đáp án lịch sử 8 kết nối tri thức bài 17: Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Xâm Lược Từ Năm 1858 Đến Năm 1884 (P1)
File đáp án lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 17. Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Xâm Lược Từ Năm 1858 Đến Năm 1884 (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
BÀI 17. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1884
MỞ ĐẦU
Sang thế kỉ XIX, tình hình châu Á và khu vực Đông Nam Á có nhiều biến động trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực đân phương Tây. Trong bối cảnh đó, theo em, lịch sử Việt Nam sẽ chịu tác động và điễn ra theo chiều hướng nào? Nhà nước phong kiến có đối sách như thế nào, nhân dân ta có thái độ và hành động ra sao để đương đầu với những thử thách to lớn của lịch sử?
Đáp án:
Theo em, đây là một thời kì vô cùng khó khăn của dân tộc khi chúng ta phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương Tây hung hãn. Họ hơn chúng ta về mọi mặt, đất nước đứng trước nguy cơ bị thôn tính bất cứ lúc nào. Để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, không chịu khuất phục, sự quyết tâm đấu tranh chống giặc ngoại xâm là vô cùng cần thiết.
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1874
Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ hình 17.2 (SGK, tr.76), nêu nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.
Đáp án:
Thực dân Pháp | Quân dân ta |
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Pháp tấn công Đà Nẵng với âm mưu biến nơi đây thành bàn đạp để tiến công ra Huế. | Quân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. |
Tháng 2/1859, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra | Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc. |
Năm 1860, Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định. | Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hòa và tổ chức phòng thủ. |
Năm 1861, Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hòa và mở rộng đánh chiếm Gia Định. |
|
Ngày 24/2/1862, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. | Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. |
Câu hỏi: Khai thác tư liệu 1, nêu suy luận của em về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc.
Đáp án:
Theo em, Hiệp nước Nhâm Tuất đe dọa nghiêm trọng nền độc lập dân tộc, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Hiệp ước này cho thấy sự chính thức đầu hàng Pháp của triều đình Nguyễn, làm mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, khiến nhân dân ta phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu hỏi: Khai thác hình 17.4 (SGK, tr.77), hãy mô tả không khí buổi lễ suy tôn Trương Định.
Đáp án:
Buổi lễ giản dị nhưng trang nghiêm, tại một vùng nông thôn ở Nam Bộ xưa, có một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, có bức trướng ghi dòng chữ Bình Tây Đại nguyên soái. Đông đảo các tầng lớp nhân dân có mặt. Đại diện nhân dân trịnh trọng dâng kiếm lệnh cho Trương Định.
Câu hỏi: Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874.
Đáp án:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì:
- Ở Bắc Kì và Trung Kì, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ. Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước, anh dũng chiến đấu chống giặc. Khi ông mất, con trai là Trương Quyền tiếp tục đưa quân lên Tây Ninh lập căn cứ chiến đấu.
- Ở Đông Kì, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau khi được thả về, ông lại đứng lên chống Pháp. Bị giặc bắt lần hai và đưa ra hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ.
II. PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC (1873 - 1884)
Câu hỏi: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta.
Đáp án:
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất:
- Sau khi chiếm Nam kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp mở rộng chiến tranh ra cả nước.
- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc kì.
- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.
+ Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương (Tổng đốc thành Hà Nội) yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.
+ Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
- Cuộc chiến đấu của quân dân ta:
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh.
- Quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873), Gác-ni-ê tử trận.
- Pháp hoang mang tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất).
Câu hỏi: Khai thác tư liệu 2, em đánh giá thế nào về việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?
Đáp án:
Việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp cho thấy sự hoang mang và dao động vô căn cứ của triều đình, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi với nhân dân ta. Với nội dung của hiệp ước này, triều đình Huế đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, đồng thời lại tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
Câu hỏi: Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta ở Bắc Kì.
Đáp án:
Thực dân Pháp | Quân dân ta |
3/4/1882: quân Pháp chiếm thành Hà Nội, tỏa đi đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định và nhiều tỉnh thành khác. |
|
19/5/1883: một cánh quân Pháp do H. Ri-vi-e chỉ huy đánh ra Cầu Giấy. | Quân ta tổ chức phục kích, tiêu diệt H. Ri-vi-e và nhiều lính Pháp. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai gây được tiếng vang lớn, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. |
Chiều 18/8/1883: mở cuộc tấn công Thuận An. |
|
Ngày 6/6/1884: Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức áp đặt quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. |
|
Câu hỏi 2: Qua việc kí kết hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?
Đáp án:
Việc kí kết hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt cho thấy sự yếu đuối, bất lực, bạc nhược của Triều đình Huế, không lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược mà nhanh chóng đầu hàng Pháp. Các bản Hiệp ước này đã từng bước đặt dấu chấm hết cho triều đại phong kiến Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đặt Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp.