Đáp án lịch sử 8 kết nối tri thức bài 11. Phong Trào Công Nhân Từ Cuối Thế Kỉ XVIII Đến Đầu Thế Kỉ XX Và Sự Ra Đời Của Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
File đáp án lịch sử 8 kết nối tri thức bài 1: Phong Trào Công Nhân Từ Cuối Thế Kỉ XVIII Đến Đầu Thế Kỉ XX Và Sự Ra Đời Của Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học.. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
BÀI 11. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
MỞ ĐẦU
Quan sát hình 1 và hình 2 (SGK, tr.48), hãy chia sẽ những hiểu biết của em về các nhân vật cũng như những sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật và tác phẩm đó.
Đáp án:
- C. Mác là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại trên thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông có nhiều thăng trầm và cũng đầy gian khổ. Những tư tưởng của ông góp phần làm thay đổi tư duy của một bộ phận những dân tộc chịu áp bức, từ đó giúp họ đứng lên giành lại độc lập và thoát ra cảnh lầm than. Ông đã cùng với Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ.
- Ph. Ăngghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I.
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là một tài liệu chính trị được các nhà triết học Đức Karl Marx và Friedrich Engels viết ra, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Tuyên ngôn sau đó được công nhận như một trong những tài liệu chính trị ảnh hưởng nhất thế giới.
- Các sự kiện liên quan: Công xã Pa-ri, sự thành lập Quốc tế thứ nhất, sự ra đời của các đảng công nhân và Quốc tế thứ hai.
I. SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Câu hỏi: Hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời như thế nào?
Đáp án:
Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện. Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,... Giai cấp công nhân đã dần hình thành trong bối cảnh đó và cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA C.MÁC, PH.ĂNG-GHEN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.
Câu hỏi: Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Đáp án:
III. CÔNG XÃ PA-RI (1871)
Câu hỏi: Nêu những nét chính về Công xã Pa-ri (1871)
Đáp án:
- Hoàn cảnh ra đời của Công xã
- Na-pô-nê-ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ-đăng (2/9/1870).
- Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-nê-ông III, yêu cầu lập chế độ cộng hòa và bảo vệ "Tổ quốc lâm nguy". Đồng thời thành lập một chính phủ tư sản lâm thời mang tên Chính phủ vệ quốc.
- Quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản xin đình chiến, nhân dân kiên quyết chiến đầu bảo vệ tổ quốc.
- Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập Công xã
- Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản ở Véc-xai với nhân dân Pa-ri (do Quốc dân dân chỉ huy).
- Diễn biến: Sáng 18/3/1871 Chi-e tấn công Quốc dân quân ở đồi Mông-mác, nhưng bị thất bại.
- Kết quả:
+ Quân chính phủ tháo chạy về Véc-xai, nhân dân làm chủ Pa-ri.
+ Ủy ban Trung ương Quốc dân đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871 nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng Công xã.
Câu hỏi: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, hãy cho biết những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri là gì?
Đáp án:
Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
- Cơ chế bộ máy nhà nước:
- Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.
- Thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.
- Các chính sách của công xã Pa-ri:
- Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không dạy kinh Thánh.
- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đạp công nhân.
- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
- Quy định giá bán bánh mì.
- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
=> Ý nghĩa lịch sử:
- Công xã Pa-ri là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới.
- Đây là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
IV. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
Câu hỏi: Mô tả một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Đáp án:
- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864-1876): truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học; chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế; thông qua các nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng.
- Sự ra đời của các đảng công nhân: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).
- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889-1914) thay thế cho quốc tế thứ nhất.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Lập và hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về những hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
STT | Thời gian | Địa bàn | Hoạt động tiêu biểu |
Đáp án:
STT | Thời gian | Địa bàn | Hoạt động tiêu biểu |
1 | 9/1864 | Pa-ri (Pháp) | Thành lập Quốc tế thứ nhất |
2 | 1/5/1886 | Mỹ | Hàng chục vạn công nhân đình công đòi ngày làm 8 giờ. |
3 | 1889 | Pa-ri (Pháp) | Thành lập Quốc tế thứ 2 |
4 | 1893 | Pháp | Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893 |
5 | 1899 | Anh | Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương. |
Câu hỏi: C.Mác và Ph.Ăng-ghen có vai trò như thế nào trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Đáp án:
C.Mác và Ph.Ăng-ghen là lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) soạn thảo đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Hai ông đã sáng lập và lãnh đạo Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I), đặt nền tảng tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời, hoạt động của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Cùng với việc khởi thảo những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của phong trào công nhân quốc tế, C.Mác, Ph.Ăngghen và những người mácxít thường xuyên đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng phản động và chủ nghĩa cơ hội tiểu tư sản, vô chính phủ trong suốt 12 năm tồn tại của Quốc tế I (1864-1876).
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Tìm hiểu thêm về ngày Quốc tế Lao động 1-5 và ý nghĩa của sự kiện này trong cuộc sống hiện tại.
Đáp án:
Ngày 1/5 bắt nguồn từ thành phố công nghiệp lớn Chicago, Mỹ. Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “... Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40.000 người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ: “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”. Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.
Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.