Đáp án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 18: Phố cổ Hội An
File đáp án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 18: Phố cổ Hội An. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo
BÀI 18: PHỐ CỔ HỘI AN
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Quan sát hình 1, em hãy chọn và gọi tên di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung được UNESCO công nhận.
Trả lời:
Hình 1a: Kinh thành Huế
Hình 1b: Phố cổ Hội An
Hình 1c: Vịnh Hạ Long
=> Chọn a, b
KHÁM PHÁ
- Vị trí địa lí
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của phố cổ Hội An
Trả lời:
Phố cổ Hội An thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phần lớn phố cổ nằm ở phường Minh An, bên bờ sông Hoài - một nhánh của sông Thu Bồn.
- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 6, em hãy cho biết:
- Phố cổ Hội An có những công trình tiêu biểu nào
- Điểm nổi bật của từng công trình này là gì.
Trả lời:
Những công trình tiêu biểu ở Hội An:
- Chùa Cầu Nhật Bản
- Nhà cổ Phùng Hưng
- Hội quán Phúc Kiến
Điểm nổi bật của các công trình:
- Chùa Cầu Nhật Bản:Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.
- Hội quán Phúc Kiến:Hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa cùng quê đến Hội An buôn bán và là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần che chở cho cuộc sống của người dân địa phương. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống.
- Nhà cổ Phùng Hưng:Nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu hai tầng với dạng nhà ống, hẹp ở chiều ngang và chiều sâu khá dài. Những lớp ngói âm dương đều tăm tắp được tính toán theo thuật phong thuỷ ngũ hành tạo nên một sắc thái đặc trưng. Không gian bên trong nhà chính thiết kế rộng rãi, dành cho buôn bán với chỗ bán hàng, kho hàng và phòng thờ.
- Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An
Câu hỏi: Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An
Trả lời:
Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An:
- Có ý thức bảo vệ các công trình trong khu phố cổ;
- Tiến hành trùng tu các công trình đã xuống cấp trong khu phố cổ;
- Tích cực tuyên truyền, quảng báo vẻ đẹp của phố cổ Hội An.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Em hãy chọn và mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em ấn tượng
Trả lời:
Phố cổ Hội An có nhiều khu phố cổ cũng được xây dựng từ thế kỷ 16 và đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc cổ từ phố xá, nhà cửa đến đền đài, chùa chiền, giếng cổ… Một trong số đó phải kể đến Chùa Cầu – một công trình độc đáo, một nét kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc Việt. Chùa Câu ban đầu là một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về phố cổ Hội An
Trả lời:
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam.
Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An.
Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.
Nhắc đến Hội An, du khách chắc chắn không muốn bỏ lỡ “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 18: Phố cổ Hội An