Đáp án ngữ văn 9 chân trời Bài 2: Ý nghĩa văn chương
File đáp án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 2: Ý nghĩa văn chương Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 2. GIÁ TRỊ VĂN CHƯƠNG
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi 1: Khi thưởng thức một tác phẩm văn chương, bản thân em thu nhận được điều gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Tác phẩm văn chương có thể kích thích cảm xúc và tạo ra trải nghiệm tâm lý. Em có thể cảm nhận được niềm vui, buồn bã, hạnh phúc, hoặc lo lắng qua từng trang văn, thơ mà tác giả muốn truyền tải. Bên cạnh đó, việc đọc tác phẩm văn chương còn giúp em phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy phê phán và sáng tạo, từ đó làm giàu thêm cảm nhận và kiến thức của bản thân.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu 1: Tác giả kể câu chuyện ở đầu văn bản nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn chi tiết:
- Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn giúp lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn. Từ đó khơi gợi hứng thú đọc văn bản ở người đọc.
- Với văn bản này, kể chuyện không phải là mục đích chính mà rút ra bài học mới là điều quan trọng.
Câu 2: Xác định một số từ ngữ, câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn này.
Hướng dẫn chi tiết:
Một số từ ngữ, câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn:
+ “Vũ trụ này tằm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn?”
+ Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất ở mối tình yêu thương tha thiết
Câu 3: Văn nhân, thi sĩ làm phong phú thêm cuộc sống con người bằng cách nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Văn nhân và thi sĩ tạo ra những tác phẩm văn hóa, văn học, và nghệ thuật, làm phong phú thêm trải nghiệm tâm hồn và trí tuệ của con người. Những tác phẩm này thường chứa đựng những ý tưởng sâu sắc, giúp mở rộng tầm hiểu biết và tri thức của xã hội.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1: Luận đề của văn bản là gì? Xác định bố cục và luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau (làm vào vở):
Bố cục văn bản |
Luận điểm |
Phần 1: Từ đầu đến “lòng vị tha |
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người lòng thương muôn vật, muôn loài. |
Phần 2 |
Hướng dẫn chi tiết:
Bố cục văn bản |
Luận điểm |
Phần 1: Từ đầu đến “lòng vị tha |
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người lòng thương muôn vật, muôn loài. |
Phần 2: còn lại |
Khẳng định nhiệm vụ, công dụng, giá trị của văn chương |
=> Luận đề của văn bản: Ý nghĩa và công dụng của văn chương
Câu 2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Những lí lẽ, bằng chứng trong phần 2 đã góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Những lí lẽ, bằng chứng trong phần 2 đã góp phần làm sáng tỏ luận điểm, giúp ta hiểu được ý nghĩa và công dụng của văn chương. Đó đều là những thông tin đáng tin cậy, giúp cho những luận điểm được củng cố và thuyết phục.
Câu 3: Lí lẽ, bằng chứng nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Hãy chia sẻ ấn tượng ấy với các bạn.
Hướng dẫn chi tiết:
Lý lẽ và bằng chứng để lại cho em ấn tượng nhất:
+ Lý lẽ: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
+ Bằng chứng: Có kẻ nói từ khi thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
Qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nhà văn gửi gắm những thông điệp cuộc sống tới chúng ta - đó là những tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, những nét ứng xử tinh tế, những bài học sâu sắc về cuộc đời để chúng ta có một tâm hồn rộng mở yêu thương. Bản thân mỗi chúng ta đều có những tình cảm nhân bản như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, lòng thương người và những khát vọng cao đẹp... Qua phép màu của văn chương những tình cảm ấy được biểu hiện nhiều cung bậc, nhiều cách tiếp nhận khiến nó thật tinh tế và sâu sắc; đó là thứ tình cảm chỉ có văn chương mới đem lại.
Câu 4: Nhận xét về cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan trong đoạn: “Làm trọn nhiệm vụ ấy ... thiếu nữ trong truyện”.
Hướng dẫn chi tiết:
Khía cạnh khách quan xuất hiện khi tác giả trình bày về vai trò của nhà văn và văn chương một cách rộng lớn và chung chung, nhấn mạnh đến sự quên bản thân và thoát ra khỏi giới hạn cá nhân để thể hiện sự sống của mọi người, mọi vật. Sự chủ quan xuất hiện khi tác giả sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ và cảm xúc để miêu tả tầm quan trọng và tác động tích cực của nhà văn và văn chương. Tóm lại, mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan trong đoạn văn này là sự kết hợp linh hoạt giữa mô tả chung chung và đánh giá cá nhân sâu sắc của tác giả. Sự chủ quan không loại trừ khách quan mà tạo ra một bức tranh phong phú và thấu hiểu về vai trò của văn chương và nhà văn trong cuộc sống.
Câu 5: Hoài Thanh cho rằng: “Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau”. Em hãy tìm một ví dụ trong văn học cho thấy những cách nhìn khác nhau về cảnh thiên nhiên.
Hướng dẫn chi tiết:
Thiên nhiên trong các sáng tác của thời Lý luôn là những biểu tượng để truyền tải thông điệp, triết lí hay cảm quan của Phật giáo. Nó không còn là một hình ảnh thiên nhiên đơn thuần để con người miêu tả, thưởng thức mà nó là hình ảnh để diễn tả quy luật của tự nhiên: “Xuân khứ bách hoa lạc/Xuân đáo bách hoa khai” (Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền Sư).
Bước sang thời kỳ nhà Lê văn học lại thuộc về dòng chảy yêu nước. Thiên nhiên trong các sáng tác thuộc giai đoạn này mang trong mình niềm tự hào về truyền thống yêu nước, ngợi ca những chiến công vang dội. Thiên nhiên đồng hành cùng con người trong những tháng ngày gian khổ, đối diện với quân thù hung hãn để giữ từng tấc đất cho bờ cõi non sông. Cuối cùng đến ngày hòa bình chúng ta tự hào, trân trọng: “Đến Bạch Đằng thuyền bơi một chiều/ Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Thướt tha đuôi trĩ một màu/ Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu/ Bờ lau san sát bến lách đìu hiu” (Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu).
Câu 6: Trong bối cảnh đương đại với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo,... văn chương có còn cần thiết với chúng ta không? Vì sao em cho là như vậy? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Hướng dẫn chi tiết:
Gợi ý: Trong bối cảnh đương đại với nhiều thách thức toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, văn chương vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết với chúng ta vì những lý do sau đây:
- Cuộc sống hiện đại thường xuyên đối mặt với áp lực và căng thẳng. Văn chương có thể đóng vai trò làm giảm căng thẳng, mang đến giây phút giải trí và thư giãn cho người đọc. Các tác phẩm văn học có khả năng kết nối con người với nhau thông qua những trải nghiệm tâm lý và cảm xúc chung.
- Văn chương thường chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và tư duy phức tạp, đồng thời thách thức quan điểm và giúp mở rộng tầm nhìn của người đọc. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển ý thức và suy nghĩ sáng tạo, đặc biệt là khi đối mặt với những thách thức lớn như biến đổi toàn cầu và tiến triển công nghệ.
- Văn chương đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và truyền thụ những giá trị, truyền thống và nền văn hóa của một cộng đồng. Những tác phẩm văn học giúp chúng ta hiểu rõ lịch sử, phong tục, và quan điểm của một dân tộc hoặc xã hội.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)