Đáp án ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng việt trang 20

File đáp án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 1: Thực hành tiếng việt trang 20. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 1. THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 20

 

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

  1. Nhớ nước đau lòng , con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng , cái gia gia

  1. Con cá đối nằm trong cối đá

Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo

Anh mà đối tặng dẫu anh nghèo em cũng ưng

  1. Tiệm bánh mì chả nóng ế khách vì bánh mì chả nóng

Hướng dẫn chi tiết:

  • Biện pháp tu từ: chơi chữ đồng âm – đồng nghĩa
  • Tác dụng: Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt lại còn du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến từng tâm can. Người lữ khách đi đường xa nghe văng vẳng tiếng cuốc và da da mà lòng quạnh hiu, đau nhói lòng. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da kêu đã làm cho tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cái cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho cái cảnh thân con gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt...
  1. Lối chơi chữ của câu ca dao trên là lối nói lái: cá đối nói lái thành cối đá, mèo đuôi cụt nói lái thành mút đuôi kèo

=> Tác dụng: nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận

  1. Biện pháp tu từ chơi chữ thông qua việc lặp lại từ "chả nóng" như một cách để tạo ra âm thanh giống nhau

=> Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong trường hợp này là tạo nên sự hài hước và châm biếm, làm tăng sức thu hút và sự chú ý của người đọc thông qua sự sáng tạo ngôn ngữ, tạo nên một hiệu ứng âm thanh và hình ảnh đặc biệt, và đồng thời thể hiện sự khéo léo trong việc trình bày ý.

Câu 2: Sưu tầm một số câu nói trong giao tiếp hằng ngày có sử dụng phép tu từ chơi chữ. Nêu đặc điểm và tác dụng của phép tu từ này trong mỗi trường hợp.

Hướng dẫn chi tiết:

Một số câu nói trong giao tiếp hằng ngày có sử dụng phép tu từ chơi chữ:

  1. Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

- Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi. Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

- Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già: bà đã quá già rồi (răng không còn) thi lấy chồng làm gì nữa ⇒ sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm.

- Lối chơi chữ: dùng từ đồng âm nhưng khác nghĩa

  1. Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

              Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

- Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm "m" tới 14 lần

- Tác dụng: diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa

- Lối chơi chữ: dùng cách điệp âm

Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp sau:

Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Bích khê, Tì bà)

Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương

(Tản Đà, Thăm mả cũ bên đường)

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Trong đoạn thơ trên, "Vàng rơi" được lặp lại 2 lần nhằm nhấn mạnh hình ảnh cây ngô đồng và sắc vàng của mùa thu.
  • Câu: tài cao phận thấp chí khí uất

Điệp thanh trắc: Thấp chí khí uất (sắc ).

Tác dụng: Gợi cảm giác về sự uất ức của một người tài cao.

  • Câu: giang hồ mê chơi quên quê hương.

Điệp thanh bằng: giang hồ mê chơi quên quê hương.

Tác dụng : Gợi cảm giác thanh bình của làng quê trong tâm trí của người giang hồ.

Câu 4: Đọc đoạn trích sau

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người.

(Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân)

  1. Em có nhận xét gì về thanh điệu được sử dụng trong đoạn trích trên?
  2. Việc sử dụng thanh điệu như vậy có tác dụng gì?

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Nhận xét về việc sử dụng thanh điệu:
  • Câu văn đầu ngắn gồm 6 âm tiết đều là thanh bằng
  • Hai chữ “lặng tờ” được nhắc đi nhắc lại tới hai lần theo kiểu trùng điệp rất đặc thù của thơ
  • Nguyễn Tuân láy lại cái điệp ngữ “thuyền tôi trôi”
  1. Tạo nên không gian nghệ thuật như ru khách sông Đà vào giấc mộng phiêu du, gợi một dòng sông êm đềm, thơ mộng, ta tưởng như nhịp chảy của dòng sông đã hòa vào nhịp điệu của câu văn để ru hồn người “lạc vào thời tiền sử” đẹp như “một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”

Câu 5: Nêu tác dụng của việc kết hợp biện pháp điệp thanh và điệp vần trong trường hợp sau:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...

(Xuân Diệu, Nhị hồ)

Hướng dẫn chi tiết:

  • Điệp thanh: thanh bằng
  • Điệp vần: Trời - vơi

=> Nhấn mạnh không gian đêm trăng nhẹ nhàng, êm đềm, lãng mạn, cảm xúc lâng lâng, chơi vơi

Câu 6:. Theo em, sự hài hoà về âm thanh trong đoạn thơ dưới đây được tạo ra nhờ những yếu tố nào?

Rồi một hôm nào, tôi thấu tôi

Nhẹ nhàng như con chí cà lơi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời...

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

Hướng dẫn chi tiết:

Sự hài hòa với âm thanh trong đoạn thơ được tạo ra bởi tác giả đã linh hoạt và khéo léo khi sử dụng những vần bằng: tôi, lơi, trời,.. Cách sử dụng vẫn chân độc đáo này tạo nên một không gian thoáng đãng, nhẹ nhàng, mang âm hưởng phấn chấn, vui vẻ.

Hơn nữa cách ngắt nhịp 4/3 ở mỗi câu thơ, đồng thời có sự thay đổi tuần hoàn luân phiên các thanh bằng – trắc trong các nhịp ngắt và trong các tiếng cuối của các vế câu thơ. Tất cả những điều đó đã khiến cho 4 câu thơ tăng thêm sự hài hoà về âm thanh, nhịp điệu cũng thật vui tai.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Thực hành tiếng Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay