Đáp án ngữ văn 9 chân trời Bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ bánh trôi nước
File đáp án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ bánh trôi nước Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 2
TÍNH ĐA NGHĨA TRONG BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC
HƯỚNG DẪN ĐỌC
Câu 1: Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: “Nghĩa thứ nhất, ... của biết bao người”?
Hướng dẫn chi tiết:
Vừa nêu lên ý kiến chủ quan vừa nói về quan điểm khách quan trong văn, tác giả đan xen những ý kiến khách quan và những ý kiến chủ quan của mình: “Hồ Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật.” nhằm bộc lộ những ý kiến chủ quan của mình dựa trên nền tảng những quan điểm khách quan cụ thể, có căn cứ khiến cho lập luận của tác giả càng trở nên sắc bén hơn.
Câu 2. Xác định mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Hướng dẫn chi tiết:
Các luận điểm trong bài văn nghị luận cần được liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cũng phải rành mạch, không trùng lặp. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau để dẫn tới kết luận. Lí lẽ và bằng chứng chứng minh cho luận điểm, luận điểm chứng minh cho luận đề. Cụ thể ở đoạn đầu tiên:
+ Luận điểm: Trong nhiều nhà thơ nữ của văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất.
+ Lí lẽ: Tuy cuộc đời gặp nhiều éo le ngang trái, nhưng những tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ.
+ Dẫn chứng: Một trong những bài thơ Nôm đặc sắc của Hồ Xuân Hương là Bánh trôi nước.
Câu 3. Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.
Hướng dẫn chi tiết:
Lý lẽ dẫn chứng em cho là tiêu biểu:
+ Lí lẽ: Tuy cuộc đời gặp nhiều éo le ngang trái, nhưng những tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ.
+ Dẫn chứng: Một trong những bài thơ Nôm đặc sắc của Hồ Xuân Hương là Bánh trôi nước.
=> Lý lẽ và dẫn chứng trên đều làm sáng tỏ luận điểm: “Trong nhiều nhà thơ nữ của văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất.” Sỡ dĩ, tác giả nêu ra “tài hoa” và “độc đáo” vì
+ Tài hoa: bởi những tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ, đặc biệt có tác phẩm Bánh trôi nước.
+ Độc đáo: cuộc đời gặp nhiều éo le ngang trái nhưng vẫn có cho riêng mình những đứa con tinh thần thành công, đặc biệt có tác phẩm Bánh trôi nước.
Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Hướng dẫn chi tiết:
Em đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người”. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn trắng, của những chiếc bánh trôi diễn tả vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ. Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận tương lai đầy mịt mờ tăm tối. “Bảy nổi ba chìm với nước non.” Về ý nghĩa tả thực ta có thể hiểu đây là quá trình luộc chín bánh hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chính là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng bởi nó gợi ra số phận cuộc đời đầy thăng trầm, biến động của người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.”
Câu 5. Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?
Hướng dẫn chi tiết:
Để hiểu một bài thơ một cách toàn diện, chúng ta cần nắm vững thông tin về tác giả, ngữ cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời, việc xây dựng một dàn ý chặt chẽ về cả nội dung và nghệ thuật giúp đảm bảo tính chính xác khi lựa chọn những câu thơ quan trọng để hiểu và phân tích. Trong quá trình phân tích, các đoạn thơ biểu đạt cảm xúc và cá nhân của tác giả thường được thể hiện một cách rõ ràng hơn so với các đoạn văn trong phân tích văn bản.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Quỹ)