Đáp án ngữ văn 9 chân trời Bài 9: Văn Bản. Pơ-Liêm, Quỷ Riếp Và Ha-Nu-Man
File đáp án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 9: Văn Bản. Pơ-Liêm, Quỷ Riếp Và Ha-Nu-Man. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 9. NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG
VĂN BẢN. PƠ-LIÊM, QUỶ RIẾP VÀ HA-NU-MAN
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi: Em biết truyện dân gian nào kể về cuộc đấu tranh giữa người với quỷ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn chi tiết:
Sự tích cây nêu ngày Tết là một câu chuyện về cuộc đấu tranh gay gắt giữa con người và quỷ. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Phật, người đã chiến thắng quỷ và đuổi chúng ra biển Đông. Nhân vật quỷ trong truyện thường được coi là biểu tượng của sự nham hiểm, độc ác, giàu có, tham lam và quỷ quyệt của con người, và cuối cùng đã phải chịu trừng trị.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu 1: Điều gì khiến cả Ha-nu-man và người thị nữ đều muốn tìm cách cứu nàng Si-ta?
Hướng dẫn chi tiết:
Cả Ha-nu-man và người thị nữ đều muốn tìm cách cứu nàng Si-ta vì Ha-nu-man luôn ước mong được làm một con người nên đã cố gắng làm việc thiện. Ha-nu-man nhận ra Su-pa-kha là độc ác. Còn đối với thị nữ, bởi vì đều là phụ nữ, hiểu được cảnh con không thể thiếu mẹ, đồng thời cũng cảm nhận được tấm lòng lương thiện của Sita.
Câu 2: Câu nói của quỷ Riếp hé mở điều gì đáng lưu ý trong con người của vua Pơ-liêm và trong mỗi con người nói chung?
Hướng dẫn chi tiết:
Câu nói của quỷ Riếp hé mở trong mỗi con người chúng ta đều có một linh hồn ác quỷ, đều có một mặt xấu.
Câu 3: Các câu thoại của quỷ Riếp, Ha-nu-man, Pơ-liêm trong đoạn này cho thấy cái ác kẻ thù của con người tồn tại ở đâu?
Hướng dẫn chi tiết:
Các câu thoại của quỷ Riếp, Ha-nu-man, Pơ-liêm trong đoạn này cho thấy cái ác kẻ thù của con người tồn tại ở ngay chính xung quanh ta, bất cứ đâu cũng có kẻ xấu
Câu 4: Những câu nói của Si-la trong đoạn này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Hướng dẫn chi tiết:
Thể hiện sự ngờ vực của con người sẽ không bao giờ mang lại hạnh phúc. Như Pơ- liêm, dù có là người vợ chung chăn gối với mình bao năm, ông vẫn không hoàn toàn tin tưởng và khiến cho sự nghi ngờ chi phối mình.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1: Tóm tắt nội dung, xác định mâu thuẫn, xung đột chính trong văn bản.
Hướng dẫn chi tiết:
Đoạn trích về Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man trong truyện "Nàng Sita" nằm ở phần cuối (Hồi VII và Hồi VIII), sau khi Sita được giải cứu. Sita bị vu oan và gần bị quỷ Riếp giả danh hoàng hậu Su-pa-kha giết chết. May mắn, nhờ sự can thiệp của Ha-nu-man và một người phụ nữ khác tự nguyện hy sinh, Sita thoát chết. Mười năm sau, nhà vua vẫn sống trong sự hối tiếc và hoài niệm, nhưng không thể gặp lại Sita, chỉ gặp lại con của hai vợ chồng. Sita đã rời đi sang một thế giới khác, và vua Pơ-liêm chỉ có thể giao tiếp với vợ qua sự trung gian của Thần Khỉ Ha-nu-man. Mặc dù không phải là một cái kết đẹp, nhưng điều này là giá phải trả cho sự nghi ngờ trong lòng nhà vua, giúp ngài trở thành một vị vua anh minh hơn.
Mâu thuẫn, xung đột chính:
- Si-ta nhân hậu nhưng lại đến một không gian khác, không được đoàn tụ với con trai
- Pơ - liêm - kẻ luôn nghi ngờ Sita, làm tổn thương Sita nhưng kết quả vẫn sống hạnh phúc.
Câu 2. Phân tích tính cách của nhân vật Po-liêm. Lí giải nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh của Si-ta, Po-liêm và sự chia lìa giữa hai người ở phần cuối văn bản.
Hướng dẫn chi tiết:
Sau 10 năm xa cách, Pơ-liêm vẫn luôn nhớ về Sita, người vợ yêu quý của mình. Ông hối tiếc và hối hận vì những nghi ngờ và lời nói làm tổn thương Sita, cũng như việc dung túng Su-pa-kha trong việc ban cái chết cho người vợ. Dù Su-pa-kha đã cố gắng an ủi và dâng thị nữ, tâm trạng của vua vẫn không được bình yên. Ông liên tục thắc mắc về Sita, đặt ra câu hỏi "Sita của tôi ở đâu?". Nhiều người có thể trách móc vua, nhưng dù có sai lầm, Pơ-liêm cũng không thực sự đáng trách. Quá khứ của ông, với tuổi thơ bị hoàng hậu chi phối và cái chết của vua cha đã gieo vào lòng ông hạt mầm của sự nghi ngờ. Do đó, dù đã chung sống với Sita suốt bao năm, ông vẫn không hoàn toàn tin tưởng và để sự nghi ngờ chi phối cuộc sống của mình.
Đoạn kết của câu chuyện, khi Sita rời đi sang một thế giới khác và vua Pơ-liêm chỉ có thể nói chuyện với vợ qua sự trung gian của Thần Khỉ Ha-nu-man, không phải là một cái kết đẹp. Nhưng đó là giá phải trả cho sự nghi ngờ trong lòng vua, giúp ông trở thành một vị vua anh minh hơn.
Câu 3: Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp. Tính cách của hai nhân vật này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Po-liêm?
Hướng dẫn chi tiết:
Ha-nu-man là vị thần hiểu rõ thiện ác đúng sai, nhất thời không khuyên được vua nên mới phải nhận lệnh. Nhưng chàng không giết Sita, dù Sita liên tục cầu chết nhưng chàng vẫn không ra tay. Bởi từ xưa, Thần Khỉ và vị thần tốt, tác giả và nhân dân đều cho rằng chàng sẽ đứng về phía cái thiện
Còn quỷ Riếp là người độc ác, đại diện cho nhân cách khác của con người.
=> Tính cách của hai nhân vật này làm nổi bật trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Po-liêm. Chàng vì ích kỉ, ngờ vực, nghe theo lời quỷ Riếp mà làm tổn thương Sita.
Câu 4: Phân tích một số lời thoại mà theo em là có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật Si-ta.
Hướng dẫn chi tiết:
Lời thoại: “Ha-nu-man. Muộn rồi. Khi tình yêu không thắng nối nghi ngờ thì mọi sự giải thoát cho giữa ta và chàng. Ha-nu-man, hãy giết ta đi…”
“- Ha-nu-man, lòng chú trung hậu quá! Nhưng chú làm sao hiểu hết được những điều ngang trái của con người.
Thôi vĩnh biệt rồi. Đừng than khóc nữa.
Ha-nu-man ơi, người giết ta đi để ta sống làm gì. Ôi tình sao mà oan nghiệt. Hỡi thần Lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn gió thiêng liêng hãy đưa ta về nơi cát bụi, nơi đã sinh ra ta từ luống cày đất mẹ yêu thương. [...]”
=> Lời thoại trên thể hiện một số khía cạnh quan trọng trong tính cách của Si-ta:
- Si-ta là một người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán:
Khi tình yêu không thể chiến thắng sự nghi ngờ, Si-ta không chần chừ mà yêu cầu Ha-nu-man giết mình. Nàng thà chết chứ không muốn sống trong cảnh bị nghi ngờ và oan ức.
- Si-ta là một người phụ nữ hiểu biết và thông cảm: Nàng hiểu rằng Ha-nu-man trung hậu và không thể hiểu hết những điều ngang trái của con người. Nàng thương cảm cho Ha-nu-man vì buộc phải thực hiện nhiệm vụ khó khăn này
Câu 5: Xác định chủ đề của văn bản.
Hướng dẫn chi tiết:
Cái thiện lại một lần nữa chiến thắng, tình yêu dù bị nghi ngờ che mắt nhưng cuối cùng vẫn được đề cao.
Câu 6: Theo em, văn bản trên thể hiện những đặc điểm nào của thể loại bi kịch? Cho biết dựa vào đâu để em xác định được như vậy.
Hướng dẫn chi tiết:
Văn bản trên thể hiện một số đặc điểm của thể loại bi kịch:
- Mâu thuẫn bi kịch: Mâu thuẫn giữa tình yêu và nghi ngờ: Si-ta yêu Pơ-lem nhưng lại bị anh nghi ngờ, không tin tưởng.
- Nhân vật bi kịch: Si-ta là nhân vật bi kịch nàng là một người phụ nữ tốt đẹp, yêu thương chồng nhưng lại phải chịu đựng sự nghi ngờ và oan ức.
Dấu hiệu để xác định thể loại bi kịch:
- Mâu thuẫn gay gắt, không thể giải quyết.
Nhân vật phải chịu đựng nhiều đau khổ, bất hạnh.
Kết thúc bi thảm, gây xúc động cho người đọc.
Câu 7: Có ý kiến cho rằng: Nàng Si-ta được Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ viết phỏng theo nhân vật, cốt truyện dân gian. Đó là câu chuyện thuộc về một thời đã xa. Tuy vậy, tác phẩm vẫn có khả năng gây xúc động cho người đọc người xem thời nay. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
Em đồng ý. Tác phẩm vẫn có khả năng gây xúc động cho người đọc người xem thời nay. Nàng Si-ta là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, không chỉ bởi giá trị nội dung mà còn bởi giá trị nghệ thuật độc đáo. Tác phẩm đã và đang lay động trái tim của nhiều thế hệ người đọc, người xem, khẳng định sức sống mãnh liệt của những giá trị nhân văn cao đẹp.