Đáp án Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Củng cố, mở rộng
File đáp án Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 3: Củng cố, mở rộng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
BÀI 3. HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
Câu hỏi 1: So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:
“Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thuý Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thuý Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả.
Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư này tai hại lắm đây". Lại âm thầm phát thệ: “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai". Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu,đành cùng nhau từ biệt. Đồng thời, Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.
(Thanh Tâm Tài Nhân – Kim Vân kiều Truyện
Nguyễn Đức Vân - Nguyễn Khắc Hanh dịch, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và hiệu đính,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008, tr. 17 - 18)
Soạn bài chi tiết:
Cả hai đoạn trích đều miêu tả khung cảnh gặp gỡ lần đầu của Thúy Kiều và Kim Trọng.Cả hai tác giả đều sử dụng những hình ảnh miêu tả đẹp đẽ, mượt mà để miêu tả vẻ đẹp của hai nhân vật. Tuy vậy, đối với đoạn trích Kim Kiều gặp gỡ, ta thấy được không chỉ vẻ đẹp bên ngoài mà cả phẩm chất bên trong của hai nhân vật chính. Bằng bút pháp miêu tả cũng như nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du đã cho ta thấy được khung cảnh cũng như nét đẹp của nàng Kiều chàng Kim trong buổi gặp mặt đầu tiên.
Câu hỏi 2: Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài:
Soạn bài chi tiết:
Văn bản |
Kim - Kiều gặp gỡ |
Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga |
Tự Tình |
Tác giả |
Nguyễn Du |
Nguyễn Đình Chiểu |
Hồ Xuân Hương |
Thể loại |
Truyện thơ Nôm |
Truyện thơ Nôm |
Thất ngôn bát cú đường luật |
Nội dung - chủ đề |
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Kim Trọng và Thúy Kiều |
Vân Tiên trên đường lên Kinh Đô dự thi, chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng đã bẻ cây bên đường làm gậy. Xông thẳng vào những kẻ trong tay có vũ khí. Chàng đã đánh tan chúng, cứu được Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên. |
Tự tình của Hồ Xuân Hương bộc lộ kiếp số hồng nhan bạc mệnh của người phụ nữ, đồng thời gửi gắm khát vọng tình yêu, khát vọng được làm chủ cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ |
Đặc sắc nghệ thuật |
Nguyễn Du đã thành công sử dụng nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, thể thơ cũng như người kể chuyện đã khắc họa nên được cảnh Kim trọng gặp gỡ Thúy Kiều thật đặc sắc. Và thông qua những hình ảnh ẩn ý bức tranh thiên nhiên như thời gian, không gian, sự vật tác giả đã thể hiện ngụ ý tâm trạng của nhân vật thật ấn tượng. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại bằng phương pháp tả cảnh ngụ tình đã làm nên giá trị của đoạn trích. |
Nguyễn Đình Chiểu sáng tác “Truyện Lục Vân Tiên” chủ yếu để kể, truyền miệng nên nhân vật được miêu tả thiên về lời nói, hành động hơn là ngoại hình, diễn biến nội tâm, qua đó nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất. Bên cạnh đó là ngôn ngữ bình dị, mộc mạc gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, đậm màu sắc Nam Bộ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, ít trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại dễ đi sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân. |
Bài thơ Đường luật cổ điển được viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt bình dân và rất tự nhiên. Từ ngữ giản dị mà đa nghĩa; hình ảnh thơ rất gợi cảm. Các biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công như: Đảo ngữ, ẩn dụ, tăng tiến… |
Câu hỏi 3: Tự chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện các yêu cầu sau:
- Xác định bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của từng phần.
- Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.
- Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Soạn bài chi tiết:
Lựa chọn đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Bố cục :
6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều
8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều
8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió
- Đoạn thơ:
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Đã cho thấy được khoảng không gian bao la, rộng lớn trước khi đứng trên lầu Ngưng Bích của Kiều. Nguyễn Du đã đặt Kiều trong một cảnh ngộ rất đặc biệt: một mình, cô đơn, trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, mênh mông: "bốn bề bát ngát". Đứng trên lầu mà ngước mắt lên trời cao, Kiều chỉ thấy "non xa" và "tấm trăng gần". Nhìn xuống mặt đất chỉ thấy khoảng không trống vắng, xa xa là những con sóng lượn, những bãi cát dài phẳng lặng nối tiếp nhau, dưới ánh nắng của buổi chiều tà, bãi cát như trở nên lấp lánh giống như những bụi hồng. Cảnh thật đẹp, thơ mộng, lãng mạn nhưng đượm buồn. Bởi xung quanh Kiều, không hề có một chút bóng dáng sự sống của con người. Vì thế, từ “xa trông” như miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều, nàng đang cố gắng kiếm tìm một chút bóng dáng, sự sống xung quanh. Nhưng tuyệt nhiên chỉ là một không gian vắng lặng, tĩnh tại, không có chút động nhỏ bé nào đó xung quanh mình. Tình cảnh hòa quyện, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa con người và thiên nhiên. Tâm trạng buồn bã, sầu muộn của Kiều hòa quyện với cảnh vật hoang vu, vắng lặng, tạo nên bức tranh tâm trạng đầy ám ảnh.
- Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm ở phần thứ hai "Gia biến và lưu lạc" của "Truyện Kiều". Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều "thất thân" với hắn "đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ", nàng bị hắn bán vào lầu xanh. Biết mình bị lừa và phải làm nghề dơ bẩn, Kiều uất ức, rút dao định tự vẫn. Tú Bà sợ hãi "Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma", nhanh trí, mụ liền vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Vì thế đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"dựng lên cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều một mình bơ vơ nơi xứ người, đồng thời qua đoạn trích, người đọc thấy được bút pháp "tả cảnh ngụ tình" độc đáo, đạt tới trình độ điêu luyện bậc thầy của thiên tài văn học Nguyễn Du. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một bức tranh tâm trạng đầy ám ảnh, day dứt của Thúy Kiều. Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc với số phận bi kịch của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Đoạn trích là minh chứng cho tài năng nghệ thuật xuất chúng của Nguyễn Du, đặc biệt là bút pháp "tả cảnh ngụ tình" điêu luyện.