Đáp án Ngữ văn 9 kết nối Bài 1: Văn bản 1. Chuyện người con gái Nam Xương

File đáp án Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 1: Văn bản 1. Chuyện người con gái Nam Xương . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

BÀI 1. THẾ GIỚI KỲ ẢO

VĂN BẢN 1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (NGUYỄN DỮ)

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến?

Soạn bài chi tiết:

Trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, vị thế của người phụ nữ chưa được xem trọng nhiều. Cụ thể:

- Trong hôn nhân và gia đình, người phụ nữ được coi là thành viên với vai trò chủ yếu là lo công việc nhà và chăm sóc gia đình. Họ thường không có quyền lực quyết định lớn trong các vấn đề quan trọng.

- Hạn chế về giáo dục khi phụ nữ thường không được đầu tư nhiều vào giáo dục so với nam giới. Đa số phụ nữ phong kiến chỉ được học cơ bản hoặc không được đi học và không được tham gia vào các hoạt động trí tuệ cao.

- Về mặt chính trị, quyền lực thường tập trung ở nam giới và các tầng lớp quý tộc. Phụ nữ thường không được tham gia vào các quyết định quan trọng về chính trị, kinh tế và xã hội.

- Về kinh tế, phụ nữ không có quyền sở hữu tài sản và thường phụ thuộc vào nam giới trong các vấn đề tài chính. Họ thường không được phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh hay nghề nghiệp có thu nhập cao.

Tóm lại, trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, vai trò của người phụ nữ thường bị hạn chế và bị rập khuôn bởi các giá trị truyền thống, tôn giáo và xã hội. Tuy nhiên, đã có nhiều người phụ nữ dũng cảm đứng lên, đập tan mọi gông xiềng của chế độ phong kiến, vượt qua những giới hạn của xã hội phong kiến phải kể đến như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bà Huyện Thanh Quan,…

Câu hỏi 2. Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.

Soạn bài chi tiết

Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du.

Thông qua Truyện Kiều, em thấy được sự bất công, tàn bạo của xã hội phong kiến. Kiều là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại có số phận đầy đau thương và khó khăn, gian khổ không thể làm chủ cho chính cuộc đời của mình.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh.

Soạn bài chi tiết

Vũ Thị Thiết

Trương Sinh

- Người con gái quê ở Nam Xương

- Tư dung tốt đẹp, phẩm cách thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép

- Chồng của Vũ Thị Thiết

- Con nhà hào phú nhưng không có học

- Có tính đa nghi

Câu hỏi 2: Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?

Soạn bài chi tiết

Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc con cái chăm lo cho gia đình. Sau khi Trương Sinh trở về hai người sẽ cùng nhau xây dựng cơ nghiệp và sống hạnh phúc bên các con.

Câu hỏi 3: Trương Sinh có thái độ và hành động như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?

Soạn bài chi tiết

Trương Sinh ngạc nhiên với những lời nói của con, Trương Sinh đinh ninh là vợ không chung thủy, càng nghi ngờ hơn. Về tới nhà, chàng la um lên cho hả giận.

Câu hỏi 4: Câu hỏi chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?

Soạn bài chi tiết

Phan Lang là cầu nối cho sự tha thứ của Vũ Nương dành cho Trương Sinh. Nếu không có Phan Lang, Trương Sinh dù biết được sự thật nhưng sẽ sống trong day dứt, ân hận vì đã tự tay đẩy vợ mình đến đường cùng, đẩy cuộc hôn nhân của mình xuống bờ vực tan vỡ mà không thể gặp lại vợ để xin tha thứ.

Câu hỏi 5: Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?

Soạn bài chi tiết

Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng không chỉ để làm sáng tỏ nỗi oan của mình mà còn vì lòng nhớ nhà, nhớ quê hương sâu nên muốn trở lại thăm chốn xưa quen thuộc từng ấm áp trong quá khứ.

SAU KHI ĐỌC

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi 1: Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm.

Soạn bài chi tiết

Trình bày cốt truyện:

Người con gái Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Vũ Nương là người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Vì lẽ đó, nàng được Trương Sinh cảm mến rồi cưới về làm vợ. Tuy vậy, Trương Sinh lại mang tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà hết mực chờ chồng, chăm con, phụng dưỡng mẹ già cho đến khi bà mất. Ở nhà, Vũ Nương thường nói đùa với con, nói rằng cái bóng của mình trên tường chính là cha bé. Khi Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ cộng thêm bản tính đa nghi, chàng đem lòng nghi ngờ Vũ Nương không thủy chung dù Vũ Nương đã giải thích hết lời. Kết quả, Vũ Nương tự vẫn, gieo mình xuống dòng sông Hoàng Giang để giải nỗi oan của bản thân. Nàng được Linh Phi cứu và sống dưới thủy cung. Sau đó, nàng gặp Phan Lang – một người cùng làng được Linh Phi trả ơn. Nàng tâm sự với Phan Lang, và có mong muốn được giải oan, gặp lại Trương Sinh lần cuối. Phan Lang về nói chuyện lại với Trương Sinh, Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ xuất hiện chốc lát rồi vĩnh viễn trở lại nơi thủy cung.

Bố cục tác phẩm:

+ Phần thứ nhất (từ đầu đến lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình): Giới thiệu về hai nhân vật Vũ Nương - Trương Sinh; gia cảnh nhà Trương Sinh và cuộc sống của Vũ Nương khi chồng đi lính.

+ Phần thứ hai (từ Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói đến nhưng việc trót đã qua rồi): Nỗi oan bị chồng nghi ngờ và hành động tự trầm của Vũ Nương.

+ Phần cuối (từ Cùng làng với nàng đến hết): Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi và việc Vũ Nương trở về trên sông gặp Trương Sinh để giải tỏa nỗi oan khuất.

Câu hỏi 2: Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những đặc điểm gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc hoạ nhân vật?

Soạn bài chi tiết:

- Nguyễn Dữ đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương: thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp, giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải thất hoà. Còn nhân vật Trương Sinh được nhà văn giới thiệu: có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức; tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu,…

- Lời của người kể chuyện có vai trò rất lớn trong việc khắc hoạ nhân vật. Qua lớp ngôn ngữ này, ta có thể thấy được sự khách quan của người thứ 3 khi nhìn thấy được toàn bộ những nét bản chất của nhân vật. Thấy được Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, công dung ngôn hạnh đầy đủ, hết lòng phụng sự gia đình chồng con. Ngược lại, Trương Sinh lại là kẻ ít học, đa nghi,… Ông cũng tập trung vào việc phác họa một mối quan hệ gia đình khi có người vợ là Vũ Nương luôn mẫu mực, nỗ lực duy trì sự hòa hợp và lòng hiếu thuận trái ngược với tính cách của người chồng Trương Sinh luôn không tin tưởng vào người phụ nữ mình yêu. Nguyễn Dữ đã sử dụng từ ngữ và mô tả một cách khéo léo để khắc họa những đặc điểm và tính cách riêng biệt của cả hai nhân vật, từ đó tạo nên sự phong phú và sâu sắc cho câu chuyện.

Câu hỏi 3: Phân tích lời than của nhân vật Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông để làm rõ các khía cạnh:

  1. Nỗi đau đớn của nhân vật.
  2. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì.

Soạn bài chi tiết

  1. a) Nỗi đau đớn của nhân vật

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay