Đáp án Ngữ văn 9 kết nối Bài 2: Văn bản 1. Nỗi niềm chinh phụ
File đáp án Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 2: Văn bản 1. Nỗi niềm chinh phụ. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG
VĂN BẢN 1. NỖI NIỀM CHINH PHỤ (trích Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác ĐẶNG TRẦN CÔN, bản dịch ĐOÀN THỊ ĐIỂM)
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu hỏi 1: Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.
Soạn bài chi tiết
Chiến tranh giữa Đại Việt và Đại Thanh diễn ra vào năm 1789, vào thời nhà Tây Sơn. Kết quả, quân ta đại thắng, quân Thanh rút về nước. Đây cũng là bước đánh dấu sự sụp đổ của nhà Hậu Lê.
Câu hỏi 2. Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?
Soạn bài chi tiết
Nếu tiễn đưa trong chiến tranh mang mục đích thiêng liêng, cao cả hơn thì trong hoàn cảnh bình thường chỉ đơn giản là tiễn người đi học tập, làm việc hay sinh sống ở nơi khác. Tâm trạng tiễn đưa trong chiến tranh thường bi thương, lo lắng, xót xa trong khi tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường có thể xen lẫn nhiều cảm xúc như vui mừng, háo hức, mong chờ. Lời tiễn biệt trong chiến tranh thường tập trung vào động viên, khích lệ tinh thần chiến binh, dặn dò họ chiến đấu dũng cảm, hoàn thành nhiệm vụ, trong khi lời tiễn biệt trong hoàn cảnh bình thường thường tập trung vào lời chúc sức khỏe, may mắn, thành công trong cuộc sống mới. Cả hai loại tiễn đưa đều thể hiện tình cảm chân thành, sâu sắc của những người tiễn đưa đối với người được tiễn. Tuy nhiên, tiễn đưa trong chiến tranh mang ý nghĩa đặc biệt hơn, thể hiện tình yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm tâm của nhân dân ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
ĐỌC VĂN BẢN
Câu hỏi 1: Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu.
Soạn bài chi tiết
Hai người tiễn biệt nhau trong sự quyến luyến không rời, bên cạnh là tiếng trống xen lẫn tiếng nhạc xuất chinh càng khiến hai con người buồn bã. Tiếng trống và tiếng nhạc xuất chinh thường tượng trưng cho sự khởi hành, cho những điều mới mẻ phía trước. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, âm thanh ấy lại lại càng tô đậm thêm nỗi buồn chia ly. Cờ hoa náo nhiệt là thế, nhưng trong bức tranh này cờ hoa lại trở nên lạc lõng, đối lập với tâm trạng buồn bã của hai người. Cờ hoa càng rực rỡ bao nhiêu, lòng hai người càng se sắt bây nhiêu
Câu hỏi 2: Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ.
Soạn bài chi tiết
Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ: ngùi ngùi, đoạn trường, ngẩn ngơ, sầu
Câu hỏi 3: Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia ly người chinh phu
Soạn bài chi tiết
Sau khi tiễn người chinh phu ra trận, người chinh phụ ở nhà trong căn nhà vắng tanh, thiếu đi hơi ấm của người chồng đang nơi chiến trận. Nàng ngày nhớ đêm mong chồng, nhớ nhung hình ảnh của chàng, nhớ những ngày tháng hạnh phúc bên nhau, nhớ cả những lời thương yêu, ân ái. Người chinh phụ ngoảnh lại trông sang, mong mỏi tha thiết hướng về Hàm Dương, nơi chồng đang chiến đấu, hy vọng nhìn thấy bóng hình của chàng dù chỉ thoáng chốc. Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia ly dằng dặc khiến cho họ đồng cảm và xót thương cho số phận của người phụ nữ trong chiến tranh hơn bao giờ hết. Cảm giác ấy là cảm giác giày vò, bế tắc vô cùng tận, nàng chỉ biết ôm ấp nỗi nhớ nhung, sầu khổ và đếm từng ngày tháng mong ngóng sự đoàn viên.
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi 1: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?
Soạn bài chi tiết
Đặc điểm của thể loại thơ Song thất lục bát thể hiện qua đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ
Số tiếng |
Vần |
Nhịp |
Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 - 8 tiếng), luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài |
Hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thât có vần trắc (tiếng - phút), cặp lục bát có vần bằng (bằng - ngùi) |
- Cặp song thất: 3/4 - Lục bát: 2/2/2 |
Tiếng nhạc ngựa// lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi// phút bỗng chia tay.
Hà lương// chia rẽ// đường này,
Bên đường// trông bóng// cờ bay// ngùi ngùi.
Sự khác nhau giữa hai thể song thất lục bát và lục bát
Song thất lục bát |
Lục bát |
- Một câu thất vần (song thất) tiếp sau là một câu sáu vần (lục bát), - Tổng cộng 13 vần - Cấu trúc có sự đối lập - Có tính nghiêm luật, linh hoạt |
- Một câu sáu vần, tiếp sau là một câu tám vần (thất ngôn thất bát) - Tổng cộng 14 vần - Cấu trúc khá đều đặn - Có cấu trúc và quy tắc rõ ràng, |
Câu hỏi 2: Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Soạn bài chi tiết
Đề xuất cách ngắt nhịp như sau:
Chốn Hàm Kinh// chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương// thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương// cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương// cách Tiêu Tương mấy trùng.
Tác dụng của cách ngắt nhịp trong đoạn thơ: tạo nhịp điệu cân đối, đều đặn; gợi tả không gian mênh mông, xa cách; nhấn mạnh nỗi nhớ nhung da diết; tăng tính đối lập; gợi cảm giác bế tắc, vô vọng.
Câu hỏi 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:
- Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
- Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
- Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Soạn bài chi tiết
- Phép đối được thể hiện qua từ “đi - về” đã thể hiện hình ảnh đối lập “đi” và “về” khiến khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng xa hơn, tăng tính đối lập về hoàn cảnh, số phận của hai nhân vật, làm nổi bật sự xa cách, chia ly. Thể hiện nỗi buồn, sự thương cảm cho số phận của người phụ nữ trong chiến tranh. Tạo nhịp điệu cho câu thơ, dễ đọc, dễ nhớ.
- Phép đối lập thể hiện qua hai từ “mây - núi” diễn tả dòng mây biếc tuôn không ngừng chính là dòng lệ đau khổ, bất lực đến nghẹn ngào của người vợ. Còn ngọn núi xanh thì chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa đã ép người chồng phải rời xa gia đình, quê hương để dấn thân đến nơi nguy hiểm. Khiến người vợ phải đau khổ nhớ chồng da diết. Phép đối lập trên giúp miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tạo cảm giác rộng lớn, khoáng đạt. Góp phần thể hiện tâm trạng của nhân vật: rộng mở, bao la, nhưng cũng có chút cô đơn, hiu quạnh
- Phép đối thể hiện qua hai từ “ngoảnh - trông” thể hiện tình cảm sâu đậm của hai vợ chồng,Tuy không thể nhìn thấy nhau, nhưng họ lại cùng thực hiện hành động ngoảnh lại - trông sang. Hành động ấy, cho chúng ta cảm nhận được sự khăng khít yêu thương đồng lòng của hai vợ chồng. Phép đối được sử dụng tinh tế, hiệu quả góp phần làm nổi bật nội dung và chủ đề của tác phẩm, giúp cho câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, thể hiện rõ nét tâm trạng của nhân vật. Phép đối trên còn góp phần tạo nên nhịp điệu cho câu thơ, tăng tính nghệ thuật, gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm về tình cảm vợ chồng, về số phận con người trong chiến tranh
Câu hỏi 4: Những chi tiết nào cho thấy người chinh phụ vô cùng lưu luyến khi tiễn người chinh phu ra trận?
Soạn bài chi tiết
Mở đầu đoạn thơ là hình ảnh người vợ tiễn người chồng ra trận, bên cạnh là âm thanh náo nhiệt, sối động của đoàn quân lên đường ra trận. Tuy nhiên, âm thanh ấy lại ẩn chứ sự bi tráng, báo hiệu cho cuộc chia ly đầy đau khổ.
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà lương chia rẽ đường này,
Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi.
Tuy vậy, nhưng cả hai người đều mang tâm trạng buồn rầu, quyến luyến nhau mãi không rời. Dù đã lên đường nhưng người vợ vẫn quyến luyến đứng bên cạnh, bùi ngùi nhìn trong bước đi trong nỗi buồn man mác, ngậm ngùi tiễn chồng. Ngoảnh lại nhiều lần, đến khi đoàn quân hòa vào “lớp mây đưa”, người vợ đứng bên đường nhìn theo bóng cờ bay xa dần, lòng trĩu nặng nỗi buồn. Câu thơ thể hiện sự nuối tiếc, thương nhớ của người vợ đối với người chồng.
Câu hỏi 5: Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.
Soạn bài chi tiết
Bốn câu thơ cuối:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Hai vợ chồng xa cách nhưng lòng lại luôn hướng về nhau bằng hành động “trông lại”. Dù cùng trông lại là thế nhưng bẽ bàng khi nhận ra đó chỉ là giấc mơ. Họ chẳng thể nhìn thấy nhau ngoài đời thực, mà chỉ là hình bóng mình nhung nhớ trong lòng mà thôi. Họ chỉ thấy được “ngàn dâu”, thấy sự xa xôi cách trở về mặt địa lý của hai vợ chồng. Điệp ngữ vòng, thể hiện sự xa xôi cách trở nối từ câu thơ này sang câu thơ khác khiến cho cả đoạn thơ là khoảng không vô tận, cảm nhận được sự khổ đau, bất lực và nỗi buồn thương nhớ da diết vô cùng tận của hai vợ chồng.
Cuối đoạn thơ là một câu hỏi tu từ "Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?". Bởi câu hỏi này là người chinh phụ đang tự hỏi với chính mình và chẳng cần ai trả lời cả. Chồng cô đang ở nơi xa xôi ngàn dặm, không thể tâm sự, chia sẻ được. Nên đành ngồi cô đơn một mình, gặm nhấm nỗi sầu bi của mình mà khóc thầm. Sự cô đơn, và trống trải đến tuyệt vọng ấy đã cô đặc lại, đè nặng lên tâm hồn người vợ tội nghiệp.
Bốn câu thơ cuối đã thể hiện thành công sự bi thương trong cảnh ngộ và tâm trạng của người chinh phụ. Qua đó, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án chiến tranh phi nghĩa đã gây ra bao cảnh chia ly, ly tán.
Câu hỏi 6: Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng như thế nào? Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu gì thêm về giá trị của cuộc sống?
Soạn bài chi tiết
Người chinh phụ vừa mang tâm trạng buồn bã, quyến luyến không rời khi xa chồng nhưng cũng là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng nơi chiến trường khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.
Qua đó, em thấy được giá trị cuộc sống về khát khao một cuộc sống bình yên và trân trọng hạnh phúc hiện tại. Em cảm thấy may mắn khi được sống trong thời bình, khi em không phải chịu những nỗi chia ly đau đớn khủng khiếp như nỗi đau của người chinh phụ cũng như không phải bước vào cửa sinh tử giống như người chinh phu. Em được sống, học tập, thoải mái làm những điều mình thích, ở bên cạnh gia đình, sum vầy đoàn viên. Điều đó càng khiến em biết ơn cuộc sống hiện tại, thôi thúc em có trách nhiệm gìn giữ hòa bình, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cộng đồng. Qua đây, em nhận ra tầm quan trọng của tình yêu thương, sự gắn kết giữa con người, là nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Câu hỏi 7: Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Soạn bài chi tiết
Em ấn tượng nhất với hình ảnh
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu"
Tác giả đã mượn ý câu thành ngữ "Thương hải tang điền" - biển rộng đã biến thành ruộng dâu tít tắp, ý chỉ những dâu bể cuộc đời. Chẳng những vậy, những sắc thái khác nhau của màu xanh được sử dụng trong hai câu thơ này cũng góp phần diễn tả sâu sắc nỗi lòng người chinh phụ. "Xanh xanh" là màu xanh nhẹ, xanh nhạt. "Xanh ngắt" lại là màu xanh đậm. Từ "xanh xanh" đến "xanh ngắt" là sự tăng tiến, màu xanh thể hiện sự chia li, li biệt; sự tăng tiến đó như thể hiện nỗi buồn ngày càng đậm nét, ngày càng quằn quại xót xa. Hình ảnh “mấy ngàn dâu xanh” không chỉ đơn thuần là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho nỗi buồn, niềm thương nhớ vô bờ bến của người chinh phụ, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ sau:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
Soạn bài chi tiết
Vì điều kiện đất nước xảy ra chiến tranh người chồng đã phải chia tay người vợ trẻ yêu quý của mình để ra chiến trường. Đó là cuộc chia li buồn và cô đơn của cả hai người. Từ "cõi xa mưa gió" để chỉ những nơi khó khăn vất vả, nơi bão đạn hòn tên, nơi mạng sống luôn luôn đặt trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Còn nàng, trở lại nơi “buồng cũ chiếu chăn” nhưng giờ đây chẳng còn hơi ấm vợ chồng. Hai câu thơ đã thể hiện lên tình yêu chồng tha thiết của người phụ nữ, lo lắng chàng ở nơi xa lạ, những cũng xót thương cho số phận bi ai của chính bản thân mình. Tác giả sử dụng từ "đoái" nghĩa là ngoảnh lại, ngoái lại nhưng dùng từ "đoái" còn hàm ẩn được cái đau đớn, mệt mỏi của tâm trạng người vợ, thế nhưng càng đoái theo trông ngóng chỉ càng thấy cách xa nghìn trùng, giữa họ "đã cách ngăn" "mây biếc" "núi xanh" "tuôn màu" "trải ngàn" cách trở. Nỗi buồn của người phụ nữ như đã âm thầm lan thấm vào thiên nhiên cảnh vật, thể hiện nỗi xót thương não nề của người chinh phụ khi tiễn chồng đi lính. Qua những hình ảnh đối lập, cảnh vật cũng như hành động được miêu tả, ta thấy được nỗi buồn thương, xót xa của người chinh phụ khi phải xa cách người chồng yêu dấu, nỗi lo lắng, thấp thỏm về số phận của người chồng nơi chiến trường cũng như nỗi cô đơn, hiu quạnh, lạc lõng khi đối mặt với cảnh không gian rộng lớn, mênh mông. Qua bốn câu thơ trên, thể hiện sự tinh tế, sâu sắc trong việc miêu tả tâm trạng con người của Đặng Trần Côn. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án chiến tranh phi nghĩa đã gây ra những bi kịch đau lòng cho con người.