Đáp án Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 21: Trao đổi chất sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (P1)

File đáp án Sinh học kết nối tri thức Bài 21: Trao đổi chất sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 21 - TRAO ĐỔI CHẤT, SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT

MỞ ĐẦU

Câu 1: E.coli là một loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa của người và động vật. Chúng sinh sản bằng cách phân đôi. Hãy tưởng tượng các em đang nuôi vi khuẩn E.coli, cứ sau 20 phút, các em chụp ảnh qua kính hiển vi và đếm số lượng vi khuẩn tại thời điểm đó (hình dưới). Theo em, sẽ có bao nhiêu vi khuẩn E.coli trong bức ảnh tiếp theo? Em có nhận xét gì về quá trình sinh sản của chúng?

Trả lời:

  • Xác định số lượng vi khuẩn E.coli trong bức ảnh tiếp theo:

Hình 1: có 1 vi khuẩn.

Hình 2: có 2 vi khuẩn.

Hình 3: có 4 vi khuẩn.

Hình 4: có 8 vi khuẩn.

Hình 5: có 16 vi khuẩn.

Như vậy, cứ sau 20 phút thì số lượng vi khuẩn E.coli tăng gấp đôi, do đó sẽ có 16 × 2 = 32 vi khuẩn E.coli trong bức ảnh tiếp theo.

  • Nhận xét về quá trình sinh sản của E.coli: Quá trình sinh sản của E.coli tăng nhanh về số lượng tế bào trong quần thể. Cứ 20 phút, tế bào E.coli lại phân chia một lần.

I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT

Câu 1: Nêu một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

Trả lời:

Một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật:

  • Quá trình tổng hợp: Tổng hợp carbohydrate, tổng hợp protein, tổng hợp lipid, tổng hợp nucleic acid,...
  • Quá trình phân giải: Phân giải protein, phân giải đường đa, phân giải lipid,...

 

Câu 2: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật có gì giống và khác so với các quá trình này ở động vật và thực vật?

Trả lời:

  • Quá trình tổng hợp:

Vi sinh vật

Động vật và thực vật

  • Quá trình tổng hợp diễn ra rất nhanh
  • Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các loại axit amin.
  • Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
  • Là sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng.
  • Quá trình tổng hợp giúp tạo ra các hợp chất phức tạp xây dựng nền tế bào và cơ thể, đồng thời cung cấp cho các hoạt động sống khác.
  • Nguồn năng lượng và nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp đều bắt nguồn từ các sinh vật tự dường như thực vật, tảo và một số vi khuẩn. 
  • Quá trình phân giải

Vi sinh vật

Động và thực vật

Có 2 quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật, bao gồm:

-       Phân giải protein:

+       Xảy ra bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ quá trình tiết prôtêaza của chúng.

+       Tạo ra sản phẩm là các axit amin.

+       Được ứng dụng trong sản xuất nước mắm, nước tương,...

-       Phân giải polysaccharide:

+       Xảy ra bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ quá trình tiết các enzim phân giải pôlisaccarit của chúng.

+       Tạo ra sản phẩm là đường đơn (điển hình là glucose). Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.

-       Phân giải polysaccharide được ứng dụng để sản xuất siro, kẹo mạch nha, rượu, dưa muối, cà muối, nem chua, làm sạch môi trường...

-       Phân giải là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phần tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng.

-       Một phần năng lượng được giải phóng sẽ chuyển thành năng lượng tích luỹ trong phân tử ATP và một phần sẽ giải phóng ra dưới dạng nhiệt năng, các phân tử sinh học nhỏ và năng lượng từ ATP được tạo ra từ quá trình phân giải lại có thể được sử dụng để tổng hợp nên các phân tử sinh học mới cho tế bào,

-       Quá trình phân giải đường diễn ra theo ba con đường: Hô hấp tế bào,  hô hấp kị khí và lên men, không có chuỗi truyền electron.

 

Câu 3: Theo em, người ta có thể ứng dụng quá trình phân giải đường đa, lipid và protein ở vi sinh vật vào những lĩnh vực nào? Giải thích và lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

  • Ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc. 
  • Ví dụ: Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta được các loại nước mắm, nước chấm...

II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN

Câu 1: Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật có gì khác so với sinh trưởng ở thực vật và động vật? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó.

Trả lời:

Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật và sinh trưởng ở thực vật và động vật:

  • Sinh trưởng ở động vật và thực vật là sự tăng lên về kích thước cơ thể sinh vật.
  • Sinh trưởng của quần thể sinh vật là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể.

Sở dĩ có sự khác nhau đó là do vi khuẩn có kích thước vô cùng nhỏ không thể nhìn thấy bằng mất thường và sinh sống bằng cách xâm nhập vật chủ và sống theo quần thể chứ không tồn tại độc lập từng cá thể như động, thực vật. Do đó khi nói đến sinh trưởng ở vi khuẩn là nói đến sự tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể.

 

Câu 2: Nêu điểm khác nhau giữa quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục và môi trường nuôi cấy không liên tục. Tại sao lại có sự khác nhau đó?

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục và môi trường nuôi cấy không liên tục: 

Môi trường nuôi cấy không liên tục

Môi trường nuôi cấy liên tục

Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất

Môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất

Số lượng tế bào trong quần thể sẽ bị giảm

Số lượng vi sinh vật sẽ được duy trì ở một mức độ cân bằng.

 

Câu 3: Trong công nghệ vi sinh, việc nuôi cấy vi sinh vật thu sinh khối để sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị được thực hiện trên môi trường nuôi cấy nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong công nghệ vi sinh, việc nuôi cấy vi sinh vật thu sinh khối để sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị được thực hiện trên môi trường nuôi cấy liên tục vì chúng ta có thể điều chỉnh các điều kiện và quá trình trong nuôi cấy, loại bỏ các ảnh hưởng khắc nghiệt của các thành phần môi trường, tránh các hiệu quả độc của thành phần môi trường, do đó các chế phẩm cho hiệu quả theo nhu cầu mong muốn.

=> Giáo án sinh học 10 kết nối bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay