Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Giai đoạn nào của chu kỳ tế bào có thời gian dài nhất?
A. Kỳ trung gian
B. Nguyên phân
C. Pha G1
D. Pha G2
Câu 2: Ở điểm kiểm soát G1/S, tế bào kiểm tra điều gì?
A. Sự hoàn thiện của tế bào chất
B. Sự sẵn sàng nhân đôi DNA
C. Sự hình thành thoi vô sắc
D. Sự tổng hợp protein
Câu 3: Nguyên phân gồm mấy giai đoạn chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Ở kỳ giữa, NST sắp xếp như thế nào?
A. NST kép bắt đầu co ngắn
B. NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
C. NST kép bị tách thành các NST đơn
D. Màng nhân xuất hiện
Câu 5: Nguyên phân có vai trò gì đối với sinh vật đa bào?
A. Giúp cơ thể lớn lên
B. Thay thế tế bào già, tổn thương
C. Tái sinh bộ phận bị mất
D. Cả A, B, C
Câu 6: Mục đích của công nghệ tế bào động vật là gì?
A. Nhân bản vô tính
B. Tạo nguồn tế bào phục vụ nghiên cứu và điều trị
C. Chỉnh sửa gene bệnh di truyền
D. Cả A, B, C
Câu 7: Quá trình nuôi cấy tế bào động vật dựa trên nguyên tắc nào?
A. Kích thích tế bào phân chia và biệt hóa trong môi trường phù hợp
B. Dùng hormone kích thích tăng trưởng nhanh
C. Ghép tế bào trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân
D. Biến đổi gene tế bào để tạo ra sinh vật mới
Câu 8: Con cừu Dolly là thành tựu của kỹ thuật nào?
A. Nhân bản vô tính
B. Biến đổi gene
C. Nuôi cấy tế bào gốc
D. Lai tế bào sinh dưỡng
Câu 9: Kỹ thuật lai tế bào sinh dưỡng là gì?
A. Lai hai tế bào thực vật khác loài để tạo ra tế bào lai
B. Ghép cây trong môi trường nhân tạo
C. Nuôi cấy mô từ một loài thực vật
D. Thay đổi cấu trúc DNA thực vật
Câu 10: Lợi ích của kỹ thuật lai tế bào sinh dưỡng là gì?
A. Tạo giống mới có đặc điểm tốt từ hai loài
B. Giúp cây phát triển nhanh hơn
C. Tạo cây chống chịu sâu bệnh
D. Cả A, B, C
Câu 11: Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là
A. tăng kích thước tế bào.
B. nhân đôi DNA và NST.
C. tổng hợp các bào quan.
D. tổng hợp và tích lũy các chất.
Câu 12: Tại sao pha G1 được vừa được coi là pha sinh trưởng vừa được coi là pha kiểm soát của chu kì tế bào?
A. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S.
B. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M.
C. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S.
D. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/M.
Câu 13: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?
A. Kì đầu II.
B. Kì giữa I.
C. Kì sau I.
D. Kì đầu I.
Câu 14: Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở
A. sự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo.
B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
C. sự phân li của các nhiễm sắc thể.
D. sự co xoắn của các nhiễm sắc thể.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính?
A. Quá trình tạo ra cừu Dolly không thông qua sự giảm phân và thụ tinh.
B. Cừu Dolly chỉ mang vật chất di truyền của cừu cho nhân.
C. Cừu Dolly có tuổi thọ dài hơn những con cừu bình thường khác.
D. Cừu Dolly không trải qua giai đoạn phát triển trong tử cung của cừu cái.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................