Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Vi sinh vật là gì?
A. Những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi
B. Những sinh vật có kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường
C. Những sinh vật chỉ sống trong điều kiện cực đoan
D. Những sinh vật có kích thước lớn, nhưng sinh trưởng nhanh
Câu 2: Vi sinh vật có những đặc điểm nào sau đây?
A. Kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản
B. Đa số là sinh vật nhân sơ
C. Sinh trưởng và sinh sản nhanh
D. Cả A, B, C
Câu 3: Vi sinh vật có thể phân bố ở đâu?
A. Chỉ ở môi trường nước
B. Chỉ ở cơ thể sinh vật
C. Ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
D. Chỉ ở môi trường đất
Câu 4: Quá trình sinh tổng hợp (đồng hóa) là gì?
A. Tế bào sử dụng năng lượng để phân giải các phân tử hữu cơ
B. Tế bào sử dụng năng lượng để liên kết các phân tử đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp
C. Tế bào sản xuất năng lượng từ các chất hữu cơ
D. Tế bào sử dụng năng lượng để tổng hợp protein
Câu 5: : Vi sinh vật tổng hợp glucose chủ yếu qua con đường nào?
A. Quang hợp
B. Quang khử
C. Hóa tổng hợp
D. Tất cả các con đường trên
Câu 6: Vi sinh vật nào có khả năng chuyển hóa N2 của khí quyển thành ammonia (NH3)?
A. Vi khuẩn lam, Rhizobium
B. Vi khuẩn màu tía
C. Vi khuẩn sắt
D. Vi khuẩn nitrate
Câu 7: Phương pháp nhuộm Gram được sử dụng để phân biệt 2 loại vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị dưỡng.
B. Vi khuẩn Gr- và vi khuẩn G+.
C. Vi khuẩn hóa dưỡng và vi khuẩn quang dưỡng.
D. Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
Câu 8: Khuẩn lạc là
A. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.
B. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và phải quan sát dưới kính hiển vi.
C. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ nhiều tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.
D. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ nhiều tế bào ban đầu trên môi trường thạch và phải quan sát dưới kính hiển vi.
Câu 9: Phương pháp nhuộm Gram được sử dụng để phân biệt 2 loại vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị dưỡng.
B. Vi khuẩn Gr- và vi khuẩn G+.
C. Vi khuẩn hóa dưỡng và vi khuẩn quang dưỡng.
D. Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
Câu 10: Khuẩn lạc là
A. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.
B. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và phải quan sát dưới kính hiển vi.
C. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ nhiều tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.
D. một tập hợp các tế bào được sinh ra từ nhiều tế bào ban đầu trên môi trường thạch và phải quan sát dưới kính hiển vi.
Câu 11: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
A. Vì sữa chua có độ ẩm cao nên ức chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.
B. Vì sữa chua có pH thấp nên ức chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.
C. Vì sữa chua có áp suất thẩm thấu cao nên ức chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.
D. Vì sữa chua có nhiệt độ bảo quản cao nên ức chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.
Câu 12: Hình thức sinh sản nào sau đây không xuất hiện ở vi sinh vật?
A. Sinh sản sinh dưỡng.
B. Phân đôi.
C. Hình thành bào tử.
D. Nảy chồi.
Câu 13: Khi muối dưa chua, người ta thường cho thêm một ít nước dưa của lần muối trước vào cùng. Việc làm này có mục đích gì?
A. Để dưa nhanh chua hơn.
B. Để dưa không bị mùi hôi, thối.
C. Để dưa giòn hơn.
D. Để dưa chậm chua hơn.
Câu 14: Khi muối dưa chua, việc cho nguyên liệu đã xử lí vào dung dịch nước muối 5 – 6 % nhằm mục đích gì?
A. Để tạo vị mặn cho dưa.
B. Để dưa nhanh chua hơn.
C. Để ức chế các vi sinh vật gây thối.
D. Để kích thích quá trình lên men.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan?
A. Trong chu trình tiềm tan, vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền của tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền của tế bào chủ.
B. Trong chu trình tiềm tan, có sự nhân lên tạo nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, không có sự nhân lên thế hệ virus trong tế bào chủ.
C. Trong chu trình tiềm tan, virus giải phóng sẽ không làm tan tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, virus giải phóng sẽ làm tan tế bào chủ.
D. Virus ở chu trình sinh tan có thể chuyển thành chu trình tiềm tan. Virus ở chu trình tiềm tan không thể chuyển thành chu trình sinh tan.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Khi nói về quá trình sản xuất tương, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Quá trình sản xuất tương gồm 4 giai đoạn.
b) Cần bổ sung các loại mốc đen, xanh, hồng vào xôi nếp sau khi để nguội.
c) Trong giai đoạn ủ tương nên cho thêm muối ăn để tương không bị thối.
d) Loại nấm mốc thường được sử dụng để sản xuất tương là Aspergillus oryzae.
Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Phago kí sinh ở E.coli là loại virus thuộc nhóm virus kí sinh ở người và động vật.
b) Virus kí sinh ở thực vật lan sang các tế bào khác thông qua cấu trúc cầu sinh chất.
c) Bệnh đốm trắng ở tôm không lây qua con đường từ tôm mẹ sang con.
d) Lang ben là bệnh do virus gây ra.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................