Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 04:

Câu 1: Mô sẹo (callus) trong nuôi cấy mô thực vật là gì?

A. Khối tế bào chưa biệt hóa

B. Rễ của cây phát triển trong ống nghiệm

C. Tế bào chết trong quá trình nuôi cấy

D. Dạng cây con đã hình thành

Câu 2: Hạn chế của liệu pháp tế bào gốc là gì?

A. Chi phí cao

B. Gặp vấn đề về đạo đức

C. Có nguy cơ gây ung thư

D. Cả A, B, C

Câu 3: Liệu pháp tế bào gốc có thể được ứng dụng trong điều trị bệnh nào?

A. Bệnh tiểu đường type I

B. Ung thư

C. Bệnh di truyền về máu

D. Cả A, B, C

Câu 4: Công nghệ tế bào động vật thường được ứng dụng trong lĩnh vực nào?

A. Chế biến thực phẩm

B. Nhân bản vô tính, liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp gene

C. Sản xuất thuốc kháng sinh

D. Cải tiến giống cây trồng

Câu 5: Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, khi nào cây con được đưa ra môi trường tự nhiên?

A. Ngay khi hình thành mô sẹo

B. Khi rễ, thân, lá phát triển hoàn chỉnh

C. Sau khi cây con được nhân bản 100 lần

D. Khi cây đã đạt chiều cao trên 1m

Câu 6: Trong nuôi cấy mô thực vật, vì sao cần phải đảm bảo môi trường vô trùng?

A. Để giúp cây con phát triển nhanh hơn

B. Ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc gây hại

C. Giúp cây trồng chịu hạn tốt hơn

D. Để tăng kích thước cây nhanh chóng

Câu 7: Tại sao liệu pháp tế bào gốc lại có tiềm năng chữa bệnh?

A. Tế bào gốc có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau

B. Tế bào gốc có thể nhân đôi vô hạn mà không bị lão hóa

C. Tế bào gốc giúp tái tạo toàn bộ cơ thể

D. Tế bào gốc có khả năng kháng virus tự nhiên

Câu 8: Động vật nhân bản vô tính có đặc điểm so với cá thể gốc?

A. Không có khả năng sinh sản

B. Có bộ gene giống hệt cá thể gốc

C. Có khả năng biến đổi gene dễ dàng

D. Khác hoàn toàn với cá thể mẹ

Câu 9: Quang hợp xảy ra ở đâu trong tế bào thực vật?

A. Ty thể

B. Lục lạp

C. Nhân tế bào

D. Màng sinh chất

Câu 10: Giai đoạn pha sáng của quang hợp xảy ra ở đâu?

A. Màng thylakoid

B. Chất nền lục lạp

C. Màng sinh chất

D. Ti thể

Câu 11: Enzyme là

A. chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

B. chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

C. chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

D. chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

Câu 12: Cho S là cơ chất, E là enzyme, P là sản phẩm. Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?

A. S + E → ES → EP → E + P.

B. P + E → PE → ES → E + S.

C. S + E → EP → E + P.

D. P + E → ES → E + S.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình tổng hợp các chất trong tế bào?

A. Quá trình tổng hợp là sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng.

B. Các đại phân tử sinh học đều được tổng hợp từ các đơn phân nhờ enzyme xúc tác chuyên biệt và năng lượng ATP.

C. Nguồn năng lượng và nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp đều được bắt nguồn từ các sinh vật tự dưỡng.

D. Các phân tử nucleic acid được hình thành từ phản ứng sinh tổng hợp tạo liên kết phosphodiester giữa các đơn phân nucleotide.

Câu 14: Quá trình quang hợp xảy ra theo 2 pha gồm

A. pha sáng và pha tối.

B. pha cần O2 và pha không cần O2.

C. pha cần CO2 và pha không cần CO2.

D. pha cần diệp lục và pha không cần diệp lục.

Câu 15: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase (SGK trang 95), việc tách lấy dịch mầm lúa nhằm

A. thu tinh bột.

B. thu protein.

C. thu enzyme phân giải protein.

D. thu enzyme phân giải tinh bột.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay