Đáp án Sinh học 12 chân trời sáng tạo Bài 11: Thực hành: thí nghiệm về thường biến ở cây trồng
File đáp án Sinh học 12 chân trời sáng tạo Bài 11. Thực hành: thí nghiệm về thường biến ở cây trồng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
BÀI 11. THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM VỀ THƯỜNG BIẾN Ở CÂY TRỒNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Thực hành trồng cây chứng minh được thường biến.
I. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: Chậu trồng cây, đất trồng, kéo cắt cành, găng tay, dụng cụ xới đất, bình tưới nước.
- Hoá chất: Nước.
- Mẫu vật: Dây khoai lang, củ khoai tây, chậu cây, phân NPK.
II. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Đặt câu hỏi nghiên cứu
STT |
Nội dung vấn đề |
Câu hỏi nghiên cứu |
1 |
Khoai tây có hiện tượng mọc vống khi ở trong tối và khử vống khi ở ngoài sáng. |
Có phải ánh sáng đã ảnh hưởng tới sự phát triển của khoai tây? |
2 |
Khoai lang trồng trong các điều kiện khác nhau sẽ phát triển khác nhau. |
Các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến quá trình phát triển của khoai lang như thế nào? |
2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
STT |
Nội dung giả thuyết |
Phương án kiểm chứng giả thuyết |
1 |
Hiện tượng mọc vống giúp cây khoai tây thích nghi với môi trường thiếu ánh sáng: lá không mở rộng để tránh tổn thương khi thân mọc xuyên qua mặt đất và tránh mất nước, không tổng hợp chlorophyll để tránh tiêu hao năng lượng, cây tập trung chất dinh dưỡng cho việc kéo dài thân vươn lên khỏi mặt đất trước khi sử dụng hết chất dinh dưỡng dự trữ trong củ. |
- Cho khoai tây đā nảy mầm sinh trưởng trong điều kiện có và không có ánh sáng.- Chuyển cây khoai tây có hiện tượng mọc vống từ trong tối ra ngoài sáng. |
2 |
Khoai lang trồng trong các điều kiện khác nhau sẽ phát triển khác nhau. |
- Đặt các chậu khoai lang đã nảy mầm ở nơi:+ Có ánh sáng+ Không có ánh sáng+ Không bón phân+ Hòa tan phần NPK trong nước với nồng độ 2g phân/1L nước; tưới vào chậu một lượng khoảng 3 mL/ngày.- Tưới nước đều đặn cho ẩm đất khoảng 2 lần/ngày vào các chậu. |
3. Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết
a, Thí nghiệm chứng minh thường biến ở khoai tây
- Bước 1: Lấy 6 – 8 củ khoai tây (từ cùng một cây) và đặt vào chậu có chứa cát ẩm, lấp cát cho phủ kín củ. Để chậu ở nơi thoáng mát khoảng 7 ngày cho khoai mọc mầm (1 – 2 cm) (Hình 11.3a).
- Bước 2: Chia đều các củ khoai tây đã mọc mầm và trồng vào hai chậu chứa đất (được đánh số 1 và 2) bằng cách vùi sâu củ vào trong đất, đặt các củ khoai tây sao cho mầm hướng lên trên và khoảng cách giữa các củ khoảng 15 cm. Phủ kín mầm bằng một lớp đất dày khoảng 15 cm, sau đó tưới nước cho đất vừa đủ độ ẩm (Hình 11.3b).
- Bước 3: Xử lí các chậu thí nghiệm:
- Chậu 1: Đặt ở nơi có ánh sáng.
- Chậu 2: Đặt ở nơi không có ánh sáng.
Quan sát hiện tượng xảy ra với mầm khoai tây ở hai chậu sau 10 ngày.
- Bước 4: Chuyển chậu 2 sang nơi có ánh sáng. Quan sát hiện tượng xảy ra với mầm khoai tây sau 5 – 7 ngày.
b, Thí nghiệm chứng minh hiện tượng thường biến ở khoai lang
- Bước 1: Giâm cành khoai lang:
- Cắt thân một cây khoai lang thành từng đoạn ngắn khoảng 15 – 20 cm (Hình 11.4a và 11.4b).
- Giảm các đoạn khoai lang đúng theo chiều mọc của cây vào bốn chậu nhựa được đánh số thứ tự từ 1 đến 4 (Hình 11.4c). Sau đó, tưới nước cho ẩm đất (Hình 11.4d).
- Bước 2: Xử lí các chậu thí nghiệm:
- Trồng cây trong các điều kiện ánh sáng khác nhau:
- Chậu 1: Đặt ở nơi có đủ ánh sáng.
- Chậu 2: Đặt ở nơi thiếu ánh sáng.
- Trồng cây trong các điều kiện có chế độ bón phân khác nhau:
- Chậu 3: Không bón phân.
- Chậu 4: Hoà tan phân NPK trong nước với nồng độ 2 9 phân/1 L nước; tưới vào chậu một lượng khoảng 3 mL/ngày.
- Tưới nước đều đặn cho ẩm đất khoảng 2 lần/ngày vào các chậu.
- Bước 3: Quan sát và so sánh sự khác nhau của các cây khoai lang ở bốn chậu sau 5 – 7 ngày.
4. Thảo luận
STT |
Nội dung giả thuyết |
Đánh giá giả thuyết |
Kết luận |
1 |
Hiện tượng mọc vống giúp cây khoai tây thích nghi với môi trường thiếu ánh sáng: lá không mở rộng để tránh tổn thương khi thân mọc xuyên qua mặt đất và tránh mất nước, không tổng hợp chlorophyll để tránh tiêu hao năng lượng, cây tập trung chất dinh dưỡng cho việc kéo dài thân vươn lên khỏi mặt đất trước khi sử dụng hết chất dinh dưỡng dự trữ trong củ. |
Đúng |
Ánh sáng ảnh hưởng tới sự phát triển của khoai tây. |
2 |
Khoai lang trồng trong các điều kiện khác nhau sẽ phát triển khác nhau. |
Đúng |
Ánh sáng và phân bón ảnh hưởng tới sự phát triển của khoai lang. |
5. Báo cáo kết quả thực hành
(Gợi ý viết báo cáo thu hoạch)
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Nhóm:
Lớp:
- Mục đích thực hiện nghiên cứu
Thực hành trồng cây chứng minh được thường biến.
- Kết quả và giải thích
- Kết quả quan sát hiện tượng thường biến ở cây trồng:
Đối tượng |
Điều kiện thí nghiệm |
Kết quả |
Giải thích |
Khoai tây |
Thiếu ánh sáng |
Cây mọc vống. |
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. |
Khoai tây |
Có ánh sáng |
Cây phát triển bình thường. |
|
Khoai lang |
Thiếu ánh sáng |
Lá bị vàng, nhiều lá, tuổi lá ngắn, thân và dây leo mảnh hơn. |
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. |
Khoai lang |
Có ánh sáng |
Cây phát triển bình thường. |
|
Khoai lang |
Không bón phân |
Cây còi cọc, lá vàng. |
Phân bón ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. |
Khoai lang |
Có bón phân |
Cây phát triển bình thường. |
- Kết luận
- Ánh sáng và phân bố là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
- Cùng một kiểu gene trong các môi trường khác nhau sẽ có sự phát triển khác nhau.
=> Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 11: Thực hành Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng