Đáp án Sinh học 12 kết nối Bài 30: Diễn thế sinh thái

File đáp án Sinh học 12 kết nối tri thức Bài 30: Diễn thế sinh thái. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

BÀI 30. DIỄN THẾ SINH THÁI

Mở đầu: Quá trình tự tái sinh của một khu rừng bị cháy trụi sẽ diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn chi tiết:

Quá trình tự tái sinh của một khu rừng bị cháy trụi: sau khi khu rừng bị cháy rụi sẽ để lại một lớp đất mùn, trên lớp đất mùn đó, cỏ dại và cây hàng năm sẽ mọc lên, dần dần phát triển thành các cây bụi, cây hạt trần,.. và cho đến khi trở thành một khu rừng trưởng thành.

I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI

Câu 1: Trong diễn thế nguyên sinh ở môi trường trên cạn, tại sao những sinh vật đầu tiên của những quần xã tiên phong thường là địa y, tảo, rêu?

Hướng dẫn chi tiết:

Vì địa y, tảo, rêu là những sinh vật thích nghi với điều kiện nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh, tạo ra sinh khối lớn cung cấp cho các sinh vật phát triển sau đó.

Câu 2: Tại sao thời gian từ quần xã tiên phong đến hình thành quần xã đỉnh cực ở diễn thế nguyên sinh dài hơn so với diễn thế thứ sinh?

Hướng dẫn chi tiết:

Thời gian từ quần xã tiên phong đến hình thành quần xã đỉnh cực ở diễn thế nguyên sinh dài hơn so với diễn thế thứ sinh do diễn thế thứ sinh diễn ra trên nền đất đã có chất dinh dưỡng từ quần thể trước đó suy tàn để lại và vẫn có sinh vật tồn tại.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ

III. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI ĐẾN HỆ SINH THÁI

Câu 1: Tại sao nói nguyên nhân bên trong là cơ chế chính dẫn đến sự thay thế tuần tự các loài trong quần xã?

Hướng dẫn chi tiết:

Nguyên nhân bên trong là cơ chế chính dẫn đến sự thay thế tuần tự các loài trong quần xã do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành ưu thế mới. Quá trình này lặp lại cho đến khi hình thành quần xã đỉnh cực. 

Câu 2: Tại sao trước khi xây dựng đập thuỷ điện người ta cần phải nghiên cứu, đánh giá những tác động của công trình này tới sự thay đổi của hệ sinh thái?

Hướng dẫn chi tiết:

Trước khi xây dựng đập thuỷ điện người ta cần phải nghiên cứu, đánh giá những tác động của công trình này tới sự thay đổi của hệ sinh thái vì: 

  • Đập thuỷ điện có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật và thực vật sống trong khu vực dòng nước bị đập ngăn cách, nếu không cẩn thận rất dễ dẫn đến sự tuyệt cchurng của một loài nào đó, làm suy giảm đa dạng sinh học. 

  • Ngoài ra, đập thủy điện có thể làm thay đổi dòng chảy của sông, ảnh hưởng đến vùng đất và khu vực dân cư xung quanh.

Câu 3: Những hoạt động nào của con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng, tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất và sa mạc hoá?

Hướng dẫn chi tiết:

  • Hiện tượng phú dưỡng do dòng nước chứa phân bón dư thừa, nước thải sinh hoạt, nước thải của các ngành chế biến nông, thuỷ sản và chất thải chăn nuôi chưa được xử lí.

  • Hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất là do hoạt động sống của con người như chặt phá rừng, phát thải quá nhiều khí nhà kính,... dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.

  • Hiện tượng sa mạc hóa là do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người như canh tác nông nghiệp lạc hậu, chăn thả gia súc mật độ cao, khai thác rừng quá mức,...

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

Hướng dẫn chi tiết:

Diễn thế nguyên sinh là diễn thế bắt đầu từ môi trường trống trơn, không có lớp đất mùn bề mặt và không có sinh vật sinh sống. Còn diễn thế thứ sinh là diễn thế bắt đầu từ môi trường của một quần xã đã bị diệt vong, trong môi trường đó vẫn còn sinh vật tồn tại và được kế thừa lớp thổ nhưỡng của quần xã trước đó.

Câu 2: Để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, người ta thường trồng các loài cây họ Đậu để cải tạo đất như cây keo lá chàm, keo tai tượng, lạc dại,...

a) Hãy tìm hiểu và cho biết những loài cây này có các đặc điểm gì giúp chúng sống được trên đất trống, đồi núi trọc.

b) Tại sao việc trồng cây họ Đậu trong giai đoạn đầu tiên của quá trình cải tạo đất là lựa chọn phù hợp với quy luật diễn thế?

Hướng dẫn chi tiết:

=> Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 30: Diễn thế sinh thái

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay