Đáp án Tiếng Việt 3 cánh diều Bài 1: Nhớ lại buổi đầu đi học

File đáp án Tiếng Việt 3 cánh diều Bài 1: Nhớ lại buổi đầu đi học. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 2. EM ĐÃ LỚN

CHIA SẺ

Câu 1: Nói về em hôm nay

Trả lời:

- Tranh 1: So với năm trước em đã cao thêm 2cm và nặng thêm 2kg.

- Tranh 2: Em đã biết tự thay quần áo và tự vệ sinh cá nhân.

- Tranh 3: Em đã tưới cây, rửa bát và lau dọn giá sách của mình.

Câu 2: Nhớ lại ngày em vào lớp Một:

  1. a) Ai đưa em tới trường?

 

  1. b) Em làm quen với thầy cô và các bạn như thế nào?

Trả lời:

Nhớ về ngày em vào lớp Một

  1. Bố mẹ là người đưa em tới trường.
  2. Mặc dù rất nhút nhát và lo lắng trong buổi học đầu tiên nhưng em đã chủ động bắt chuyện và làm quen được bạn Quân ngồi cùng bàn với em.

BÀI ĐỌC 1. NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Bài văn là lời của ai, nói về điều gì?

Trả lời:

 Bài văn là lời của chính tác giả (xưng tôi), nói về buổi đầu tiên đi học.

Câu 2: Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên?

Trả lời:

Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu khiến cho tác giả nhớ đên kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

- Khi vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.

- Trên không có những đám mây bàng bạc.

Câu 3: Tâm trạng của cậu bé trên đường tới trường học được diễn tả qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Tâm trạng của cậu bé trên đường tới trường học được diễn tả qua những chi tiết: Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ

Câu 4: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Trả lời:

- Mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân

- Chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ

LUYỆN TẬP

Câu 1: Dựa vào gợi ý ở phần Đọc hiểu, hãy cho biết mỗi đọan văn trong bài đọc nói về điều gì?

Trả lời:

Dựa vào gợi ý ở phần Đọc hiểu:

- Đoạn 1: Nhân vật tôi nao nức nhớ về ngày tựu trường.

- Đoạn 2: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.

- Đoạn 3: Tâm trạng và mong muốn được hòa nhập, biến mọi thứ trở lên thân quen trong ngày đầu đi học.

Câu 2: Trình bày đoạn văn của em trước lớp.

Trả lời:

Những dấu hiệu để nhận ra các đoạn văn trên:

  1. Mỗi đoạn văn nêu một ý.
  2. Hết mỗi đoạn văn, tác giả đều xuống dòng.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm thêm ở nhà:

2 câu chuyện ( hoặc bài thơ, 1 câu chuyện) về thiếu nhi.

1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thiếu nhi.

Trả lời:

  • Sưu tầm 1:

ƯỚC MƠ

Lâm Bình

Con ước mau lớn nhanh

Được mặc áo công an

Đi giữa bầu trời xanh

Canh giữ giúp dân lành

Yên bình trong khu trọ

Và mỗi chiều xuống phố

Không có nạn kẹt xe

Nhờ tiếng thổi toe toe

Cùng mồ hôi nhễ nhại

Giữa mùa hè chói chang

Chẳng một phút nao lòng

Dù mưa gió bão giông

Đứng kiên cường bám trụ

Tay chỉ đường quá siêu

Như tiên ông đang phiêu

Mẹ chở con đến trường

Nước có ngập dưới đường

Bon bon đúng giờ học

Ôi ! con không có ngốc

Mẹ chẳng hiểu chút nào 

Con phải là như Chú !

  • Sưu tầm 2:

Hai người bạn thân cùng nhau đi học, sáng nào họ cũng đến bên xe bánh mì và mua mì ăn sáng. Sáng nay cũng như vậy, mọi người lại thấy 2 cậu ấy mua bánh mì.

Mua bánh mì ăn nhé, cậu bạn hỏi bạn mình. Nhưng lại thấy bạn mình lúng túng và chợt nhận ra sự khó xử của bạn mình. Cậu bạn ấy lại chỉ mua một ổ mì nhưng lại bẻ đôi ra và chia cho bạn, một ổ mì và thêm một ổ nó không đáng là bao nhưng nửa ổ mì lại là tình cảm, sự thấu hiểu của một người dành cho bạn mình. Bạn bè không chê nhau lúc khó khăn, thấu hiểu và giúp đỡ nhau đó là cả một bầu trời yêu thương cao cả.

Chỉ nửa ổ mì nhưng đó lại là động lực là năng lượng và là nụ cười của người bạn mình. "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này" một câu nói khiến chũng ta nhận ra chỉ cần không ích kỷ mọi thứ chúng ta đều có thể chia sẻ.

  • Sưu tầm thông tin về thiếu nhi:

Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.

Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.

Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).

Cảm nghĩ của em.

Trả lời:

- Tên bài: ƯỚC MƠ

- Em thích khổ thơ:

Con ước mau lớn nhanh

Được mặc áo công an

Đi giữa bầu trời xanh

Canh giữ giúp dân lành

Đoạn thơ là ước mơ của bạn nhỏ mong muốn được lớn thật nhanh để trở thành chú công an khoác trên mình màu áo xanh, bảo vệ mọi người. Ước mơ của bạn tuy nhỏ bé nhưng thật lớn lao, góp công sức của mình bảo vệ mọi người, bảo vệ đất nước bình yên. 

 

BÀI VIẾT 1. ÔN CHỮ VIẾT HOA: B, C

Câu 1: Viết tên riêng: Cao Bằng

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện.

Câu 2: Viết câu:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay