Đáp án Tiếng Việt 3 cánh diều Bài 3: Hội đua ghe ngo
File đáp án Tiếng Việt 3 cánh diều Bài 3: Hội đua ghe ngo. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)
BÀI ĐỌC 3: HỘI ĐUA GHE NGO
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp nào?
Trả lời:
Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hàng năm.
Câu 2: Những chiếc ghe ngo có gì đặc biệt?
Trả lời:
Ghe ngo được làm từ gỗ cây sao, dài khoảng 30 mét, chứa được trên dưới 50 tay chèo. Ghe được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên sông. Mũi và đuôi ghe cong vút, tạo hình rắn thần. Thân ghe vẽ hoa văn và sơn màu sặc sỡ. Mỗi ghe ngo là của một hoặc một vài phum, sóc. Ghe được cất giữ ở chùa, mỗi năm chỉ được hạ thủy một lần vào dịp hội.
Câu 3: Vì sao trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn?
Trả lời:
Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn để quen với nhịp chèo khi xuống nước.
Câu 4: Cuộc đua ghe ngo diễn ra sôi động như thế nào?
Trả lời:
Vào cuộc đua, mỗi ghe có một người ngồi đằng mũi chỉ huy và một người đứng giữa ghe giữ nhịp. Theo hiệu lệnh, những mái chèo đưa nhanh thoăn thoắt, đều tăm tắp, đẩy chiếc ghe lướt nhanh trên sông. Tiếng trống hội, tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả một vùng sông nước.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây:
Trả lời:
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
- a) Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Cúng Trăng để làm gì?
- b) Ghe ngo được chà nhẵn bóng để làm gì?
Câu 2: Sử dụng câu hỏi Để làm gì?, hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:
- a) Một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để chỉ huy các tay đua.
- b) Một người đứng giữa ghe để giữ nhịp cho các tay đua chèo thật đều.
- c) Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
Trả lời:
Sử dụng câu hỏi Để làm gì? để hỏi đáp:
a)
H: Trong cuộc đua, một người giỏi tay chèo được cử ngồi đằng mũi ghe để làm gì?
Đ: Để chỉ huy các tay đua.
b)
H: Một người đứng giữa ghe để làm gì?
Đ: Để giữ nhịp cho các tay đua chèo thật đều.
c)
H: Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp để làm gì?
Đ: Các tay đua phải tập như vậy để quen với nhịp khi xuống nước.
BÀI VIẾT 3
Câu 1: Nghe - viết: Hội đua ghe ngo (từ "Vào cuộc đua" đến hết)
Trả lời:
HS tự thực hiện.
Câu 2: Chọn chữ và dấu thanh phù hợp:
- a) Chữ r, d hay gi?
- b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Trả lời:
Chọn chữ và dấu thanh phù hợp:
- a) Chữ r, d hay gi?
Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
HOÀI VŨ
- b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Dòng suối nhỏ trôi nhanh,
Chở niềm vui đi mãi
Cây nêu vừa dựng lại
Duyên dáng khoe sắc màu.
Sân rộng, còn vút cao,
Tiếng cười vang khắp bản
Đu quay tròn, loáng thoáng
Các em mừng, vẫy tay.
NGUYỄN LONG
Câu 3: Giúp chú kiến tha bánh về đúng chỗ:
- a) r, dhay gi?
- b) Dấu hỏihay dấu ngã?
Trả lời:
Giúp chú kiến tha bánh về đúng chỗ:
- a) r, dhay gi?
- để dành, giành lấy, rành mạch
- tham gia, giày da, đi ra
- b) Dấu hỏihay dấu ngã?
- vui vẻ, học vẽ
- cơn bão, dạy bảo
- nóng nảy, lúc nãy
TRAO ĐỔI
Câu 1: Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về các dân tộc anh em trên đất nước ta mà em đã đọc ở nhà.
Trả lời:
Đọc bài văn về Bảo tàng Dân tộc học.
Câu 2: Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc
Trả lời:
Trao đổi về bài văn em đã đọc:
Chi tiết em thích nhất là khi vào thăm quan Bảo tàng, em có thể quan sát được những vật dụng xa lạ với em nhưng lại gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt của các dân tộc. Bên cạnh đó, em còn được xem những cuốn phim về các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trải nghiệm những hoạt động thú vị, qua đó, hiểu thêm về văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước.
Bài văn nói lên sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc Việt Nam, nét văn hóa, phong tục, tập quán riêng của mỗi dân tộc cần được giữ gìn và lan tỏa.