Đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 13: Niềm vui lao động (P1)
File đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 13: Niềm vui lao động (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
BÀI 13: NIỀM VUI LAO ĐỘNG
CHIA SẺ
Câu 1: Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bức ảnh dưới đây:
- khai thác than
- giao thông
- khai thác dầu khí
- sản xuất nông nghiệp
- đánh bắt cá
- xây dựng
Trả lời:
Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bức ảnh dưới đây:
- khai thác than - hình 6
- giao thông - hình 1
- khai thác dầu khí - hình 4
- sản xuất nông nghiệp - hình 5
- đánh bắt cá - hình 3
- xây dựng - hình 2
Câu 2: Trao đổi: Em thích bức ảnh nào? Vì sao?
Trả lời:
Em thích bức ảnh số 5 vì nó thể hiện sự phát triển của đất nước.
BÀI ĐỌC 1
Câu 1: Sau những cơn mưa phùn mùa xuân, đồi cỏ thay đổi nhanh chóng như thế nào?
Trả lời:
Sau những cơn mưa phùn mùa xuân, đồi cỏ thay đổi nhanh chóng từ những lấm tấm xanh của mầm cỏ trở thành một thảm xanh non ngọt ngào.
Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy đàn bò vô cùng mừng rỡ khi được ra đồi cỏ?
Trả lời:
Những từ ngữ, hình ảnh: rống lên sung sướng cho thấy đàn bò vô cùng mừng rỡ khi được ra đồi cỏ.
Câu 3: Hình ảnh đàn bò gặm cỏ được miêu tả sinh động như thế nào?
Trả lời:
Hình ảnh đàn bò gặm cỏ được miêu tả sinh động: đàn bò nhảy cẫng lên, xô nhau chạy....
Câu 4: Anh Nhẫn có cảm xúc gì khi ngắm đàn bò ăn cỏ?
Trả lời:
Anh Nhẫn cảm thấy vui mừng, đứng ngây người ngắm đàn bò ăn cỏ.
Câu 5: Tìm đoạn mở đầu, đoạn kết thúc bài văn và cho biết mỗi đoạn nêu nội dung gì?
Trả lời:
Đoạn mở đầu: đoạn đầu tiên -> khung cảnh của thảm cỏ
Đoạn kết thúc bài văn: Đoạn cuối -> Niềm vui của anh Nhẫn khi thấy đàn bò gặm cỏ.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
Đoạn mở đầu: đoạn đầu tiên -> khung cảnh của thảm cỏ
Đoạn kết thúc bài văn: Đoạn cuối -> Niềm vui của anh Nhẫn khi thấy đàn bò gặm cỏ.
Trả lời:
Em có thể tìm đọc câu chuyện Con rồng cháu tiên
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung [1] với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đèm lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Tráng.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang, đến kì sinh nở, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô [2], khỏe mạnh như thần.
Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở.
– Sao chàng bỏ thiếp [3] mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán [4] khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng, cháu Tiên.
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Trả lời:
Viết vào phiếu đọc sách: Con rồng cháu tiên là câu chuyện kể về tổ tiên của chúng ta. Lạc Long Quân và Âu Cơ là 2 nhân vật lịch sự đã có công xây dựng, bồi đắp lên đất nước từ những ngày sơ khai đầu tiên
BÀI VIẾT 1
Dựa vào kết quả quan sát ở bài 12, hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một con vật mà em yêu thích.
Trả lời:
Dàn ý tả con vật: Tả con mèo
- Mở bài
- Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.
- Thân bài
- Tả hình dáng
- Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.
- Lông mèo dày và rất mượt.
- Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.
- Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.
- Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.
- Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.
- Tả hoạt động, tính nết
- Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.
- Khi ăn từ tốn, gọn gàng.
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
- Kết luận
- Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường chạy đến chỗ em mỗi khi em đi học về.
KỂ CHUYỆN
Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện
Câu 2: Trao đổi:
a, Vì sao bồ chao tưởng rằng mình đã thấy hai cái trụ chống trời?
b, Vì sao các loài chim ngạc nhiên trước những điều mắt thấy, tai nghe?
c, Nếu là một nhân vật trong câu chuyện, em sẽ nói điều gì để bày tỏ cảm nghĩ của mình trước những điều mắt thấy, tai nghe?
Trả lời:
Trao đổi:
a, Vì đây là lần đầu tiên bồ chao thấy hai thứ to cao đến vậy nên không suy nghĩ gì mà tưởng rằng mình đã thấy hai cái trụ chống trời.
b, Vì các loài chim chưa từng thấy và không biết đó là gì nên ngạc nhiên trước những điều mắt thấy, tai nghe.
c, Nếu là một nhân vật trong câu chuyện, em sẽ nói cần xem xét xem thực hư điều đó là gì chứ không vội vàng kết luận tin vào những điều mắt thấy, tai nghe.