Đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 4: Kho báu của em (P1)

File đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 4: Kho báu của em (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM

CHIA SẺ

Câu 1: Em hiểu kho báu là gì?

a, Là nơi chứa rất nhiều của cải.

b, Là nơi rất bí mật.

c, Là nơi rất khó tìm.

Trả lời:

Chọn đáp án a, Là nơi chứa rất nhiều của cải.

Câu 2: Kể tên một vài câu chuyện về kho báu mà em đã được học hoặc được nghe.

Trả lời:

Một vài câu chuyện về kho báu mà em đã được học hoặc được nghe là: Vừng ơi mở cửa ra, Alibaba và 40 tên cướp

Câu 3: Theo em, vì sao sách cũng là kho báu? Kho báu ấy quý giá như thế nào?

a, Của cải ở kho báu ấy là gì?

b, Vì sao có thể nói của cải ở kho báu ấy là vô tận?

c, Của cải thu được từ kho báu ấy giúp con người những gì?

Trả lời:

Theo em, sách cũng là kho báu vì sách là nguồn tri thức vô hạn. Kho báu ấy quý giá không gì so được

a, Của cải ở kho báu ấy là tri thức.

b, Vì tri thức không bao giờ là hạn hẹp nên có thể nói của cải ở kho báu ấy là vô tận.

c, Của cải thu được từ kho báu ấy giúp con người có tri thức, hiểu biết về đời sống xung quanh mình.

BÀI ĐỌC 1

Câu 1: Những thư viện cổ nói lên điều gì về nền văn minh của loài người?

Trả lời:

Những thư viện cổ nói lên nền văn minh của loài người đã xuất hiện từ rất lâu.

Câu 2: Người ta có thể đọc và xem những gì ở Thư viện Quốc hội Mỹ?

Trả lời:

Người ta có thể đọc và xem bản thảo viết tay, bản đồ, bản nhạc, bản vẻ, phim ở Thư viện Quốc hội Mỹ.

 

Câu 3: Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam nói lên điều gì?

Trả lời:

Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam nói lên sự quan tâm và chú trọng đến sự phát triển của thiếu nhi. Ở đây thiếu nhih có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm nhạc cụ....

Câu 4: Qua bài đọc, em thấy các tài liệu và hoạt động thư viện hiện nay đã phát triển như thế nào so với thư viện đầu tiên?

Trả lời:

Qua bài đọc, em thấy các tài liệu và hoạt động thư viện hiện nay đã phát triển hiện đại và tiện nghi hơn rất nhiều so với thư viện đầu tiên.

Câu 5: Em mong muốn điều gì ở thư viện trường em?

Trả lời:

Em mong muốn thư viện trường em sẽ hiện đại hơn và có đa dạng các loại sách.

 

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu hỏi 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về sách và thư viện, về những người ham đọc sách, biết vận dụng những điều bổ ích học được trong sách vào cuộc sống.

– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cây cối.

Trả lời:

Một người ham đọc sách

Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.

Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.

Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:

- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?

Đan-tê ngơ ngác đáp:

- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!

(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)

* Bài thơ:

TRANG SÁCH VÀO ĐỜI

     Trước ngưỡng cửa cuộc đời

     Trang sách và hoa phượng

     Học vấn và nhớ thương

     Miệt mài nuôi chí lớn

     Những trang sách dày công

     Giúp em nhiều kiến thức

     Vào đời bằng hiện thực

     Vững bước trên đôi chân

     Những con số bài toán

     Những dòng chữ bài văn

     Sơ đồ và hình ảnh

     Nhanh hiểu và dễ nhớ

     Trang sách bên cửa sổ

     Một bầu trời ước mong

     Trang sách như bệ phóng

     Nâng bước em vào đời.

(Nguyễn Đức Toàn)

* Bài văn tả cây dừa:

Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.

Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.

Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.

Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.

Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.

Câu hỏi 2: Viết vào phiếu đọc sách

– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Trả lời:

Em ghi vào phiếu đọc sách

- Tên bài đọc: Một người ham đọc sách.

- Một số nội dung chính của bài đọc:

+ Nhân vật: Đan – tê; người chủ quán bán sách.

+ Sự việc: Đan – tê không có tiền mua sách nên làm quen với một người bán sách để mượn sách mới về đọc./ Đan – tê không còn được cho mượn sách về nên ông đứng đọc tại cửa hàng tới khi trời tối mới về.

+ Câu văn em thích: “– Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi.”

- Cảm nghĩ của em: Đan – tê là người ham đọc sách, không màng tới những thứ xung quanh mà chuyên tâm với niềm say mê đọc sách của mình. Em cần thiết phải học tập thói quen đọc sách và rèn luyện sự tập trung như vậy.

 

BÀI VIẾT 1

Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài băn tả một cây hoa ( hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.

Trả lời:

Dàn ý tả cây Quất

  1. Mở bài

- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất

  1. Thân bài

- Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ

Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh

Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh

Hoa quất: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ

Trái quất: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam

Mùi vị trái quất: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu...

- Ý nghĩa của cây quất trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hi vọng cho gia chủ.

  1. Kết bài

Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quất.

KỂ CHUYỆN

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện

Đoạn 1 Ma-ri ham đọc sách như thế nào?

Đoạn 2 • Vì sao Ma-ri không nghe thấy anh chị gọi?

  • Các anh chị đã nghĩ ra trò nghịch ngợm gì?

Đoạn 3 • Vì sao suốt hai giờ, ba chiếc ghế không đổ?

  • Khi ghế đổ, thái độ của Ma-ri thế nào?

Đoạn 4 Về sau, Ma-ri trở thành một người như thế nào?

Trả lời:

Đoạn 1: Ma-ri ham đọc sách đến nỗi cứ tan học xong, cô trốn biệt vào một góc phòng khách và say sưa đọc.

Đoạn 2: • Ma-ri mải đọc sách không nghe thấy anh chị gọi.

  • Anh chị đã bày trò, xếp ba chiếc ghế nhỏ thành một hình tam giác bao quanh Ma-ri. Nếu cô cử động thì ba chiếc ghế sẽ đổ.

Đoạn 3: • Suốt hai giờ, ba chiếc ghế không đổ vì cô bất động chăm chú đọc sách.

  • Khi ghế đổ, Ma-ri cười rồi cầm sách sang phòng khác đọc tiếp.

Đoạn 4: Về sau, Ma-ri trở thành nhà bác học Ma-ri Quy-ri nổi tiếng.

 

Câu 2: Trao đổi về câu chuyện.

a, Những chi tiết nào cho thấy Ma-ri Quy-ri từ nhỏ rất ham đọc sách?

b, Theo em, sự ham mê đọc sách đã góp phần vào thành công của nhà bác học Ma-ri Quy-ri như thế nào?

Trả lời:

  1. a) Những chi tiết cho thấy Ma-ri Quy-ri từ nhỏ rất ham đọc sách:

+ Hằng ngày, cứ tan học là cô trốn biệt vào một góc phòng khách, say sưa đọc.

+ Mải mê đọc sách đến mức không nghe thấy anh chị gọi đi chơi.

+ Ham đọc đến mức anh chị bày trò nghịch ngợm với mình mà không biết.

+ Ở yên đọc sách trong suốt 2 tiếng đồng hồ.

+ Khi ghế đổ, chỉ cười rồi lại sang nơi khác đọc sách tiếp.

  1. b) Theo em, sự ham mê đọc sách đã góp phần vào thành công của nhà bác học Ma-ri Quy-ri:

+ Giúp cô có được nhiều kiến thức, hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực.

+ Giúp cô có khả năng tập trung, rèn đức tính chăm chỉ, cẩn thận với chữ nghĩa.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay