Đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 18: Vì cuộc sống con người (P6)

File đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 18: Vì cuộc sống con người (P6). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 18: VÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

BÀI ĐỌC 6

Câu 1: Thời trai trẻ, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã dành trọng tâm huyết cho con đường mình chọn như thế nào?

Trả lời:

Thời trai trẻ, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã dành trọng tâm huyết cho con đường mình chọn, thời trai trẻ của ông trôi qua trong 4 bức tường bệnh viện.

Câu 2: Những chi tiết ở đoạn 2 nói lên điều gì về bác sĩ Tôn Thất Tùng?

Trả lời:

Những chi tiết ở đoạn 2 nói lên bác sĩ Tôn Thất Tùng là một người rất chăm chỉ nghiên cứu và cống hiến cho ngành cho nghề.

Câu 3: Sau khi hòa bình lập lại, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã có những đóng góp gì cho y học?

Trả lời:

Sau khi hòa bình lập lại, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã có những đóng góp như thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam và là người đặt nền móng cho khoa mổ sọ não và hoàn thiện giới thiệu phương pháp cắt gan của mình,

Câu 4: Theo em, điều gì đã giúp bác sĩ Tôn Thất Tùng thành công?

Trả lời:

Theo em, sự chăm chỉ và ham học hỏi, cống hiến hết mình đã giúp bác sĩ Tôn Thất Tùng thành công.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm tên riêng của cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài được nêu trong bài đọc Một trí tuệ Việt Nam.

Trả lời:

Các tên riêng của cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài được nêu trong bài đọc Một trí tuệ Việt Nam là: Trường Đại học Pa-ri, Viện Hàn Lâm Phẫu thuật Pa-ri, Bệnh viện Phủ Doãn.

 

Câu 2: Viết lại những tên riêng sau cho đúng:
- Trường tiểu học Nam Thành Công
- trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn
- Phòng giáo dục và đào tạo quận Ba Đình
- Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định
- Hội khuyến học tỉnh Hưng yên
- hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam
- quỹ nhi đồng Liên hợp quốc.

Trả lời:

- Trường Tiểu học Nam Thành Công
- Trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định
- Hội Khuyến học tỉnh Hưng yên
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam
- Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

 

Câu 3: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết đoạn văn ngắn về một bảo tàng ( hoặc một thư viện) mà em biết.

b, Viết đoạn văn ngắn về một đội bóng ( hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích.

Trả lời:

  Chuyến thăm quan do trường tổ chức năm vừa rồi chúng em đã được tới thăm Bảo tàng Phòng không - Không quân. Viện bảo tàng những “chiến sĩ thép” có khuôn viên rộng và đẹp nằm ngay trên con đường Trường Chinh, đường tàu bay, không mấy xa lạ với nhiều chiến sĩ lão thành.

      Từ ngoài cổng, chúng em đã có thể thấy một tòa nhà rất lớn với hàng chục bậc thềm lát đá dẫn lên sảnh trưng bày hiện vật chính trong nhà. Căn bảo tàng có kiến trúc hiện đại mà cũng rất cứng cáp với những cột trụ lớn ngay phía mặt tiền, tất cả không gian đó khiến chúng em không những choáng ngợp bởi những chiến tích lịch sử oai hùng được tìm hiểu ở nơi đây mà còn thấy mình bé nhỏ trước một không gian cũng thật rộng lớn.

      Bảo tàng có một không gian trưng bày ngoài sân rất rộng, đây là nơi chúng em có thể tận tay sờ vào những chiếc máy bay đã từng tung hoành trên bầu trời và làm quân xâm lược phải khiếp sợ. Từ những chiếc F11, MIC, trực thăng... cho tới những bệ pháo cao xạ... tất cả đều gợi nhớ lại một thời oanh liệt nhưng cũng rất đau thương. Em thích nhất chiếc Mic nhanh nhẹn mặc dù không đồ sộ như B52 của địch nhưng đã làm kè thù phải khiếp sợ. Mỗi chiếc máy bay đều có những câu chuyện của riêng mình, những chiến công đã được các cô các chú sĩ quan trong bảo tàng ghi lại tóm tắt trong một tấm bảng giới thiệu ngay phía bên dưới, nhưng dù có nói bao nhiêu cũng không thể đủ! Ai có thể hình dung đuợc bộ đội ta chỉ ngồi trên mâm pháo do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ đã lạc hậu mà nhờ mưu trí, sáng tạo, nhạy bén đã tính toán chính xác tọa độ để bắn rơi không biết bao nhiêu máy bay tối tân của địch khiến chúng tới giờ vẫn đi tìm câu trả lời.

      Qua một vòng tham quan ngoài trời, chúng em quay trở vào khu nhà lớn và được cô hướng dẫn viên đưa tới tham quan một bức tượng nữ chiến sĩ đang giương cao khẩu súng ngắm bắn máy bay giặc, em cảm thấy một không khí trang nghiêm lạ thường, chưa hết ngạc nhiên này lại tới ngạc nhiên khác, chúng em được giới thiệu những bức ảnh đen trắng ghi lại những cảnh tra tấn các chiến sĩ cách mạng của ta khi xưa, những hố bom hay những nơi chôn xác B52 của kẻ thù... Chúng em được tận mắt thấy các loại súng, vũ khí, đạn dược chiến sĩ ta từng dùng trong các trận đánh và làm nên chiến thắng. Trạm dừng chân cuối cùng là khu mô hình, chúng em được xem mô phỏng trận địa của một trận đánh, với cả sơ đồ, âm thanh và hình ảnh, tất cả như mới chỉ hôm qua vậy mà đã mấy chục năm gói lại.

      Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ nghe kể qua những giờ học Lịch sử quả thực là chưa đủ, có sờ tận tay, có xem tận mắt những chiến tích đó mới thấy những con người Việt Nam anh dũng thế nào và giúp chúng em bổ sung vào bảo tàng tri thức của mình thêm nhiều trải nghiệm.

 

BÀI VIẾT 6

Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn theo 1 trong 2 đề sau:

  1. Thuật lại một tiết học ( hoặc một buổi tham quan) của lớp em.
  2. Thuật lại một cuộc thi thể thao ( hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem.

Trả lời:

Em rất yêu thích môn Ngữ văn. Môn học này đã mang lại cho em nhiều kiến thức bổ ích, không chỉ về văn học mà còn về cuộc sống nữa.

      Em vẫn còn nhớ đến tiết học môn Ngữ văn đầu tiên dưới mái trường cấp hai. Tiết học diễn ra vào buổi sáng thứ ba. Khi tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên, bạn lớp trưởng yêu cầu cả lớp ổn định chỗ ngồi và giữ trật tự. Khoảng năm phút sau, cô giáo bước vào lớp. Chúng em đứng dậy chào cô, sau đó cô đã yêu cầu cả lớp ngồi xuống. Cô tự giới thiệu về bản thân, sau đó là khái quát về chương trình của môn học Ngữ văn lớp 6. Xong xuôi, cô yêu cầu cả lớp mở sách để bắt đầu học bài. Tiết học đầu tiên sẽ học đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài.

      Mở đầu tiết học, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc lại nội dung của đoạn trích trong sách giáo khoa. Thời gian đọc là mười lăm phút. Sau đó, cô đã tổ chức một trò chơi tập thể. Ba tổ sẽ được chia làm ba đội. Trong vòng ba phút, các đội sẽ thi tìm nhanh trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” các danh từ, động từ và tính từ. Đội nào tìm được nhiều từ nhất sẽ giành chiến thắng.

      Kết thúc trò chơi, cô giáo bắt đầu giảng bài. Chúng em chăm chú lắng nghe lời giảng của cô. Thỉnh thoảng, cô còn đưa ra một số câu hỏi để học sinh trao đổi. Rất nhiều bạn đã giơ tay phát biểu. Tiết học diễn ra sôi nổi, hấp dẫn. Những câu trả lời tốt của chúng em còn được cô giáo khen tặng bằng những điểm tốt. Bốn mươi lăm phút trôi qua thật nhanh. Tiết học Ngữ văn đầu tiên đã để lại cho em sự yêu thích, hứng thú với môn học này.

      Ngữ văn là môn học quan trọng trong chương trình học tập. Vì vậy, chúng ra cần tích cực học tập môn học này để tương lai trở nên tốt đẹp hơn.

 

GÓC SÁNG TẠO

Câu 1: Viết bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích ( kèm theo một hình vẽ hoặc ảnh sưu tầm được về đồ chơi đó).

Trả lời:

Các bước thực hiện căn nhà như sau:

  • Bước 1: cắt thùng giấy ra thành các mảnh ghép nhỏ với kích thước phù hợp với 4 vách tường, 2 mái nhà.
  • Bước 2: cắt các lỗ để tạo cửa sổ và cửa nhà.
  • Bước 3: dùng thêm các mảnh trang trí như que tăm hay giấy thủ công để điểm tô cho căn nhà.
  • Bước 4: dán keo lại cố định, nếu thích, bạn có thể tạo thành nhà 2 tầng hoặc nhiều tầng, dùng que kem tạo nên các tường rào xung quanh.

Câu 2: Giới thiệu, bình chọn bản hướng dẫn có nội dung rõ ràng, dễ hiểu và trang trí đẹp.

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện

TỰ ĐÁNH GIÁ

A, Đọc và làm bài tập

Câu 1: Khi nhận thấy hiện tượng lạ, cô bé Ma-ri-a đã làm gì? Tìm ý đúng:

a, Chỉ ngồi lặng lẽ quan sát

b, Chỉ tự đặt cho mình câu hỏi

c, Chỉ ngồi nghĩ cách giải thích

d, Vào bếp, tự mình làm thí nghiệm

 Trả lời:

Chọn đáp án:

d, Vào bếp, tự mình làm thí nghiệm

Câu 2:  Khi Ma-ri-a nói với cah về phát hiện của mình, thái độ của người cha thế nào? Tìm các ý đúng:

a, Cha cô hết sức vui mừng.

b, Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phía phòng khách.

c, Ông hỉ hả nói: " Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!"

d, Ông tin là Ma-ri-a sẽ được Giải thưởng Nô-ben.

 Trả lời:

Chọn đáp án:

c, Ông hỉ hả nói: " Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!"

Câu 3: Lời tiên đoán của người cha đã thành sự thật như thế nào? Tìm ý đúng:

a, Ma-ri-a biết quan sát và tự đặt cho mình câu hỏi.

b, Ma-ri-a biết làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi.

c, Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học.

d, Ma-ri-a được Giải thưởng Nô-ben.

Trả lời:

Chọn đáp án:

c, Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học.

d, Ma-ri-a được Giải thưởng Nô-ben.

Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ trong bài đọc chỉ công việc nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của nhà khoa học? Tìm ý đúng:

a, quan sát, thí nghiệm, phát minh, phát hiện

b, giáo sư, gia tộc, đại học, thí nghiệm

c, gia tộc, phát minh, phát hiện, đại học

d, đại học, quan sát, thí nghiệm, giáo sư

Trả lời:

Chọn đáp án:

a, quan sát, thí nghiệm, phát minh, phát hiện

Bước 1: cắt thùng giấy ra thành các mảnh ghép nhỏ với kích thước phù hợp

Câu 5: Dựa theo nội dung bài đọc, hãy viết bản hướng dẫn thực hiện thí nghiệm của cô bé Ma-ri-a theo 4 bước.

Trả lời:

Bước 1: Quan sát hiện tượng

Bước 2: Đặt câu hỏi

Bước 3: Thực hành thí nghiệm

Bước 4: Rút ra kết luận ( ghi lại kết quả)

 

  1. Tự nhận xét

Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện.

Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay