Đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 19: Ôn tập cuối năm học

File đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 19: Ôn tập cuối năm học. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 19: ÔN TẬP CUỐIII

TIẾT 1

  1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Câu 1: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Trả lời:

Em đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

  1. Đọc và làm bài tập

Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy trò chơi đánh tam cúc giữa bé Giang và con mèo khoang diễn ra giống như thật và rất vui.

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy trò chơi đánh tam cúc giữa bé Giang và con mèo khoang diễn ra giống như thật và rất vui là: Quân này màu được, quân này tao chui, mèo ta phồng mũi, bé Giang dỗ dành......

 

Câu 2: Tìm những hình ảnh cho thấy bé Giang rất giàu trí tưởng tượng

Trả lời:

Những hình ảnh cho thấy bé Giang rất giàu trí tưởng tượng là: Đây là tướng ông, đây là con ngựa, chân có bụi đường, đây là tướng bà, tóc hiu hiu gió.

Câu 3: Biện pháp nhân hóa có tác dụng gì trong việc thể hiện những nội dung trên?

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa có tác dụng làm sinh động trong việc thể hiện những nội dung trên.

 

Câu 4: Hình ảnh nắng và làn khói bếp tô điểm thêm cho bức tranh chơi tam cúc như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh nắng và làn khói bếp tô điểm thêm cho bức tranh chơi tam cúc thật yên ả và chan hòa.

 

TIẾT 2

  1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
  2. Đọc và làm bài tập

Câu 1: Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

Trả lời:

Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

Câu 2: Tham gia sửa bài cũng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đoạn văn về một câu chuyện em thích:

  1. a) Lỗi về cấu tạo

– Đoạn văn không có câu chủ đề.

– Câu chủ đề không giới thiệu tên câu chuyện.

– Các câu trong đoạn văn không phù hợp với chủ đề.

– Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

  1. b) Lỗi về nội dung

– Không giải thích vì sao em thích câu chuyện mà chỉ kể lại câu chuyện.

– Có những chi tiết không đúng với nội dung câu chuyện.

– Thể hiện cách hiểu không đúng về ý nghĩa của câu chuyện.

Trả lời:

Em tham gia sửa bài cũng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Câu 3: Đọc kĩ lời nhận xét của cô giáo ( thầy giáo), tự sửa bài văn của mình

Trả lời:

Em tự đọc lời nhân xét của giáo viên cho đoạn văn của mình.

Câu 4: Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

Trả lời:

Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

 

TIẾT 3

  1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
  2. Đọc và làm bài tập

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện sau

Trả lời:

Nghe và kể lại câu chuyện theo hướng dẫn

Câu 2: Trao đổi:

a, Vì sao câu chuyện được đặt tên là Hơn cả phép mầu?

b, Chọn một tên khác cho câu chuyện trên:

  • Ở hiền gặp lành
  • Đói cho sạch, rách cho thơm
  • Thương người như thể thương thân.

Trả lời:

Học sinh trao đổi với bạn học

 

TIẾT 4

  1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
  2. Nghe – viết

ĐỘI CỦA EM

Ngày 15-5-1941, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập. Trong quá trình hoạt động, Đội đã nhiều lần được đổi tên: Đội Thiếu nhi cứu quốc ( 1950), Đội Thiếu nhi Tháng Tám ( 1951), Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam ( 1956). Ngày 30-1-1970, Đội được vinh dự mang tên Bác Hồ, đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Theo Hội đồng Đội Trung ương

  1. Trả lời câu hỏi

Các dấu ngoặc đơn trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?

Trả lời:

Các dấu ngoặc đơn trong đoạn văn trên được dùng để chú thích cho năm tương ứng.

 

TIẾT 5

  1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
  2. Luyện từ và câu

Câu 1: Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành các câu sau:

a, ( Vì, nhờ, tại) rét, rặng xoan năm nay chậm nảy lộc.

v, ( Vì, nhờ, tại) nắng ấm, vườn đào nở hoa tưng bừng.

c, ( Vì, nhờ, tại) không có răng, loài chim không nhai mà chỉ nuốt thức ăn.

Trả lời:

a, Vì rét, rặng xoan năm nay chậm nảy lộc.

v, Nhờ nắng ấm, vườn đào nở hoa tưng bừng.

c, Tại không có răng, loài chim không nhai mà chỉ nuốt thức ăn.

Câu 2: Bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn dưới đây để giải thích:

a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?

Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vât, dĩ nhiên là rất vướng víu. Chuột phải gặm các vật cứng.

Theo PHẠM VĂN BÌNH

( Trạng ngữ: để khỏi vướng víu, để mài cho răng mòn đi)

b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?

Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

Theo PHẠM VĂN BÌNH

( Trạng ngữ: để tìm kiếm thức ăn, để mài cho xương mòn đi)

Trả lời:

a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?

Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vât, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để khỏi vướng víu, Chuột phải gặm các vật cứng.

b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?

Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Để tìm kiếm thức ăn,Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

 

Câu 3: Tìm từ ngữ thích hợp với ô trống để hoàn thành các câu sau:

a, Bằng ..., bạn Tuấn đã đạt được những kết quả học tập xuất sắc.

b, Với ..., bạn Đức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chi đội trưởng.

c, .... Một giọng ca mượt mà và tình cảm, bạn Lan đã chinh phục được tất cả khán giả.

d, .... óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

 Trả lời:

a, Bằng sự nỗ lực, bạn Tuấn đã đạt được những kết quả học tập xuất sắc.

b, Với trách nhiệm của mình, bạn Đức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chi đội trưởng.

c, Với một giọng ca mượt mà và tình cảm, bạn Lan đã chinh phục được tất cả khán giả.

d, Bằng óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

 

TIẾT 6       

Câu 1: Chú bé bán báo trong bài đọc làm nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Chú bé bán báo trong bài đọc làm nhiệm vụ đưa thông tin tình báo

Câu 2: Theo em, người đàn ông xuất hiện ở cuối câu chuyện là ai? Tìm ý đúng:

a, Một đồng đội của người đàn ông mua báo.

b, Một người dân qua đường.

c, Một đồng đội của hai chú bé.

d, Kẻ địch.

Trả lời:

Chọn đáp án:

d, Kẻ địch.

Câu 3: Theo em, hai chú bé trong câu chuyện là người như thế nào?

Trả lời:

Theo em, hai chú bé trong câu chuyện là người rất dũng cảm và lanh lợi, mưu trí.

Câu 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

Ngỡ ngàng một giây, chú đã nhận ra đồng đội. Đứa vừa quát thộp túi ngực chú bé, moi lấy điếu thuốc rồi ù té chạy. Chú bé vờ quệt nước mắt, xoay người lại phía sau. Một gã đàn ông loẻo khoẻo, đeo kính râm to gần kín mặt đang lững thững bước tới....

Trả lời:

Chủ ngữ

Vị ngữ

chú 

đã nhận ra đồng đội

Đứa vừa quát

thộp túi ngực chú bé, moi lấy điếu thuốc rồi ù té chạy

Chú bé

vờ quệt nước mắt, xoay người lại phía sau

Một gã đàn ông loẻo khoẻo, đeo kính râm to gần kín mặt

đang lững thững bước tới....

Câu 5: Dấu ngoặc kép trong bài đọc được dùng làm gì?

Trả lời:

Dấu ngoặc kép trong bài đọc được dùng để đánh dấu danh từ.

 

TIẾT 7

Chọn 1 trong 2 đề sau:

  1. Tả một vườn cây ( hoặc rặng cây)
  2. Thuật lại một lần em cùng bố mẹ ( hoặc người lớn trong gia đình) đi chơi ( hoặc đi thăm ông bà, cô bác,...)

Trả lời:

Học sinh có thể tham khảo bài văn tả một vườn cây dưới đây:

       Sáng sớm nào em cũng theo mẹ chạy thể dục trong công viên gần nhà, ở đó có một vườn hoa rất đẹp.

       Không khí buổi sớm thật trong lành, mát mẻ làm cho ai cũng dễ chịu, sảng khoái. Ông mặt trời lấp ló sau rặng cây um tùm, chiếu những tia nắng vàng nhạt xuống không gian, đánh thức vườn hoa tỉnh giấc sau một đêm dài. Vườn hoa hình tròn, không rộng lắm nhưng có rất nhiều loại hoa cùng nhau khoe sắc tỏa hương. Xung quanh vườn hoa là hàng rào bằng tre chắc chắn như những chàng lính khỏe khoắn để bảo vệ những nàng công chúa. Những bông hoa giật mình, hé mở những đôi mắt nhìn ngó xung quanh. Hoa nào cũng đẹp, cũng thơm tạo nên bức tranh sinh động, đầy màu sắc. Bông cúc nở to nhìn thật rực rỡ. Có mấy nụ hồng mới nở chúm chím trông e lệ, dễ thương. Những nàng hoa đồng tiền, hoa lay ơn duyên dáng... trên từng cánh hoa còn đọng lại những giọt sương sớm, long lanh như muôn ngàn hạt ngọc li ti. Ở giữa vườn, người ta trồng hoa tạo thành hình một ngôi sao rất lớn. Ngoài cùng, đường viên của ngôi sao là hàng hoa cúc trắng, hoa thủy tiên nổi bật. Bên trong, những bông hoa hồng tạo nên năm cánh ngôi sao nom thật rực rỡ. Ngôi sao ấy có lẽ là lớn nhất, sáng nhất mà em biết. Vì thế mà nó rất hấp dẫn với những chú chim, chú sâu hay ong bướm thi nhau đến hút mật, bay lượn làm dáng. Vài chị ong nâu kiếm mật sớm, bay rập rờn trên cánh hoa...

       Mỗi sáng được ngắm vườn hoa trong công viên, em thấy rất thư giãn và vui sướng. Em sẽ luôn luôn có ý thức thật tốt để bảo vệ vườn hoa ở công viên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay