Đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 7: Họ hàng, làng xóm (P1)

File đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 7: Họ hàng, làng xóm (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 7: HỌ HÀNG LÀNG XÓM

CHIA SẺ

Câu 1: Tìm từ ngữ ở bên B phù hợp với từ ngữ ở bên A để hoàn thành các câu sau. Các câu ấy nói lên điều gì?

Trả lời:

Câu: Một giọt máu đào hơn ao nước lã

– Muốn nói là thành viên trong gia đình, cùng chung cha chung mẹ thì cần phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau. Sự coi trọng vai trò của thành viên trong gia đình, dòng họ.

Câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng

– Đề cao tình đoàn kết, sự đùm bọc lẫn nhau của người trong một dân tộc, một quốc gia.

Câu: Con người có tổ có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn. 

– Muốn nói rằng con người phải biết nhớ công ơn, thờ phụng tổ tông, các đời và thế hệ đi trước. Như vậy mới trọn đạo làm con cháu, tròn chữ hiếu.

Câu 2: Em tán thành những cách ứng xử nào dưới đây giữa hàng xóm, láng giềng?

  1. a) Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.
  2. b) Thương người như thể thương thân.
  3. c) Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại.
  4. d) Một điều nhịn, chín điều lành.
  5. e) Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.
  6. g) Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Trả lời:

Em tán thành những cách ứng xử sau:

  1. a) Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.
  2. b) Thương người như thể thương thân.
  3. d) Một điều nhịn, chín điều lành.
  4. g) Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

BÀI ĐỌC 1

Câu 1: Các bạn của Hương khoe về họ hàng như thế nào?

Trả lời:

Các bạn của Hương khoe về họ hàng của các bạn ấy là những người tài giỏi nhất trên đời này.

Câu 2: Vì sao Hương lúng túng khi các bạn hỏi về cô Thu?

Trả lời:

Hương lúng túng khi các bạn hỏi về cô Thu vì bản thân cô của Thu, theo cách nhìn của Thu thì cô không có gì nổi bật và hào nhoáng như cách mà các bạn khoe. Thậm chí cô còn không viết thư thường xuyên về cho Thu.

Câu 3: Sau lần chuyện trò với các bạn, Hương đã làm gì?

Trả lời:

Sau lần chuyện trò với các bạn, Hương đã bắt đầu viết thư cho cô Thu, kể về những chuyện hằng ngày ở lớp, ở nhà.

Câu 4: Khi cô Thu nhận được những lá thư của Hương, cô cảm thấy thế nào? Vì sao cô cảm thấy như thế?

Trả lời:

Khi cô Thu nhận được những lá thư của Hương, cô cảm thấy rất vui và cảm động.

Vì cô không ngờ bé Hương, khi theo bố mẹ vào Sài Gòn còn bé tí xíu, thế mà bây giờ đã viết thư cho cô, nhớ đến cô, nghĩ cho cô bao điều tốt đẹp.

Câu 5: Tưởng tượng em là Hương trong câu chuyện trên, em sẽ nói gì với các bạn khi nhận được thư của cô Thu?

Trả lời:

Nếu em là Hương trong câu chuyện trên, khi nhận được thư của cô Thu, em sẽ nói với các bạn: Cô của tớ viết thư cho tớ rồi này! Cô còn gửi tặng tớ một bức hình cô trông thật là xinh. Các cậu xem mà xem.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về họ hàng, làng xóm.

- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Trả lời:

* Bài thơ Đoàn kết xóm làng:

Thân thương làng xóm láng giềng

Sẻ chia những lúc buồn phiền khổ đau

Khi vui ta đến với nhau

Ấm trà chén nước chung câu tâm tình

Xây dựng thôn tổ văn minh

Toàn dân đoàn kết chân tình nhắc nhau

Tình làng nghĩa xóm trước sau

Mất đoàn kết chỉ thêm sầu làm chi

Những chuyện vụn vặt bỏ đi

Không nên tính toán nghĩ suy phiền hà

Bác đi vắng tôi trông nhà,

Gần gũi hơn cả ruột rà xa xôi

Nghĩa tình lỡ để mất rồi

Lòng bác đau ít lòng tôi đau nhiều

Xuân về thôn xóm thân yêu

Niềm vui hạnh phúc sớm chiều có nhau!

* Bài báo về tình làng nghĩa xóm: “Vượt qua Covid-19: Ấm áp tình làng nghĩa xóm”, báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/vuot-qua-covid-19-am-ap-tinh-lang-nghia-xom-1851069501.htm

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Trả lời:

Tên bài đọc: “Vượt qua Covid-19: Ấm áp tình làng nghĩa xóm”

Một số nội dung chính của bài đọc: Sự sẻ chia, san sẻ những đồ ăn thức uống, những gian hàng miễn phí để gửi tới hàng xóm trong thôn trong thời dịch Covid-19.

Cảm nghĩ của em về nội dung trên: Con người có tình đoàn kết, tương thân tương ái đặc biệt. Không tồn tại ranh giới về quyền lợi, lợi nhuận hay mua bán, đó là sự cho. Cho đi những tình cảm và nhận lại những tình cảm.

 

BÀI VIẾT 1

Câu 1: Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

Trả lời:

Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

Câu 2: Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết bài văn tả cây cối:

  1. a) Lỗi về cấu tạo

– Bài văn không có đủ mở bài, thân bãi, kết bài.

– Sắp xếp các đoạn văn trong bài không hợp lí.

– Sắp xếp các ý trong đoạn văn không hợp lí.

  1. b) Lỗi về nội dung

– Tả thiếu nhiều bộ phận của cây (hoặc thiếu nhiều ý về sự thay đổi của cây theo thời gian).

– Tả cây không đúng với thực tế.

– Không nêu được cảm nghĩ của em.

Trả lời:

Em tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,... trong bài của em (nếu có) và sửa bài cho các bạn trong lớp.

Câu 3: Tự sửa bài văn của mình.

Trả lời:

Em tự sửa bài văn của mình

Câu 4: Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

Trả lời:

Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

KỂ CHUYỆN

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện

Trả lời:

Em kể lại câu chuyện:

Đoạn 1: Vườn cây ở khu tập thể xuất hiện từ khi một ông cụ về ở cùng gia đình cô con gái.

Đoạn 2: Cây hoa hồng bạch của ông cụ bị thiếu hai nụ hoa to sắp nở, bị bẻ ngoéo cả cành cây.

Đoạn 3: Hai cô cậu khoảng bảy, tám tuổi đã chui vào rào, đưa tay hái những nụ hoa hồng bạch của ông cụ.

Đoạn 4: Để ba ông cháu cùng trồng cây, ông cụ đã nói: mời các bạn mang cả cây về, hoặc không thì trồng chung với ông. Chiều chiều các bạn đến tưới cây với ông. Lúc nào nụ hoa nở, ông cho mỗi bạn một bông.

Câu 2: Trao đổi về câu chuyện

  1. a) Theo em, hành động của hai bạn nhỏ đáng chê trách ở điểm nào?
  2. b) Ông cụ nói gì khi bắt gặp hai bạn nhỏ bẻ nụ hoa hồng?
  3. c) Cách ứng xử của ông cụ đã giúp hai bạn nhỏ thay đổi như thế nào?
  4. d) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

Trả lời:

  1. a) Theo em, hành động của hai bạn nhỏ đáng chê trách ở điểm tự ý hái hoa, bẻ cành mà chưa được sự cho phép của người khác.
  2. b) Khi bắt gặp hai bạn nhỏ bẻ nụ hoa hồng, ông cụ đã nói: các bạn nhổ cả cây rồi đem về nhà đi, khỏi phải hái hoa của ông. Hoặc không thì trồng chung với ông. Chiều chiều các bạn đến tưới cây với ông. Lúc nào nụ hoa nở, ông cho mỗi bạn một bông.
  3. c) Cách ứng xử của ông cụ đã giúp hai bạn nhỏ thay đổi, cùng ông chăm sóc những cây hoa hồng và không ngắt nụ hoa nữa.
  4. d) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học: nên cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ và tha thứ cho những lỗi lầm không đáng có. Tất cả vì một cuộc sống hạnh phúc và hoà bình.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay