Đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 9: Tài sản vô giá (P1)

File đáp án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 9: Tài sản vô giá (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ

CHIA SẺ

Trò chơi: Vượt qua thách thức

Câu 1: Trả lời câu hỏi của nàng Tiên Cá:

Trả lời:

Theo em, những thứ mà ai cũng cần là: sức khoẻ, thức ăn, tiền bạc.

Câu 2: Trả lời câu hỏi của Thần Biển:

Trả lời:

Thứ mà ta có nó thì sẽ có tất cả là sức khoẻ. Sức khoẻ giúp con người làm ra tiền bạc để mua đồ dùng vật chất thiết yếu.

Câu 3: Trả lời câu hỏi của Thần Núi:

Trả lời:

Để giữ gìn tài sản quý báu ấy, ta cần chăm rèn luyện thể dục, thăm khám định kì và đi bệnh viện khi có triệu chứng dấu hiệu bệnh lạ. Theo dõi các tin tức về các bệnh truyền nhiễm mới để phòng tránh và tiêm ngừa vắc xin.

 

BÀI ĐỌC 1

Câu 1: Vì sao phú ông phải loan tin khắp nơi, tìm người chữa bệnh?

Trả lời:

Phú ông phải loan tin khắp nơi, tìm người chữa bệnh vì cả nhà phú ông bỗng mắc nhiều chứng bệnh. Mắt ngày một kém, da xanh như tàu lá, bệnh ngoài da thi nhau phát triển. Phú ông mời thầy thuốc giỏi về chữa, đón thầy phù thuỷ về cúng, nhưng bệnh càng nặng thêm.

Câu 2: Cậu bé bày cách gì để chữa bệnh cho phú ông và gia đình?

Trả lời:

Cậu bé bày cách để chữa bệnh cho phú ông và gia đình là: phải đón Thần Mặt Trời vào nhà.

Câu 3: Phú ông thực hiện cách chữa bệnh của cậu bé như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Phú ông thực hiện cách chữa bệnh của cậu bé bằng cách cho người đem các túi lớn ra ngoài trời hứng nắng rồi buộc lại mang vào nhà.

Vì ông tin vào thần thánh là có thực.

Câu 4: Khi bị phú ông trách, cậu bé đã giải thích thế nào?

Trả lời:

Khi bị phú ông trách, cậu bé đã giải thích: “Cháu bảo đón Thần Mặt Trời, sao ông lại đi nhốt Thần Mặt Trời vào túi?”; “– Ông phải làm thật nhiều cửa sổ! Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. Nó làm cho nhà ở khô ráo, không khí trong lành, da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh. Hãy đưa nguồn sáng đó vào các phòng, chắc chắn mọi người sẽ khoẻ mạnh.”

Câu 5: Câu chuyện này muốn nói điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện muốn nói rằng: cần phải sống và làm việc một cách khoa học, tránh đi lại với những điều đã được mọi người công nhận, cùng thực hiện. Đồng thời tránh tin vào mê tín dị đoan để bị lừa gạt, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tiền bạc và tính mạng.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y (bác sĩ, được sĩ, lương y, y tá, điều dưỡng viên).

− 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Trả lời:

* Bài thơ “Chẳng có gì quý bằng sức khoẻ”

     Chẳng có gì quý bằng sức khoẻ

     Bị bệnh rồi mới biết ra giá trị

     Em là bình minh của những điều mới mẻ

     Sáng hồng lên hạnh phúc của xuân thì

     Chẳng có gì cao đẹp hơn từ bi

     Của tình yêu thứ tha và thông cảm

     Em là thuỷ triều dâng huyền bí

     Rất mênh mông bờ bến của nhân phàm

     Chẳng có gì đẹp hơn là ánh sáng

     Chiếu soi lên vũ trụ của vô cùng

     Em là đóa hoa hồng lãng mạn

     Đốt cho anh ngọn đuốc muôn trùng

* Bài báo: Tôn vinh những chiến sĩ áo trắng (Báo Tiền phong)

Website: https://tienphong.vn/ton-vinh-nhung-chien-si-ao-trang-post1512259.tpo

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn em thích).

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Trả lời:

Tên bài đọc: Tôn vinh những chiến sĩ áo trắng.

Nội dung chính của bài đọc: Tôn vinh và coi trọng những công lao đóng góp của các bác sĩ, y sĩ trong cuộc chiến cam go chống dịch Covid-19.

Cảm nghĩ của em về nội dung trên: Đây là một thông điệp, nội dung cao cả, tốt đẹp. Phần nào giúp động viên tinh thần cho các y bác sĩ làm việc trong điều kiện khốn khó, vất vả. Đồng thời lan truyền ý thức chống dịch như chống giặc của đất nước.

 

BÀI VIẾT 1

Câu 1: Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.

Trả lời:

Một câu chuyện mà em rất thích là "Cây tre trăm đốt." Em yêu thích câu chuyện này vì nó mang đến cho em những bài học ý nghĩa về lòng kiên nhẫn, sự cần cù và đoàn kết. Em hiểu rằng sự kiên nhẫn và sự cần cù sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, lòng đoàn kết và hợp tác cùng nhau làm việc sẽ giúp chúng ta đạt được thành công lớn hơn. Câu chuyện "Cây tre trăm đốt" là một câu chuyện bổ ích giúp em hiểu rõ hơn về tinh thần cần có để đạt được ước mơ và thành công trong cuộc sống.

Câu 2: Hãy viết đoạn văn về câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

Trả lời:

Em rất yêu thích câu chuyện"Ông Yết Kiêu". Ông Yết Kiêu là một vị tướng tài ba trong triều nhà Trần, đặc biệt là tài năng bơi lặn của ông khiến em ngạc nhiên. Có những lúc ông sống dưới nước đến sáu, bảy ngày mà không có vấn đề gì, thậm chí người ta tưởng ông đi lại trên đất liền. Tài năng phi thường của ông đã giúp vua quân nhà Trần đánh đuổi được giặc Nguyên. Ông không cần yêu cầu vua cung cấp tàu, bè, chỉ cần một cái dùi sắt và một chiếc búa. Bằng cách đục thủng những chiếc tàu thuyền của địch trên biển Vạn Ninh, ông đã làm kinh hãi quân giặc và khiến người rình bắt ông. Tuy nhiên, ông Yết Kiêu không bất khuất, mà tự tin trả lời rằng đất nước ta vẫn còn rất nhiều người bơi lặn giỏi có thể làm quân địch khiếp sợ. Rồi lợi dụng cơ hội, ông nhảy xuống biển và thoát khỏi sự truy đuổi. Câu chuyện về ông Yết Kiêu khiến em thấy thú vị khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc và những vị anh hùng dũng cảm, kiên cường của Việt Nam từ xưa đến nay.

Câu 3: Hãy viết đoạn văn về câu chuyện “Ba nàng công chúa” và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

Lưu ý:

– Em viết theo dàn ý đã lập ở tiết học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý nhỏ hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.

– Cần cho biết vì sao em thích câu chuyện.

– Chú ý viết câu văn có hình ảnh.

– Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Trả lời:

 “Ba nàng công chúa” là một câu chuyện hay chứng minh sức mạnh và năng lực của những người con gái trong những trận chiến. Thực tế em nghĩ rằng, họ có thể có nhiều tài năng khác, việc đưa ra hình ảnh ba nàng công chúa nhằm cho thấy, phụ nữ đóng một vai trò không hề nhỏ ở hậu phương. Với sự khéo léo và xinh đẹp, họ có thể giúp cho người chồng, người đàn ông ở chiến trường thêm sức mạnh để chiến đấu. Dù sao thì, ba nàng công chúa với những tài năng phi thường đã đánh đuổi thành công lính giặc. Em vô cùng ngưỡng mộ sự tài năng đó của các cô gái.

KỂ CHUYỆN

Câu 1: Dựa vào truyện tranh và các câu mở đoạn, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

Trả lời:

Đoạn 1: Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần.

Đoạn 2: Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân. Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. Người nghèo thường được ông nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.

Đoạn 3: Năm ấy trong nước xảy ra dịch bệnh. Ông bỏ tiền xây nhà để làm nơi chữa bệnh cho dân và đã cứu sống hơn nghìn người.

Đoạn 4: Sau trận dịch, một lần có người đến khẩn cầu: - Quan thái y cứu vợ tôi với! Bà ấy chết mất.

Phạm Bân bảo: - Đừng lo! Ông dẫn tôi đi!

Người ấy rất cảm động, nói: Đa tạ Ngài cứu mạng.

Đoạn 5: Vừa lúc đó, có một viên quan đến truyền lệnh triệu ông vào cung, chữa cho một phi tần bị cảm. Ông Phạm Bân bảo: - Có người đang nguy kịch, tôi phải cứu đã.

Viên quan ngạc nhiên hỏi: - Ngài kháng lệnh vua, không sợ mất đầu sao?

Ông Phạm Bân khảng khái đáp: - Mạng người phải cứu trước đã. Mạng tôi tính sau.

Đoạn 6: Khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông cứ thực tình giãi bày: - Có người bệnh nặng quá, thần không thể nhắm mắt bỏ qua.

Không ngờ, nghe ông nói, vua lịa khen: - Người vừa giỏi vừa có lòng nhân từ. Ta chỉ mong có nhiều thầy thuốc như vậy.

Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

Em chắp nối các đoạn trong câu 1 để kể thành một câu chuyện liền mạch.

Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần.

Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân. Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. Người nghèo thường được ông nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.

Năm ấy trong nước xảy ra dịch bệnh. Ông bỏ tiền xây nhà để làm nơi chữa bệnh cho dân và đã cứu sống hơn nghìn người.

Sau trận dịch, một lần có người đến khẩn cầu: - Quan thái y cứu vợ tôi với! Bà ấy chết mất.

Phạm Bân bảo: - Đừng lo! Ông dẫn tôi đi!

Người ấy rất cảm động, nói: Đa tạ Ngài cứu mạng.

Vừa lúc đó, có một viên quan đến truyền lệnh triệu ông vào cung, chữa cho một phi tần bị cảm. Ông Phạm Bân bảo: - Có người đang nguy kịch, tôi phải cứu đã.

Viên quan ngạc nhiên hỏi: - Ngài kháng lệnh vua, không sợ mất đầu sao?

Ông Phạm Bân khảng khái đáp: - Mạng người phải cứu trước đã. Mạng tôi tính sau.

Khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông cứ thực tình giãi bày: - Có người bệnh nặng quá, thần không thể nhắm mắt bỏ qua.

Không ngờ, nghe ông nói, vua lịa khen: - Người vừa giỏi vừa có lòng nhân từ. Ta chỉ mong có nhiều thầy thuốc như vậy.

Câu 3: Trao đổi: Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là gì?

Trả lời:

Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là:

+ Ông Phạm Bân rất thương người, sẵn sàng cứu chữa và cưu mang người bệnh nghèo khó.

+ Ông rất tận tuỵ cứu chữa, chăm sóc người bệnh.

+ Ông coi việc cứu mạng người là quan trọng nhất.

+ Ông biết suy xét đâu mới là bệnh nặng, cần được cứu chữa khẩn cấp.

+ Để cứu người, ông không sợ bị vua trị tội.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay