Đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 3 Bài 7: Chuyện cổ tích về loài người

File đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 3 Bài 7: Chuyện cổ tích về loài người. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 7: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát sau:

Trả lời:

    Bài hát rất là ý nghĩa nói về ba mẹ mình, những người dã sinh ra chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn, bảo vệ chúng ta. Ba mẹ ta rất tuyệt vời, vì nhờ họ mới có chúng ta đang ở đây, nơi này. Dù họ ra sao thì họ cũng là ba, là mẹ chúng ta nên mới có câu ''Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra''. Họ là quê hương là nơi bình yên nhất đối với chúng ta.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

  1. Đọc bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh

Câu 1: Khổ thơ thứ nhất cho em biết điều gì?

Trả lời:

Khổ thơ thứ nhất cho em biêt người sinh ra đầu tiên đó là trẻ em. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, dáng cây ngọn cỏ không có, trụi trần.

Câu 2: Mặt trời nhỏ cao giúp gì cho trẻ? Vì sao?

Trả lời:

Mặt trời nhỏ cao giúp cho trẻ nhìn rõ.

Câu 3: Tìm những từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ.

Trả lời:

Những từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ: 

  • Tình yêu và lời ru
  • Để bế bồng chăm sóc

Câu 4: Bố và thầy giúp cho trẻ em những gì?

Trả lời:

- Bố sinh ra để dạy cho trẻ ngoan và biết suy nghĩ đúng về mọi điều trong cuộc sống.

- Thầy giáo sinh ra để giảng dạy cho trẻ em ngày càng có thêm nhiều kiến thức.

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại để trẻ em sinh ra trước nhất?

Tìm đáp án đúng:

  • Vì muốn khẳng định trẻ em luôn đáng yêu đối với bố mẹ và thầy giáo.
  • Vì muốn khẳng định trẻ em mãi mãi bé bỏng đối với bố mẹ và thầy giáo.
  • Vì muốn khẳng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương.
  • Vì muốn khẳng định trẻ em luôn nhỏ bé trong mắt bố mẹ và thầy giáo.

Trả lời:

Vì muốn khẳng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương.

  1. Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm: Những người tài trí

  1. Tìm đọc một bản tin viết về:

Một người dũng cảm/Một tài năng/Một người sáng tạo/?

Trả lời:

Bản tin: Một tài năng trẻ Việt Nam đang gây ấn tượng với sáng tạo của mình trong lĩnh vực nông nghiệp. Người đó là Lê Thanh Tùng, sinh năm 1995 tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, Tùng quyết định đầu tư cho một dự án nuôi trồng rau sạch. Tuy nhiên, thị trường đầy khó khăn đã khiến Tùng phải nghĩ ra những giải pháp mới để bảo vệ sản phẩm của mình. Đó là khi Tùng nghĩ ra ý tưởng sử dụng công nghệ thẻ điện tử để quản lý sản phẩm. Thông qua việc gắn thẻ vào từng bó rau, khách hàng có thể theo dõi được nguồn gốc sản phẩm, thời gian thu hoạch và ngày hết hạn sử dụng. Đến nay, dự án của Tùng đã đạt được nhiều thành công và thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn. Tuy nhiên, Tùng luôn nhấn mạnh rằng, việc nuôi trồng sạch là đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và sáng tạo của người nông dân.

  1. Ghi chép những thông tin đáng chú ý vào Nhật kí đọc sách.

Trả lời:

Nhật kí đọc sách: thật may mắn khi biết được về ý tưởng sáng tạo của anh Lê Thanh Tùng trong sản xuất nông nghiệp.

  1. Cùng bạn chia sẻ:

- Bản tin đã đọc

- Nhật kí đọc sách

- Những điều em biết thêm qua hình ảnh hoặc số liệu có trong bản tin.

Trả lời:

Trong bản tin, có hình ảnh của anh Tùng tại trang trại của mình và sản phẩm trồng được như bó rau xanh tươi và hoa rau cải. Số liệu về thành công của dự án của anh Tùng cũng được liệt kê để cho người đọc hiểu rõ hơn về các mốc quan trọng mà Tùng đã đạt được.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện từ về nhân hóa

 

Câu 1: Đọc các đoạn thơ, đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng hát bùng boong

Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

Trần Đăng Khoa

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.

Đoàn Thị Lam Luyến

Vườn cây đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

Theo Nguyễn Kiên

  1. Mỗi sự vật in đậm được gọi bằng gì?
  2. Cách gọi ấy có tác dụng gì? 

Trả lời:

a.

  • Chị tre, nàng mây, bác nồi đồng, bà chổi.
  • Nàng gà mái, bà chuối mật, ông ngô bắp
  • Thím chích chòe, chú khướu, anh chào mào, bác cu gáy
  1. Cách gọi ấy làm cho câu thơ, câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

     Hè đến, muôn loài hoa đua nhau nở. Những bông đồng tiền khoe váy áo rực rỡ. Mấy bông hồng nhung ngào ngạt tỏa hương. Vài bông tóc tiên rụt rè mở mắt.

Cẩm Thơ

  1. Thay mỗi từ in đậm trong đoạn văn bằng một từ ngữ dùng để gọi người.
  2. Em có cảm nhận gì khi đọc đoạn văn đã thay thế từ ngữ?

Trả lời:

  1. Hè đến, muôn loài hoa đua nhau nở. Nhữngđồng tiền khoe váy áo rực rỡ. Mấy chị hồng nhung ngào ngạt tỏa hương. Vài  tóc tiên rụt rè mở mắt
  2. Sau khi đã thay thế từ ngữ, em thấy đoạn văn trở nên hay hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.

Câu 3: Viết 3 - 4 câu giới thiệu về những đồ dùng học tập của em, trong đó có sử dụng từ gọi người để gọi đồ dùng học tập.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Em có rất nhiều đò dùng học tập, nào là bạn bút, chị bảng đen, cô hộp màu, anh thước kẻ,... nhưng em thích nhất là chị cặp sách. Chị cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới. Chị hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp. 

Bài tham khảo 2:

Một trong những người bạn đồ dùng học tập thân nhất của em phải kể đến anh thước kẻ. Anh được làm bằng nhựa. Anh thước có thân hình chữ nhật. Anh ta cao khoảng 20 xăng-ti-mét. Trên mặt thước có in các vạch kẻ màu đen theo đơn vị xăng-ti-mét. Anh thước khoác lên mình bộ áo trong suốt, rất dẻo dai. Phía góc bên trái còn in những bông hoa đào. Anh thước kẻ giúp em làm toán, vẽ tranh… Em rất thích anh thước kẻ này.

Bài tham khảo 3:

Bút mực là một đồ dùng học tập quan trọng với học sinh. Bạn bút mực của em được làm bằng kim loại. Bạn được tạo ra có hai bộ phận chính là nắp bút và thân bút. Thân bút có màu xanh lá cây. Phía trên thân bạn chính là chiếc mũ hay chính là nắp bút có thanh cài màu vàng sáng lấp lánh. Bạn có chiếc ngòi hình mũi tên, màu vàng. Bạn bút của em cao khoảng bảy xăng ti mét. Trong thân bút có phần ruột có chứa ống dẫn mực. Ống dẫn mực có dạng lò xo xoắn để bơm mực vào. Em và bạ bút mực sẽ mãi là bạn thân của nhau. 

Bài tham khảo 4:

Nhân dịp sinh nhật, chị Phương đã tặng bạn hộp bút cho em. Bạn được làm bằng vải, có hình chữ nhật. Bạn khoác lên mình bộ áo có in hình chú gấu bông rất ngộ nghĩnh. Phía bên trong bạn có một ngăn to dùng để để đựng bút, tẩy, thước kẻ. Em rất thích bạn hộp bút này. 

PHẦN VIẾT

Viết thư cho người thân

Câu 1: Viết thư gửi cho một người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em.

Trả lời:

Huế, ngày … tháng … năm …

       Chị Hai yêu quý!

      Thời gian trôi thật nhanh, mới đó mà chị đã trở thành sinh viên được gần một học kì rồi. Ở Hồ Chí Minh, chị đã quen với mọi thứ hết rồi nhỉ? Việc làm thêm của chị ra sao rồi? Kì thi cuối kì sắp tới ở trường chị đã chuẩn bị chưa? Chị đã có thêm người bạn mới hay điều gì thú vị không ạ? Hãy kể cho em nghe với nhé!

      Bố mẹ và em vẫn khỏe chị ạ. Bố mẹ dạo này hay đi làm về muộn, nhưng em vẫn chăm chỉ học bài. Cả học kì này, em chưa bao giờ đến lớp mà chưa làm bài tập. Buổi tối về nhà, em ăn cơm trước rồi về phòng học bài. Gặp bài khó, em sẽ chờ bố mẹ về rồi hỏi. Em còn được mẹ đăng kí vào lớp học piano đấy. Chờ đến Tết chị về, em đã có thể đàn được một bài hát rồi.

      Nhắc đến Tết, em lại mong thời gian trôi thật nhanh. Để chị Hai về nhà đoàn tụ với mọi người! Cả nhà nhớ và yêu chị nhiều lắm!

Em gái ngoan

Hà Lê

Câu 2: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài viết thư.

Trả lời:

Học sinh tự nghe thầy cô nhận xét

 

Câu 3: Cùng bạn bình chọn:

  • Bức thư được trình bày hợp lí
  • Bức thư chọn kể những điều thú vị.
  • Bức thư có cách viết lời chúc dễ thương.

Trả lời:

Học sinh tự bình chọn

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Kể lại "Chuyện cổ tích về loài người" bằng lời văn của em.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Ngày xửa ngày xưa, mặt đất trần trụi, chưa hề có dáng cây, ngọn cỏ nên hiu quạnh lắm. Trời bèn sinh ra trẻ con để cho khung cảnh vui lên.

       Thế là hàng vạn trẻ con ra đời, bé nào cũng xinh xắn, đáng yêu. Mắt trẻ con sáng như sao nhưng lúc đầu chưa nhìn thấy gì bởi bóng tối vây quanh. Mặt trời liền nhô cao, toả ánh sáng rực rỡ để trẻ con nhìn rõ mọi thứ trong vũ trụ.

      Nhưng trẻ con cần có tình yêu và lời ru mới lớn lên được. Trời đã dùng phép màu để sinh ra cho mỗi bé một người mẹ hiền từ để bế bồng, chăm sóc. Muốn cho trẻ thông minh, Trời lại sinh ra cho mỗi bé một người bố hiểu biết. Bố dạy bé rằng biển thì rộng, núi thì cao, con đường đi xa tắp, trái đất thì tròn.

     Bố nói về nhiều điều hay, điều lạ, bé cứ tròn xoe mắt để nghe. Thích lắm nhưng khó nhớ, mau quên. Thấy vậy, Trời sinh ra cái chữ để ghi lại những điều bố nói. Tiếp sau đó, lớp học, trường học và thầy giáo cũng được sinh ra. Ngày ngày, trẻ em được tung tăng đi học, vui ơi là vui!

Cái bảng đen to bằng chiếc chiếu được treo ngay ngắn trên bức tường chính giữa lớp học. Thầy giáo cầm viên phấn trắng tinh, nắn nót viết từng chữ: Chuyện cổ tích về loài người.

Bài tham khảo 2:

Ngày xửa ngày xưa, mặt đất trần trụi, chưa hề có dáng cây, ngọn cỏ nên hiu quạnh lắm. Trời bèn sinh ra trẻ con để cho khung cảnh vui lên.

Thế là hàng vạn trẻ con ra đời, bé nào cũng xinh xắn, đáng yêu. Mắt trẻ con sáng như sao nhưng lúc đầu chưa nhìn thấy gì bởi bóng tối vây quanh. Mặt trời liền nhô cao, toả ánh sáng rực rỡ để trẻ con nhìn rõ mọi thứ trong vũ trụ.

Nhưng trẻ con cần có tình yêu và lời ru mới lớn lên được. Trời đã dùng phép màu để sinh ra cho mỗi bé một người mẹ hiền từ để bế bồng, chăm sóc. Muốn cho trẻ thông minh, Trời lại sinh ra cho mỗi bé một người bố hiểu biết. Bố dạy bé rằng biển thì rộng, núi thì cao, con đường đi xa tắp, trái đất thì tròn.

Bố nói về nhiều điều hay, điều lạ, bé cứ tròn xoe mắt để nghe. Thích lắm nhưng khó nhớ, mau quên. Thấy vậy, Trời sinh ra cái chữ để ghi lại những điều bố nói. Tiếp sau đó, lớp học, trường học và thầy giáo cũng được sinh ra. Ngày ngày, trẻ em được tung tăng đi học, vui ơi là vui!

Cái bảng đen to bằng chiếc chiếu được treo ngay ngắn trên bức tường chính giữa lớp học. Thầy giáo cầm viên phấn trắng tinh, nắn nót viết từng chữ: Chuyện cổ tích về loài người.

Bài tham khảo 3:

Thuở ấy, trong vũ trụ bao la còn chưa hề có một sinh vật nào tồn tại. Trái đất của chúng ta chỉ là môt hành tinh tăm tối và trụi trần. Thế rồi một hôm.

Một hôm thiên đình bèn ban cho trái đất một giống sinh vật mới, để vũ trụ có một nơi hiện diện sự sống. Bà mụ đem đất sét trắng nặn thành những hình thù rất lạ, nhưng đẹp đẽ và xinh xắn vô cùng. Rồi Bà Mụ đem đặt xuồng mặt đất. Đó là những con người - lúc nhỏ còn gọi là “trẻ con”. Những đứa trẻ bò đi khắp nơi, nhưng nơi đâu chúng cũng thấy chỉ toàn là đất đai cằn cỗi, không khí chỉ toàn một màu đen xám xịt. Đôi mắt của chúng sáng lắm nhưng cũng chẳng nhìn thấy gì ngoài không gian đen tối mịt mờ. Trong lúc ấy, trên thiên đình, nữ thần ánh sáng đang mân mê chuỗi kim cương đỏ thắm rực rỡ của mình. Chẳng may, chuỗi kim cương đứt tung, những hạt kim cương rơi xuống không gian bao la của vũ trụ, hạt kim cương lớn đỏ rực lại rơi xuống gần trái đất, hóa thành mặt trời tỏa sáng rực rỡ. Lũ trẻ reo lên vui vẻ: “Hoan hô! Hoan hô! Nhìn được rồi, chúng ta nhìn được rồi!”. Đôi mắt lấp lánh của chúng nhìn quanh trái đất vẫn trần trụi chẳng có một màu sắc gì ngoài màu đen của đất và màu vàng cam chói lọi của mặt trời. Những đứa trẻ ngây thơ, trong trắng bò đi khắp nơi. Tiếng cười của chúng ríu rít vui vẻ khiến những mầm cây xanh mướt của nhú dần lên. Trong thế giới trẻ thơ, những cái cây xanh xanh chỉ bằng sợi tóc. Cây xanh bắt đầu nở ra những bông hoa màu đỏ bé xíu bằng cái cúc áo. Thật là dễ thương! Những lũ trẻ suốt ngày chỉ đùa vui với nhau, chẳng nghe thấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng cười. Chúng buồn quá thì chợt một đàn chim họa mi nhỏ bé bay từ đâu đến véo von múa hát cùng lũ trẻ. Tiếng chim vang xa, xa mãi khiến thượng đế trên thiên đàng thích thú, làm rơi cả chiếc khăn bông màu xanh mướt của ngài xuống trái đất. Chiếc khăn bỗng biến thành bầu trời trong xanh vời vợi và những đám mây trắng xốp như những cụm bông. Tiếng hát của chim lại reo vui trong gió. Suối chảy mãi chảy mãi rồi hợp thành một con sông lớn. Nước sông đổ ra biển, tạo thành những đại dương bao la vô tận. Lũ trẻ có thể vui đùa thỏa thích trong làn nuớc trong xanh hay lên những con thuyền đi khắp mọi nơi mọi chốn.

Trái đất dần dần trở nên tươi đẹp hơn. Lũ trẻ cũng lớn dần, chúng bắt đầu tập đi. Nhưng mặt đất đầy cát sỏi gồ ghề. Chúng cứ bước đi rồi lại vấp ngã. Trời thương tình ban cho trái đất một dải lụa hồng. Dải lụa biến thành con đường mềm mại, nâng đỡ những bước chân chập chững non nớt của trẻ. Những đám mây cụm lại, tạo nên những chiếc áo che nắng cho chúng. Tuy nhiên, lũ trẻ suốt ngày đùa nghịch, vui chơi với nhau đã chán. Đêm đến, chúng ôm nhau ngủ trong bóng tối, cô đơn lạnh lẽo, chúng khao khát có một người yêu thương dậy dỗ chúng, vỗ về chúng trong vòng tay. Lũ trẻ bắt đầu khóc, chúng khóc mãi, khóc to và nức nở. Chẳng ai có thể làm chúng nguôi ngoai, mặt trời tỏa ánh nắng xuống vỗ về, gió đu đưa mơn trớn, nước róc rách reo vui gọi mời, cây tươi xanh, hoa lung linh, chim ríu rít... Tất cả chỉ làm chúng thêm khóc to hơn mà thôi. Tiếng khóc của chúng vang lên phá tan bầu không gian yên tĩnh của thiên đình. Ngọc Hoàng bèn sai Bà Mụ nặn thêm những con người có thể dỗ dành chúng được. Và những người phụ nữ chạy đến, dang cánh tay ấm áp vỗ về, ôm chúng vào lòng, hát ru chúng ngủ. Lũ trẻ thiêm thiếp giấc nồng, nín khóc và thay vào đó là nụ cười hé nở trên môi. Chúng gọi những người ấy là mẹ. Mẹ bảo ban dậy dỗ, chăm sóc chúng. Mẹ có giọng hát ngọt ngào, đôi tay khéo léo, ánh mắt yêu thương. Trong giọng hát của mẹ có chứa bao điều mới mẻ diệu kì như: đầu nguồn cơn mưa, bãi sông cát vắng, vết lấm chưa khô... Lũ trẻ vui vẻ sống bên mẹ, nhưng chúng còn khát khao được nghe về những chuyện thời xưa, thời sau, và chúng lại khóc. Giờ đây, tiếng ru và vòng tay mẹ cũng không còn dỗ dành được chúng. Thế là từ đấy những người bà được Bà Mụ ban xuống trần gian, với tâm hồn yêu thương, ấm áp và trong tim chứa một kho truyện cổ. Lũ trẻ nín khóc, và chúng lại vui vẻ nằm trong vòng tay của bà, để nghe chuyện cổ, nào là truyện Thạch Sanh, truyện Nàng tiên. Bà kể bao nhiêu là truyện, con mắt bà ấm áp nhìn cháu, mái tóc bà bạc trắng hiền từ. Thời gian trôi đi, lũ trẻ khát khao hiểu biết, bao câu hỏi “tại sao” cứ vang lên, khiến mẹ và bà không thể trả lời hết được. Từ đó, người cha xuất hiện để dạy dỗ, bảo ban giảng giải những tìm hiểu của con. Nào là: vì sao biển rộng, con đường dài. Lũ trẻ lại muốn được đi học. Và trường lớp, tất cả như một giấc mơ xuất hiện: bảng đen, phấn trắng, thầy giáo và lũ trẻ đi học. Chúng đã lớn dần trong tình thương yêu của cha mẹ, bà, thầy, cô, bạn bè. Thật là tuyệt vời!

Từ ấy, loài Người bắt đầu, phát triển và sinh sống khắp nơi. Thượng đế và Bà Mụ mỉm cười: “Thế là vũ trụ đã có sự sống!”

 

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay