Đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 1 Bài 2: Đoá hoa đồng thoại
File đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 1 Bài 2: Đoá hoa đồng thoại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
BÀI 2: ĐÓA HOA ĐỒNG THOẠI
PHẦN KHỞI ĐỘNG:
Câu hỏi: Nói về 1 - 2 cuộc thi viết, vẽ,... dành cho thiếu nhi mà em biết.
Trả lời:
Các cuộc thi viết, vẽ dành cho thiếu nhi:
- Cuộc thi mỹ thuật "Cảm xúc trong em"
- Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề 'Thiếu nhi Việt Nam - Mừng Đại hội Đoàn'
PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
PHẦN ĐỌC
Bài đọc: Đóa hoa đồng thoại - Linh Tâm
Câu 1: Ban Tổ chức cuộc thi " Đóa hoa đồng thoại" mong muốn điều gì khi dành riêng một hạng mục cho học sinh tiểu học?
Trả lời:
Ban Tổ chức mong muốn khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ khi dành riêng một hạng mục cho học sinh tiểu học.
Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy Ban Tổ chức rất đề cao các tác phẩm đoạt giải.
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy Ban Tổ chức rất đề cao các tác phẩm dự thi đoạt giải:
- Các tác phẩm đoạt giải được dịch sang tiếng Nhật, biên tập, vẽ minh họa, in ấn và phát hành rộng rãi dưới dạng tuyển tập song ngữ Việt - Nhật.
- Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán sách được trao tặng cho các quỹ khuyến học, khuyến đọc của Việt Nam.
Câu 3: Thí sinh đoạt giải Đặc biệt nhận được những vinh dự gì?
Trả lời:
Hằng năm, thí sinh đoạt giải Đặc biệt được tham gia lễ trao giải tại Nhật Bản và được khắc tên trên cúp "Đóa hoa đồng thoại" - phần thưởng vinh danh các tác giả xuất sắc.
Câu 4: Em mong muốn có thêm cuộc thi nào được tổ chức dành cho thiếu nhi? Vì sao?
Trả lời:
Em mong muốn được tổ chức thêm cuộc thi: "Sáng tạo dành cho thiếu nhi". Bởi vì đây là một hoạt động khoa học công nghệ có ý nghĩa thiết thực nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tạo, phát hiện và khai thác tiềm năng trí tuệ, sáng tạo của thiếu nhi, góp phần khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo nghiên cứu khoa học của thế hệ trẻ nước nhà.
PHẦN NÓI VÀ NGHE
Trao đổi về việc xây dựng tủ sách của lớp em
Câu 1: Cùng các bạn trao đổi về việc xây dựng tủ sách của lớp em dựa vào gợi ý:
Trả lời:
Lớp em cần có tủ sách vì: Hoạt động đọc sách của học sinh trong các giờ ra chơi được duy trì thường xuyên, hiệu quả. Sách, báo, truyện được chúng em truyền tay nhau đọc. Đây là hoạt động mà chúng em rất say mê và yêu thích.
Những việc cần làm để đóng góp sách: kêu gọi, quyên góp sách, mỗi bạn sẽ quyên góp tùy theo số lượng và điều kiện gia đình, xin kinh phí từ nhà trường, từ phụ huynh,...
Cách sắp xếp sách:
Tầng 1: Để sách giáo khoa, sách bài tập
Tầng 2: Để truyện, thơ,...
Tầng 3: Để sách báo, tạp chí
Cách sử dụng sách: đọc trong giờ ra chơi, được mượn về nhà đọc
Câu 2: Ghi chép lại một số việc cần làm để đóng góp, cách sắp xếp, sử dụng sách trong khi cùng các bạn trao đổi.
Trả lời:
Một số việc cần làm để:
Đóng góp sách: Trao đổi, vận động các bạn trong lớp đóng góp các loại sách báo mà các bạn đã đọc ở nhà, lên thư viện trường mượn thêm sách, báo, huy động các bạn đóng quỹ kế hoạch nhỏ (từ tái chế giấy),...
Cách sắp xếp: phân loại sách theo nhóm
- Truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết
- Sách khoa học
- Sách kỹ năng sống
- Sách tham khảo, mở rộng
- Báo, tạp chí
Sau đó xếp chúng lên các tầng của giá sách theo thứ tự.
Cách sử dụng sách: sử dụng sách trong mỗi giờ ra chơi, sinh hoạt 15 phút đầu giờ và tiết Đọc
PHẦN VIẾT
Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện
Đề bài: Viết bài văn hoặc kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
Câu 1: Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu?
Trả lời:
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích Hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
Câu 2: Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đó.
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
- Tên truyện
- Tên nhân vật
- ?
Thân bài: Ghi vắn tắt diễn biến của câu chuyện theo một trong hai cách sau:
- Cách 1: Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian.
- Cách 2: Ghi từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống.
Lưu ý:
- Mỗi sự việc cần nêu cụ thể:
- Sự việc diễn ra khi nào?Ở đâu?
- Chuyện gì xảy ra với nhân vật?
- Nhân vật đã giải quyết ra sao?
- Ghi chép cụ thể hơn đối với sự việc chính, thể hiện lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật trong câu chuyện.
Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện.
Trả lời:
- Mở Bài:
- Tên truyện: Người ăn xin
- Nhân vật: cậu bé và người ăn xin
- Thân Bài:
- Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
- Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
- Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
- Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
- Kết Bài:
- Chú bé nhận được điều gì đó từ ông lão.
- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cho và nhận trong cuộc sống.
PHẦN VẬN DỤNG
Viết và trang trí Nội quy sử dụng tủ sách của lớp em.
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
NỘI QUY TỦ SÁCH
Tủ Sách giao học sinh tự quản, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ học sinh trong việc quản lý sách. Nội quy tủ sách được treo gần tủ sách.
- Mỗi học sinh, giáo viên:
- Được quyền đọc sách, mượn sách
- Có trách nhiệm giữ gìn sách sạch sẽ, phẳng phiu, bảo vệ tủ sách, ký mượn, ký trả sách.
- Được khuyến khích vận động quyên góp ủng hộ, tặng sách để làm tăng số lượng sách trong tủ sách
- Mỗi lần chỉ được mượn 1 quyển sách. Trả sách đã mượn rồi mới được mượn quyển khác.
- Bạn nào làm rách sách phải có trách nhiệm dán lại, đóng lại sách cẩn thận trước khi trả.
- Bạn nào đánh mất sách hoặc làm hỏng sách đến mức không thể đọc được nữa, phải có trách nhiệm đền sách mới hoặc một quyển sách khác có giá tiền tương đương và có nội dung tốt.
- Thủ thư lớp có trách nhiệm ghi chép cẩn thận sổ mượn sách.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi chép Sổ Danh mục sách và Sổ Báo cáo hoạt động tủ sách
Bài tham khảo 2:
NỘI QUY TỦ SÁCH
- Mỗi học sinh, giáo viên:
- Được quyền đọc sách, mượn sách.
- Có trách nhiệm giữ gìn sách sạch sẽ, phẳng phiu, bảo vệ tủ sách, kí mượn, kí trả sách.
- Được khuyến khích vận động quyên góp ủng hộ, tặng sách để làm tăng số lượng sách trong tủ sách.
- Mỗi lần chỉ được mượn 1 quyển sách. Trả sách đã mượn rồi mới được mượn quyển khác.
- Bạn nào làm rách sách phải có trách nhiệm dán lại, đóng lại sách cẩn thận trước khi trả.
- Bạn nào đánh mất sách hoặc làm hỏng sách đến mức không thể đọc được nữa, phải có trách nhiệm đền sách mới hoặc một quyển sách khác có giá tiền tương đương và có nội dung tốt.
- Thủ thư lớp có trách nhiệm ghi chép cẩn thận sổ mượn sách.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi chép Sổ Danh mục sách và Sổ Báo cáo hoạt động tủ sách
Học sinh tự trang trí bài viết vừa rồi.
Bài tham khảo 2:
- Bảo vệ tài sản của Tủ sách:
+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;
+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Tủ sách.
* Khi đọc xong:
- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Tủ sách).
- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Tủ sách khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.
* Mượn về nhà
Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.
Học sinh tự trang trí bài viết.
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 1 - Ôn tập bài 2