Đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 4 Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong

File đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 4 Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 3: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONG

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Chia sẻ với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.

Trả lời:

Trong bức tranh của bài đọc có hình ảnh cậu bé đang thả diều cùng chú chó trên cánh đồng tràn ngập sắc hoa và có rất nhiều ong đang hút mật.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

  1. Đọc bài thơ: Thuyền trưởng và bầy ong - Thục Linh

Câu 1: Hình ảnh đàn ong trong khổ thơ thứ nhất có gì đẹp?

Trả lời:

Hình ảnh bầy ong trong khổ thơ thứ nhất đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa. Đôi cánh chở nắng, bay qua vươn mướp vàng, ghé cành râm bụt đỏ nhưng bầy ong vẫn chăm chỉ làm việc với thành quả là bình mật đầy.

Câu 2: Cách tả trò chơi thả diều trong bài có gì thú vị?

Trả lời:

Trò chơi thả diều giống như chèo lái con thuyền bởi diều giống như buồm căng gió, màu trời xanh là màu của đại dương, người thả diều giống như thuyền trưởng.

Câu 3: Tìm từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư.

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư:

  • Chiều loang dần trên cát
  • Tiếng chim gọi ngày
  • Nắng quánh vàng như mật
  • Sao thắp hải đăng
  • Sương giăng

Câu 4: Khổ thơ cuối bài thơ nói lên ước mơ gì của bạn nhỏ?

Trả lời:

Khổ thơ cuối bài thơ nói lên ước mơ được bay cao, bay xa, được khám phá và cống hiến cho quê hương của bạn nhỏ.

  1. Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm: Những ước mơ xanh

  1. Tìm đọc một bài thơ hoặc một lời bài hát viết về:

Trả lời:

Ví dụ về bài thơ "Em mơ" - Mai Thị Bích Ngọc

  1. Ghi chép những hình ảnh thể hiện ước mơ trong bài thơ hoặc lời bài hát vào Nhật kí đọc sách.

Trả lời:

Ghi vào Nhật kí đọc sách: Hôm nay, em đã đọc bài thơ "Em mơ" của Mai Thị Bích Ngọc. Bài thơ này cho em thấy rằng những ước mơ của mỗi người đều là khác nhau nhưng đều đẹp và đáng được khát khao. Cảnh vật trong bài thơ thật tuyệt vời, nhưng em lại tập trung vào những thông điệp nhỏ trong từng câu thơ. Em hiểu rằng để đạt được ước mơ của mình, em cần phải cố gắng học tập và rèn luyện mỗi ngày.

  1. Cùng bạn chia sẻ:

- Bài thơ hoặc lời bài hát đã đọc.

- Nhật kí đọc sách

- Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc lời bài hát.

Trả lời:

Chia sẻ với các bạn về cảm xúc sau khi đọc bài thơ: Em nghĩ rằng một ước mơ sẽ không thành sự thật nếu chỉ nằm trong tưởng tượng. Để đạt được ước mơ của mình, em cần có sự cố gắng, nỗ lực, và kiên trì mỗi ngày. Em tin rằng với những nỗ lực đó, em sẽ đạt được ước mơ của mình trong tương lai.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về nhân hóa

Câu 1: Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lu lù

Con đường nào mới đắp

Tớ san bằng tăm tắp

Con đương nào rải nhựa

Tớ là phẳng như lụa.

Trần Nguyên Đào

Bé hỏi bông hoa bưởi:

- Có gì mà vui tươi?

Hoa kiêu hãnh trả lời:

- Tôi sắp thành quả đấy!

Đặng Huấn

  1. Tìm sự vật được nhân hóa trong mỗi đoạn thơ.
  2. Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
  3. Cách nhân hóa ấy có tác dụng gì?

Trả lời:

  1. Các sự vật được nhân hóa trong mỗi đoạn thơ: chiếc xe lu, bông hoa bưởi
  2. Chiếc xe lu được nhân hóa bằng cách sử dụng từ ngữ xưng hô - "tớ"

Bông hoa bưởi được nhân hóa bằng cách sử dụng hoạt động hỏi - đáp, các động từ chỉ đặc điểm của con người: "vui tươi", "kiêu hãnh"

  1. Cách nhân hóa ấy giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.

Câu 2: Tìm sự vật được nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?

a. Trăng ơi...trăng từ đâu đến?

Hay trên đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi góc sân vàng

Trăng ơi...từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em.

Trần Đăng Khoa

  1. Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong nhà họ dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bào chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi".

Theo Tô Hoài

Trả lời:

Sự vật được nhân hoá

Cách nhân hoá

Câu a. trăng

Câu b. dế

Xưng hô, trò chuyện với vật như với người.

Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật.

Dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.

Câu 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết câu trả lời của những tia nắng với bạn nhỏ trong đoạn văn dưới đây:

       Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung của sổ. Tôi vui vẻ:

- Chào những người bạn nhỏ!

Trả lời:

       Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung của sổ. Tôi vui vẻ:

- Chào những người bạn nhỏ!

        Những tia nắng tinh nghịch nhanh nhảu đáp:

- Chúc bạn một ngày mới tốt lành!

Câu 4: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết 2 - 3 câu ghi lại lời trò chuyện giữa các hiện tượng thiên nhiên.

Trả lời:

Chị gió gọi mây:

- Mây ơi! Em có đi ngắm cảnh cùng chị không?

Mây đáp:

- Da được chứ! 

PHẦN VIẾT

Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Câu 1: Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,...trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?

Gợi ý: 

- Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có tiên, ông bụt,...?

-  Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?

  • Em gặp bà tiên, ông bụt trong hoàn cảnh nào?
  • Em sẽ nói những gì?
  • Bà tiên, ông bụt,... sẽ trả lời em thế nào?
  • Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Hôm nào cũng vậy, cứ vào cuối buổi chiều. Tôi cùng đám bạn rủ nhau dạo chơi trên những cánh đồng xanh ngát. Tôi thích nhất là tận hưởng không khí nơi đây. Nhưng hôm nay tôi có một cảm giác thật lạ. 

Như thường lệ, chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm, tôi chọn trốn sau một gốc cây cổ thụ xa nhất. Khoảng mươi mười lăm phút sau, tôi chợt cảm thấy không gian như tĩnh lặng, ngoảnh mặt lại, từ trong lùm cây, một bà tiên bước ra, bà có mái tóc trắng bạc cùng đôi mắt hiền từ và nở nụ cười nói với tôi:  

- Cháu là một cô bé ngoan và hiếu thảo. Bà sẽ tặng cho cháu ba điều ước, cháu hãy ước đi.

Tôi vui mừng đáp lại:

- Thưa bà, điều ước thứ nhất cháu xin ước hai chị em cháu học thật giỏi. Điều ước thứ hai: cháu xin ước lơn lên cháu sẽ trở thành một nhà ngoại giao giỏi. Điều thứ ba: cháu xin ước trên giới con người sẽ không có bệnh tật. 

Bà tiên nở một nụ cười đôn hậu và rời đi trong tiếng gọi của bạn bè tôi. Mở mắt ra, tôi thấy mình đang nằm dưới gốc cây, xung quanh là đám bạn. Thì ra, tôi đã ngủ lúc nào không hay biết. Khi trở về, hình ảnh bà tiên vẫn diễn ra trong đầu tôi, tôi ước rằng những điều đó không chỉ tồn tại trong mơ mà ước gì nó trở thành sự thật!

Bài tham khảo 2:

Thói quen đọc chuyện cổ tích là một thói quen khó bỏ của em trước khi đi ngủ. Giấc ngủ của em sẽ trở nên ngọt ngào hơn nếu được nghe giọng kể của mẹ và nghe những câu chuyện thú vị. Ngoài nhân vật công chúa và hoàng tử thì nhân vật bà tiên hoặc ông bụt cũng là một nhân vật mà em rất yêu thích. Em yêu thích đến nỗi trong mơ cũng gặp được những nhân vật đó. Trong mơ, em hóa thân thành một nàng công chúa nhỏ muốn đi dự lễ hội và gặp hoàng tử nhưng vì do sống cùng mụ dì ghẻ xấu xa và hai cô em con của mụ khó tính, cộng thêm việc không có trang phục dự tiệc nên em không được đi mà chỉ lủi thủi nơi xó nhà. Thương thay cho số phận của mình, em đã khóc trong căn phòng nhỏ trên tầng thượng. Chợt bà tiên hiện lên và hỏi: 

- Sao con lại khóc?

Em mếu máo nhìn và trình bày hoàn cảnh của mình. Bà tiên thấy vậy liền hóa phép tặng em một bộ váy dự tiệc lấp lánh và rất đẹp, đồng thời còn biến ra một chiếc xe ngựa để em có thể đến nơi dự hội nhanh nhất.

- Ta tặng con bộ váy dạ hội này. Tuy bộ váy có thể không đẹp nhất trong số các bộ váy con thấy ở yến tiệc nhưng con chắc chắn là người đẹp nhất ở đó vì con rất xinh đẹp. Hãy luôn mỉm cười và đừng bào giờ khóc nữa nhé. Bà tiên nở nụ cười hiền từ nói với em.

- Con cảm ơn bà tiên nhiều ạ. Em mừng rỡ nhìn bà tiên nói.

Nhờ có sự giúp đỡ bà mà em đã đến dự tiệc đúng thời điểm và sau đó có cuộc sống viên mãn với hoàng tử - tình yêu của cuộc đời em. Tỉnh dậy trong tiếng gọi của mẹ, em thấy ngày mới thật đẹp làm sao vì một giấc mơ đẹp vừa được kết thúc, mở đầu cho ngày mới bắt đầu.

 

Bài tham khảo 3:

Em rất thích đọc và nghe kể những câu chuyện cổ tích. Điều thú vị nhất là từ những chi tiết hoang đường, kì ảo tạo nên sự hấp dẫn lạ lùng của câu chuyện.Trong kho tang truyện cổ tích dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật em thích, ấn tượng nhất chính là ông Tiên (Bụt), đại diện cho sự công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.

Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai.Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.

Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội xưa. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị.

Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có lần, vào buổi trưa em nằm trên chiếc võng dưới bụi tre, sau hè nhà ngoại đọc truyện. Những cơn gió mát đưa em chìm vào giấc ngủ. Một vầng hào quang chói lọi làm em hoa cả mắt. Trước mặt em là một cụ già khoảng tuổi ông ngoại em. Râu tóc bạc phơ, cưỡi làn mây trắng. Tay cầm cây gậy phép. Trang phục của ông toàn màu trắng.

Đưa đôi mắt hiền từ nhìn em và nói với giọng trầm ấm, vang xa :“Ta là ông Bụt trong các truyện cổ tích đây”. Em tự hỏi …Sao con được gặp Bụt nhỉ? Trong truyện cổ tích khi nào con người gặp khó khăn Bụt mới hiện ra giúp đỡ. Mà con có chuyện gì khó khăn đâu? Thật là kì lạ!? Em đang suy nghĩ miên man… thì bỗng Bụt cười to, xoa đầu em và nói: ”Con được gặp ta là do con bấy lâu nay ngoan ngoãn, học giỏi, làm vừa lòng cha mẹ, ai cũng khen nên ta đến để thưởng cho con một món quà.

Ông bụt liền chĩa chiếc gậy phép vào người em. Từ chiếc gậy tuôn ra bao nhiêu là những ngôi sao nhỏ. Những ngôi sao ấy bay quanh người em. Những ngôi sao ấy bay tới đâu, em lại có cảm giác lâng lâng đến đấy.Bỗng chú cún con tinh nghịch liếm vào chân em giật mình tỉnh giấc, Ông bụt bất ngờ biến mất. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ.Tỉnh dậy rồi mà em vẫn còn luyến tiếc giấc mơ đó…” không biết quà ông Bụt cho mình là gì nhỉ?”.

Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.

Câu 2: Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...

- Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ

- Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...

- Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.

Trả lời:

     Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, đã cuốn em về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ em gắn với lời kể của mẹ, của bà, với những nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của em. Ồ, đẹp chưa kìa! Trước mắt em là cảnh vật chưa bao giờ thấy. Mây trắng như tuyết xà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa ra khắp mọi nơi. Những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Cô bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt. Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.

Câu 3: Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.

- Các câu đầu tiên có hấp dẫn không?

- Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?

- Câu cuối có ấn tượng không?

- Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?

-?

Trả lời:

Học sinh tự đọc, rà soát và sửa chữa

 

Câu 4: Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.

Trả lời:

Học sinh tự bình chọn

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tưởng tượng, cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi - đáp về những điều thú vị khám phá được sau những chặng bay.

Trả lời:

Học sinh có thể tham khảo những ý sau:

- Thuyền trưởng: Vậy bây giờ chúng ta hãy ngồi lại và thảo luận về những điều thú vị mà chúng ta đã khám phá được trong chặng bay của chúng ta nào.

- Thuyền trưởng: Điều gì đã khiến bạn thích thú nhất trong chuyến đi của chúng ta này?

- Diều: Tôi thật sự rất ấn tượng với những cảnh quan đẹp và những con vật đang cắm cánh bay lượn quanh ta. Tôi không thể nào tin rằng mình đang thực sự bay giữa một bầy ong với những cánh hoa đang nở rộ.

- Bầy ong: Còn chúng tôi đã đi qua rất nhiều nơi và thấy những gì khác biệt nhau. Tôi thích nhất là khi chúng ta bay qua một khu vườn hoa hồng lớn với nhiều màu sắc đẹp mắt.

- Bầy ong: Và còn điều gì thú vị hơn nữa mà thuyền trưởng đã khám phá được không?

- Thuyền trưởng: Chúng ta đã được tìm hiểu và trao đổi với nhau nhiều thông tin và kiến thức mới. Chúng ta có thể học được nhiều điều từ nhau và từ thế giới xung quanh chúng ta khi ta có cơ hội khám phá nó. Chúng ta cùng tiếp tục hành trình của mình và học hỏi những điều thú vị khác nữa nhé.

 

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay