Đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 5 Bài 3: Xôn xao mùa hè
File đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 5 Bài 3: Xôn xao mùa hè. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
BÀI 3: XÔN XAO MÙA HÈ
PHẦN KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Cùng bạn hỏi - đáp về hoạt động em thích tham gia vào mùa hè
Trả lời:
Cắm trại, thả diều, đi bơi,...
PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
PHẦN ĐỌC
- Đọc bài thơ: Xôn xao mùa hè – Nguyễn Hữu Quý
Câu 1: Bài thơ nhắc đến những sự vật gì vào mùa hè? Mỗi sự vật ấy được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Trả lời:
- Quả mít: múi mật vàng ong.
- Mặt trời: đỏ chót.
- Dưa hấu: đàn, bên sông.
- Cây phượng: đèn hoa đỏ.
- Mặt ruộng.
- Bông lúa: dậy hương chiêm.
- Bầy chim: luyện thanh.
- Tiếng ve: ẩn hiện.
- Lũ trẻ: nối dây diều.
- Diều: lên cao.
- Tiếng sáo: xôn xao.
Câu 2: Mùa hè gắn bó với lũ trẻ như thế nào?
Trả lời:
Mùa hè gắn bó với lũ trẻ cùng những trò chơi thả diều, thổi sáo.
Câu 3: Theo em, vì sao bài thơ có tên là "Xôn xao mùa hè"?
Trả lời:
Mùa hè hiện lên với những hình ảnh, âm thanh như tiếng chim, tiếng ve, tiếng sáo.
Câu 4: Bài thơ mang đến cho em những cảm xúc gì về mùa hè?
Trả lời:
Bài thơ gợi cho em nhớ tới những ngày nghỉ hè yên bình, vui tươi với những loại hoa quả chín ngọt, những cánh đồng lúa vàng ươm, tiếng chim hót ríu rít vào mỗi buổi sáng sớm, tiếng ve kêu rộn rã cả ngày. Mùa hè là những chùm phượng đỏ tươi phủ kín sân trường, là những trò chơi dân gian cùng đám bạn mỗi buổi chiều.
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm: Cuộc sống mến yêu
- Tìm đọc 1 truyện cười viết về:
- Niềm vui, tiếng cười trong sinh hoạt.
- Đi chợ - Truyện cười dân gian
- Mua kính – Quốc văn giáo khoa thư
- Niềm vui, tiếng cười trong lao động.
- Treo kính – Truyện cười dân gian
- Uống sữa rất nguy hiểm – 101 truyện cười nghề nghiệp
- Phê phán cái xấu.
- Thầy bói xem voi – Truyện cười dân gian
- Ba điều ước – Truyện cười dân gian
- ...
Trả lời:
Đi chợ
Có một cậu bé được bà sai đi chợ. Bà đưa cho cậu hai đồng và hai cái bát, dặn:
- Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé!
Cậu bé vâng dạ, đi ngay. Gần tới chợ, cậu bỗng hớt hải chạy về hỏi bà:
- Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?
Bà phì cười:
- Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được.
Cậu bé lại ra đi. Đến chợ, cậu lại ba chân bốn cẳng chạy về, hỏi:
- Nhưng đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?
Truyện cười dân gian
Mua kính
Anh nọ dốt đặc cán mai, thấy các ông già bà cả mang kính xem sách, bắt chước ra chợ hỏi mua một đôi. Vào hiệu, bảo chủ hiệu đem ra cho anh ta chọn. Anh ta đeo kính vào, lấy cuốn lịch đem theo ra xem, xem xong lại bảo chủ hiệu cho chọn đôi khác. Chủ hiệu chiều ý, chọn cho anh ta năm sáu đôi, nhưng đôi nào anh ta cũng không ưng ý. Chủ hiệu bèn chọn một đôi tốt nhất trong hiệu đưa ra. Anh ta đeo vào, lại lấy cuốn lịch ra xem, vẫn lắc đầu chê xấu. Chủ hiệu lấy làm lạ, liếc thấy anh ta cầm cuốn lịch ngược mà xem, sinh nghi, liền hỏi:
– Sao đôi nào cũng chê xấu cả?
Anh ta đáp:
– Xấu thì bảo xấu chứ sao! Kính tốt thì tôi đã xem chữ được rồi!
Chủ hiệu nói:
– Hay là ông không biết chữ?
Anh ta đáp:
– Biết chữ thì đã không cần mua kính.
Quốc văn giáo khoa thư
Treo biển
Ở một cửa hàng bán cá làm cái biển, đề mấy chữ to tướng:
"Ở đây có bán cá tươi".
Vừa treo biển lên, có người qua đường xem, cười bảo:
– Nhà này xưa nay quen bá cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề biển là “bán cá tươi”?
Chủ cửa hàng nghe nói thế, xóa ngay chữ “tươi” đi.
Hôm sau, có người khác đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
– Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”!
Chủ cửa hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.
Cách vài hôm lại có một người khác đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
– Ở đây chẳng bán cá thì bầy cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?
Chủ cửa hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra treo trên biển chỉ còn mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.
Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn lên biển, nói:
– Ôi dào, chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh. Đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá mà còn phải đề biển làm gì?
Thế là nhà hàng cất luôn nốt cái biển đi.
Truyện cười dân gian
Uống sữa rất nguy hiểm
Ông George đã 60 tuổi và rất yếu. Tháng trước, vợ ông bảo đi khám bác sỹ nhưng ông kiên quyết từ chối. Nhưng tuần này ông thấy mệt mỏi quá nên đành phải đi đến phòng khám.
Bác sĩ Brown bảo:
– Ông uống rượu quá nhiều đấy. Ðừng uống whisky. Hãy uống sữa.
– Ái chà, thưa bác sĩ, không được đâu, uống sữa rất nguy hiểm.
Bác sĩ cười:
– Nguy hiểm ư? Sao uống sữa lại nguy hiểm?
– Còn không à? Năm ngoái sữa đã giết chết ông bạn thân của tôi đấy.
– Sao lại thế được.
– Con bò ngã đè lên ông ấy, không cứu kịp.
101 truyện cười nghề nghiệp
Thầy bói xem voi
Được ngày rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói và bói bài tây cả nên năm ông thầy bói mù cùng nhau ngồi tán phét. Ông nào cũng chưa từng một lần nhìn thấy con voi nên không biết hình thù nó ra sao. Bỗng nghe dân tình kháo nhau có người đang dắt voi đi ngang qua làng. Năm ông thầy bói chung tiền vào đưa cho người quản voi bảo họ cho voi dừng lại để xem. Ông sờ vòi, ông sờ ngà, ông thì sờ chân, ông thì sờ tai còn ông thì sờ đuôi. Sau khi sờ voi kĩ lưỡng thì 5 ông thầy lần lượt phán.
Thầy sờ vòi của voi thì phán:
– Tôi cứ tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi
Thầy sờ ngà voi thì lại phán:
– Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài cứng cứng như cái đòn càn
Tiếp đến thầy sờ tai thì phán:
– Không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc
Thầy sờ chân voi phản ứng ngay:
– Các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy
Cuối cùng thầy sờ đuôi phán:
– Bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi xể cùn
Năm ông thầy mỗi ông một ý, không ông nào chịu nhường ông nào cả nên nhảy vào cãi lộn rồi xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán.
Truyện cười dân gian
Ba điều ước
Hai vợ chồng nhà nọ, một hôm rỗi rãi ngồi bàn với nhau :
– Giá ta học được phép “cầu được ước thấy” thì thích biết mấy nhỉ?
Bụt nghe vậy, liền hiện lên, bảo :
– Ta sẽ ban cho vợ chồng ngươi ba điều ước. Từ nay các ngươi có thể “cầu được ước thấy”.
Nói xong, Bụt biến mất.
Hai vợ chồng thích quá nhưng tranh cãi mãi mà chưa biết nên ước điều gì.
Một hôm, trời mưa to, hai vợ chồng ngồi dưới bếp rang ngô, chị vợ buột miệng nói:
– Ước gì bây giờ được miếng dồi chó mà ăn thì thích biêt mấy.
Tức thì, một miếng dồi chó thơm lừng xuất hiện, rơi trước mặt người vợ. Thế là mất toi một điều ước.
Anh chồng thấy vậy bực quá, chỉ miếng dồi mắng vợ:
– Ước vàng ước bạc chẳng ước, lại ước một miếng dồi chó. Thế thì tôi cũng ước cho miếng dồi chó này dính ngay vào mũi cô cho cô biết thân!
Tức thì, miếng dồi chó bay lên, dính ngay vào mũi chị vợ. Hai vợ chồng sợ xanh mặt. Thế là mất toi hai điều ước.
Bây giờ, việc cấp thiết nhất là phải làm thế nào cho miếng dồi chó bay khỏi mũi người vợ. Anh chồng đành ngậm ngùi ước nốt điều cuối cùng :
– Ước gì miếng dồi chó bay khỏi mũi nhà tôi.
Tức thì miếng dồi chó biến mất. Thế là đi tong cả ba điều ước.
Truyện cười dân gian
PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Thành phần chính của câu
Câu 1: Từ ngữ in đậm trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?
Cái gì? Con gì? Ai?
- Người thợđang xây dựng trạm phát sóng mới.
- Cột Ăng-tenlẫn vào trong mây.
- Con sáo nâulà bạn của chúng em.
Trả lời:
- Ai?
- Cái gì?
- Con gì?
Câu 2: Đặt câu hỏi cho những từ ngữ in đậm trong các câu sau:
- Đám trẻ con chạy ùa ra sân.
- Món ăn mà em thích nhất là phở bò.
- Những đám bắp cải, su hào xanh non mơn mởn.
Trả lời:
- Đám trẻ con làm gì?
- Món ăn mà em thích nhất là gì?
- Những đám bắp cải, su hào thế nào?
Câu 3: Đọc các câu ở bài tập 1 và bài tập 2, cho biết:
- Từ ngữ in đậm nào nêu người, vật,... được nói đến trong câu?
- Từ ngữ in đậm nào giới thiệu hoặc nêu hoạt động, trạng thái của người, vật,... được nói đến trong câu?
Trả lời:
- Người thợ, cột Ăng-ten, con sáo nâu, phở bò.
- Chạy ùa ra sân, xanh non mơn mởn.
Câu 4: Xác định chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Mây đen ùn ùn kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. Mưa bắt đầu trút xuống rào rào. Đàn gà nhanh chóng tụ tập dưới mái hiên. Lũ gà con nép sát vào mẹ. Cây cối trong vườn hả hê tắm mưa.
Hà Linh
Trả lời:
Mây đen/ ùn ùn kéo đến.
CN VN
Bầu trời / tối sầm lại.
CN VN
Mưa / bắt đầu trút xuống rào rào.
CN VN
Đàn gà / nhanh chóng tụ tập dưới mái hiên.
CN VN
Lũ gà con / nép sát vào mẹ.
CN VN
Cây cối trong vườn / hả hê tắm mưa.
CN VN
Câu 5: Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ phù hợp thay đổi cho mỗi *
Mùa xuân * . * chiếu xuống mặt đất. * hòa giọng hót véo von. Những khóm hoa *
Trả lời:
Mùa xuân đã về. Nắng chiếu xuống mặt đất. Bầy chim hòa giọng hót véo von. Những khóm hoa đua nở.
PHẦN VIẾT
Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
Câu 1: Dựa vào bài tập 2 trang 16, (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một cây bóng mát.
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
- Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn con con. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.
- Thân bài: Miêu tả cây mít:
- Miêu tả khái quát:
Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.
Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.
Cây thuộc giống mít mật.
Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê
- Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:
Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng 2 vòng ôm tay.
Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.
Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.
Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.
Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.
Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon
- Hoạt động của em cùng cây mít:
Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.
Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.
Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.
- Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.
Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
Bài tham khảo 2:
- Mở bài
- Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.
- Thân bài
- Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ
- Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.
- Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.
- Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.
- Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.
- Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.
- Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyền sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.
- Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẵn lên trên mặt đất.
- Tác dụng của cây xà cừ
- Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.
- Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.
- Kết bài
- Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.
- Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.
Bài tham khảo 3:
- Mở bài
- Dẫn dắt giới thiệu về cây sấu mà em muốn miêu tả.
- Thân bài
- Giới thiệu khái quát về cây sấu:
- Cây sấu đó được trồng ở đâu?
- Cây sấu đó có cao lớn không?
- Cây sấu năm nay bao nhiêu tuổi? (già hay là cây non)
- Miêu tả cây sấu:
- Cây sấu cao khoảng 3m, nó còn cao hơn những cột đèn đường
- Thân cây to hơn một vòng tay ôm của người lớn, nếu là hai đứa con nít thì ôm vừa in
- Vỏ thân cây màu nâu sẫm, cứng cáp, xù xì, nhưng không thô ráp đến như thân cây bàng
- Từ đoạn cách mặt đất tầm 2 mét, các nhánh cây bắt đầu tỏa ra
- Cành cây tỏa ra dày và bệ vệ, các cành ở dưới thô to như bắp tay, càng dài ra thì phần cành càng nhỏ hơn
- Từ các cành cây, tỏa ra vô số nhánh nhỏ, cùng lá cây
- Lá cây sấu to như lá mít, nhưng bề ngang nhỏ hơn, thon dài, màu xanh sẫm
- Các lá sấu mọc dọc theo nhánh cây với mật độ khá dày, xum xuê
- Vì thế, tán lá cây sấu như một cây nấm xanh khổng lồ
- Mùa hè, đứng dưới tán lá sấu thì mát mẻ vô cùng
- Công dụng của cây sấu:
- Tạo bóng mát, che cho người đi đường
- Thân cây có thể cung cấp gỗ
- Quả sấu là một loại quả có thể làm rất nhiều món ngon như mứt sấu, canh sấu, sấu dầm…
- Một kỉ niệm của em với cây sấu. Gợi ý:
- Những trưa hè, cùng bạn tụ tập vui chơi dưới bóng mát cây sấu
- Cùng bạn trèo lên, hái sấu về để làm món sấu ngâm
- Kết bài
- Tình cảm của em cho cây sấu
- Mong muốn của em dành cho cây sấu
Bài tham khảo 4:
- Mở bài
- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).
- Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
- Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
- Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).
- Thân bài
- Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngoèo như những con rắn khổng lồ.
- Gốc cây: to màu nâu đậm
- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
- Tả lá: Lá to như bàn tay.
- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.
- Kết bài
- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..
Câu 2: Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện
PHẦN VẬN DỤNG
Câu 1: Sưu tầm 1 - 2 tranh, ảnh về hoạt động của trẻ em vào mùa hè.
Trả lời:
Học sinh tham khảo
Câu 2: Chia sẻ cảm xúc của em về một trải nghiệm thú vị trong mùa hè.
Trả lời:
Em có một trải nghiệm thú vị trong mùa hè với những hoạt động thể thao. Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ, em đi bơi ở hồ và tắm nắng trên bãi biển. Ngày thứ hai, em đi chèo thuyền với bố của mình. Vào ngày thứ ba, em đi câu, em đã câu được 5 con cá thật to ở hồ. Ngày thứ 4, em chơi thả diều cùng với bạn. Thật là một trải nghiệm tuyệt vời!
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 3