Đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 8 Bài 1: Cá heo ở biển Trường Sa

File đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 8 Bài 1: Cá heo ở biển Trường Sa. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 1: CÁ HEO Ở BIỂN TRƯỜNG SA

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Chia sẻ điều em biết về một loài vật sống ở biển dựa vào gợi ý:

Tên               Đặc điểm                ?

Trả lời:

Cá voi xanh là loài động vật có vú sống ở biển và là sinh vật có kích cỡ lớn nhất trên trái đất. Thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du trong nước . Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Cá heo ở biển Trường Sa – Hà Đình Cẩn

Câu 1: Tàu Phương Đông buông neo ở đâu? Vào thời điểm nào?

Trả lời:

Buông neo ở vùng biển Trường Sa vào một đêm trăng.

Câu 2: Tìm các chỉ tiết cho thấy cá heo thích nô đùa, thích được cổ vũ.

Trả lời:

Anh em ùa ra vỗ tay, hoan hô: "A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!" . Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét.

Câu 3: Cách gọi và hành động của anh chiến sĩ thể hiện tình cảm gì với chú cá heo bị nạn?

Trả lời:

Cho thấy anh rất yêu quý cá heo và coi cá heo như thể bạn của mình.

Câu 4: Hành động nào cho thấy cá heo quý mến các chiến sĩ?

Trả lời:

Bơi trước mũi tàu như kẻ dẫn đường, quyến luyến không muốn chia tay.

Câu 5: Tưởng tượng để kể 3 - 4 câu về cuộc chia tay của đàn cá heo với các anh chiến sĩ.

Trả lời:

Sau đó, đàn cá heo nhảy vọt lên không trung thể hiện điệu múa chào tạm biệt rồi quay lại với biển sâu. Các anh chiến sĩ vẫy tày chào như thể chào tạm biệt những người đồng đội. Họ hi vọng rằng sẽ có một ngày gặp lại đàn cá heo đó.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân

Câu 1: Xếp các câu dưới đây vào hai nhóm:

  • Câu có trạng ngữ bổ sung ý chỉ nguyên nhân.
  • Câu có trạng ngữ bổ sung ý chỉ mục đích.
  1. Để tiết kiệm điện, chúng ta cần tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
  2. Do chủ quan, ngựa con đã thua cuộc.
  3. Vì mải chơi, sóc nâu quên lời mẹ dặn.
  4. Nhằm động viên tài năng trẻ, Ban tổ chức đã trao thêm 10 giải Khuyến khích cho các thí sinh.
  5. Nhờ được chăm sóc chu đáo, đàn thỏ con lớn rất nhanh.

Trả lời:

  • Câu có trạng ngữ bổ sung ý chỉ nguyên nhân: 2, 3, 5.
  • Câu có trạng ngữ bổ sung ý chỉ mục đích: 1,4.

Câu 2: Thay * trong mỗi câu sau bằng một từ phù hợp trong khung để hoàn chỉnh các câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân hoặc mục đích:

vì, nhờ, để, do, nhằm

  1. * chào đón các em lớp Một, chúng em đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ đặc biệt.
  2. * chăm chỉ và tự giác, Ngân được cô giáo khen.
  3. * có kĩ thuật và sức khoẻ, hai chàng trai đã chinh phục được đỉnh núi.
  4. * mưa, quãng đường trở nên lầy lội.
  5. * giúp đỡ các bạn học sinh vùng lũ, trường em đã vận động học sinhquyên góp quản áo, sách vở, …

Trả lời:

  1. để
  2. nhờ
  3. do 
  4. nhằm

Câu 3: Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân hoặc mục đích phù hợp thay cho * trong mỗi câu sau:

  1. *, bố mẹ rất vui.
  2. *, đàn cá heo lại kéo đến.
  3. *, em chăm chỉ tập thể dục.
  4. *, chúng em tích cực phân loại rác.

Trả lời:

  1. Vì em đạt được điểm cao
  2. Nghe thấy tiếng nhạc
  3. Để có sức khỏe tốt
  4. Để bảo vệ môi trường

Câu 4: Đặt một câu có trạng ngữ chỉ mục đích, một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân phù hợp với mỗi tranh dưới đây:

Trả lời:

  • Để bảo vệ môi trường, chúng em tái chế rác thải thành đồ chơi.
  • Hạn hán xảy ra do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

PHẦN VIẾT

Luyện tập lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật

Đề bài: Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích

Câu 1: Dựa vào bài tập 2 trang 110 (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

  1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về chim sơn ca: Hoàn cảnh nhìn thấy đôi chim sơn ca

  1. Thân bài
  • Tả hình dáng, kích thước của chim sơn ca: Nhỏ bé
  • Tả màu sắc và đặc điểm bộ phận của chim sơn ca:

+ Màu lông: Thường có màu nâu hung, nâu xỉn màu

+ Mỏ: Hình chóp, trơn

+ Chân: Nhỏ, dài, các vuốt sau dài thích nghi đi lại và đứng trên mặt đất

  • Gợi tả tiếng hót của chim sơn ca:

+ Hót vào chiều mát

+ Vừa bay vừa hót

+ Giọng hót hay, trong trẻo

  • Tả hoạt động của đôi chim sơn ca: Đang tìm mồi, đang làm tổ hay đang chăm chim non...
  1. Kết bài

- Ấn tượng của em về đôi chim sơn ca

 

Bài tham khảo 2:

  1. Mở bài:

– Giới thiệu chung:

  • Đàn chim của nhà em hay của ai? 
  • Nuôi ở đâu? Đàn chim đông hay ít?
  1. Thân bài:

– Tả đàn chim:

  • Hình dáng, màu sắc.
  • Thói quen sinh hoạt (ăn uống, bay lượn… ).

– Tả cảnh chim mẹ mớm mồi cho chim con:

  • Ăn no, chim mẹ bay lên tổ.
  • Chim con ra tận cửa đón mẹ, há mỏ chờ…
  • Chim mẹ mớm mồi cho con.
  1. Kết bài:

– Cảm nghĩ của em:

  • Yêu thích.
  • Cảm động trước cảnh chim mẹ săn sóc chim con.

 

Bài tham khảo 3:

  1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp)

Giới thiệu con vật định tả là con gì?

Một con hay cả bầy?

Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?

  1. Thân bài:
  2. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật.

Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt…), thân hình, chân, đuôi.

  1. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.

Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa…).

Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

III. Kết bài: 

Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật.

 

Bài tham khảo 4:

  1. Mở bài: Giới thiệu về con hổ
  2. Thân bài

Bao quát:

Em nhìn thấy ở đâu? Khi nào? Ở đâu?

Màu sắc trông ra sao?

Trạng thái của chú hổ…

  • Chi tiết:
  • Đôi mắt
  • Bộ râu
  • Đôi tai
  • Hàm răng
  • Chân…
  1. Kết bài:

Cảm nhận của em về chú hổ

 

Bài tham khảo 5:

  1. Mở bài:

Giới thiệu về con thỏ trắng em định tả: của nhà em, của nhà người thân, hàng xóm, ở ngoài đường, trong vườn thú và hoàn cảnh nhìn thấy con thỏ.

  1. Thân bài:
  2. Tả con thỏ.

Hình dáng:

Chân: có 4 chân, sức bật cao.

Tai: có đôi tai dài, to

Mắt: to, tròn, có nhiều màu hồng, màu đen

Miệng: nhỏ, có ria mép, răng cửa phát triển.

Lông: nhiều màu (trắng, nâu, xám, đen…) phủ toàn thân, mềm mại như bông.

Đặc điểm sinh sống/sinh hoạt:

Thức ăn: Rau xanh, củ, quả, cơm…

Đặc tính: Có thể nhảy cao, nhảy xa, chạy nhanh thoăn thoắt…

  1. Nêu lợi ích của con thỏ

Thỏ có thể được nuôi làm thú cưng trong nhà, mang lại niềm vui cho con người.

Hình dáng đáng yêu, hiền lành của thỏ khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận (nhiếp ảnh, hội họa, thơ ca, văn học,…).

III. Kết bài:

Nêu tình cảm của em với chú thỏ (yêu quý chú thỏ, chăm sóc, cho ăn, cho uống nước để chú thỏ mau lớn, ngày càng xinh đẹp…)

Câu 2: Đọc lại và chỉnh sửa dàn ý đã lập

Trả lời:

Học sinh tự đọc lại và chỉnh sửa

 

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Viết và trang trí thông điệp bảo vệ động vật

Trả lời:

Hãy bảo vệ động vật trước khi quá muộn.

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 8 bài 1: Cá heo ở biển Trường Sa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay