Đáp án Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 11: Mầm non
File đáp án Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 11: Cuộc sống muôn màu (Phần 5). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
BÀI 11. CUỘC SỐNG MUÔN MÀU
(TỰ ĐÁNH GIÁ)
A. ĐỌC VÀ LÀM BÀI TẬP
Câu 1: Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng những cách nào? Tìm ý đúng:
a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
c) Nói với sự vật như nói với người.
d) Tác giả sử dụng cả ba cách trên..
Hướng dẫn chi tiết:
Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách: d.
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người: “Mầm non mắt lim dim”
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người: “Mầm non vừa nghe thấy”
- Nói với sự vật như nói với người: “Mầm non vừa nghe thấy”
Câu 2: Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? Tìm ý đúng:
a) Nhờ những màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá.
b) Nhờ những cơn mưa phùn và sự im ắng của mọi vật.
c) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật.
d) Nhờ có sự xuất hiện của những đám mây và chú thỏ.
Hướng dẫn chi tiết:
Mầm non nhận ra mùa xuân về nhờ vào âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật: “Chợt một tiếng chim kêu: - Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới!”.
=> Vậy, đáp án đúng là c) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật.
Câu 3: Nội dung chính của bài thơ là gì? Tìm các ý đúng:
a) Miêu tả vẻ đẹp của mầm non.
b) Miêu tả sự phát triển của rừng cây.
c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
d) Miêu tả vẻ đẹp tươi xanh, dịu dàng của mùa xuân.
Hướng dẫn chi tiết:
Nội dung chính của bài thơ là miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên, từ mùa đông lạnh lẽo đến mùa xuân tươi mới, qua hình ảnh mầm non.
=> Vậy, đáp án đúng là c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
Câu 4: Từ “mầm non" trong bài thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy đặt một câu có từ "mầm non" được dùng theo nghĩa khác với nghĩa trong bài thơ.
Hướng dẫn chi tiết:
- Từ “mầm non” trong bài thơ được dùng với nghĩa gốc, chỉ mầm cây non.
- Một câu có từ “mầm non” được dùng theo nghĩa khác với nghĩa trong bài thơ có thể là: “Trường mầm non của em có rất nhiều trò chơi thú vị.”
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp, sức sống của mầm non, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép. Chỉ ra câu ghép đó.
…
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 11: Tự đánh giá Mầm non