Đáp án Tiếng Việt 5 chân trời Chủ điểm 4 Bài 7: Dáng hình ngọn gió
File đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Chủ điểm 4 Bài 7: Dáng hình ngọn gió. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
BÀI 32. DÁNG HÌNH NGỌN GIÓ
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Hình ảnh gió hiện lên trong đoạn thơ sau có gì thú vị?
Tôi tên là gió Tháng ngày chăm chỉ
Đi khắp mọi nơi Tôi dài hơn sông
Công việc của tôi Suốt đời mênh mông
Không bao giờ nghỉ Rộng hơn biển cả.
Xuân Quỳnh
Hướng dẫn chi tiết:
Hình ảnh gió được vẽ nên với sự mênh mông và vô tận. Đoạn thơ không chỉ miêu tả gió vật lí mà còn tượng trưng cho sự tự do, sự mênh mông và sức mạnh của tâm hồn.
ĐỌC: DÁNG HÌNH NGỌN GIÓ
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Trong khổ thơ đầu, căn nhà của gió được miêu tả bằng hình ảnh nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Căn nhà của gió là bầu trời rộng thênh thang.
Câu 2: Nét đáng yêu của gió được thể hiện trong khổ thơ 2 và 3 như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Gió giống như một đứa trẻ hồn nhiên, cũng biết hát, biết dạo nhạc và đôi khi ngại ngùng nép vào vành nón.
Câu 3: Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những việc làm của gió được nhắc đến trong bài.
Hướng dẫn chi tiết:
Những việc làm của gió:
-
Thổi lá cây rầm rì: Khi gió thổi qua, tiếng rì rào của lá cây trở thành âm nhạc tự nhiên. Đây là lúc gió hát và tạo nên âm điệu của thiên nhiên
-
Làm sóng biển lao xao: Gió đang tạo ra những giai điệu sóng biển, như một nhạc sĩ đang dạo nhạc
-
Nép vào vành nón, quạt dịu trưa ve sầu: Trong những ngày hè oi bức, gió tưởng chừng như đi đâu nhưng thực ra gió nép vào vành nón làm dịu mát cho người đội nón và quạt dịu trưa ve sầu
-
Cõng nước làm nưa rào, cho xanh tươi đồng ruộng: Gió có vai trò quan trọng trong việc đưa mưa đến đồng ruộng; nó cõng nước từ biển, lầm cho đồng có xanh tươi.
Câu 4: Từ những hình ảnh nhân hoá trong bài thơ, nói 2 - 3 câu về gió theo hình dung của em.
Hướng dẫn chi tiết:
Gió được nhân hóa như một nghệ sĩ hát và dạo nhạc. Cây lá rì rầm khi gió hát, mặt biển sóng lao cao khi gió tạo nhạc. Gió không mệt mỏi, đẩy cánh buồm đi xa khơi, đưa thuyền tới mọi bến bờ hạnh phúc.
ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
(a) Tìm đọc bài văn:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Bài văn đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- Hình ảnh đẹp, câu văn sinh động.
- ?
d. Ghi lại 1 - 2 câu văn hay trong bài văn được bạn chia sẻ.
e. Đọc một bài văn được bạn chia sẻ mà em thích.
Hướng dẫn chi tiết:
a. Bài văn về một lễ hội: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân
b. Ghi vào nhật ký đọc sách:
+ Tác giả: Minh Nhương
+ Hình ảnh đẹp: cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy, ánh lửa bập bùng.
+ Câu văn sinh động: Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm…
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ NGỮ
Câu 1: Đọc các nghĩa của từ “lưng” và thực hiện yêu cầu:
1. Phần phía sau của cơ thể người
2. Phần ghế để tựa vào khi ngồi.
3. Bộ phận phía sau của một số vật.
a. Trong các nghĩa trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và một nghĩa chuyển của từ “lưng”.
Hướng dẫn chi tiết:
a.
Nghĩa gốc: Phần phía sau của cơ thể người.
Nghĩa chuyển:
- Phần ghế để tựa vào khi ngồi.
- Bộ phận phía sau của một số vật.
b.
- Cái lưng của bà em bị còng.
- Nhà em cạnh một lưng đồi.
Câu 2: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong ngoặc đơn thay cho mỗi trong đoạn văn sau:
…
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Dáng hình ngọn gió